Đề thi học kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề số 10


Đọc văn bản sau: Công cha như núi Thái Sơn, / Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề thi

Phần I: ĐỌC – HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau:

Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Một lòng thờ mẹ, kính cha,

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại nào?

A. Ca dao

B. Tục ngữ

C. Vè

D. Câu đố

Câu 2. Hãy xác định thể thơ của văn bản?

A. Thơ tự do

B. Thơ ngũ ngôn

C. Thơ lục bát

D. Thơ song thất lục bát

Câu 3. Nội dung của vản băn là gì?

A. Ca ngợi công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ

B. Ca ngợi công sinh thành dưỡng dục trời biển của cha mẹ, nhắc nhở mỗi người con phải sống có hiếu

C. Nhắc tới công ơn sinh thành của cha mẹ

D. Nhắc nhở người làm con phải có hiếu với cha mẹ

Câu 4. Văn bản trên viết về chủ đề gì?

A. Tình cảm gia đình

B. Tình yêu quê hương đất nước

C. Tình yêu đôi lứa

D. Tình yêu thương con người

Câu 5. Địa danh được nhắc đến trong văn bản là gì?

A. Núi Tản Viên

B. Biển Đông

C. Núi Thái Sơn

D. Núi Hồng Lĩnh

Câu 6. Theo em, trong các từ sau từ nào là từ Hán Việt?

A. Công cha

B. Nghĩa mẹ

C. Thờ mẹ

D. Thái sơn

Câu 7. Chỉ ra các biện pháp tu từ trong hai câu đầu văn bản?

A. Liệt kê

B. So sánh

C. Hoán dụ

D. Ẩn dụ

Câu 8. Văn bản đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào?

A. Sử dụng từ ngữ, hình ảnh, có giá trị biểu cảm cao

B. Âm điệu nhịp nhàng như lời tâm tình nhắn nhủ

C. Sử dụng thể thơ truyền thống của văn học dân tộc

D. Tất cả đều đúng

Câu 9. Hãy kể thêm một văn bản mà em biết có cùng chủ đề với văn bản trên?

Câu 10. Qua văn bản em rút ra được bài học gì cho bản thân?

Phần II: TẬP LÀM VĂN (4.0 điểm)

Có ý kiến cho rằng: "Trong quá trình học tập thì tự học là con đường ngắn nhất để dẫn đến thành công”. Em hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên?

Đáp án

Phần I:

Câu 1 (0.5 điểm):

Văn bản trên thuộc thể loại nào?

A. Ca dao

B. Tục ngữ

C. Vè

D. Câu đố

Phương pháp giải:

Dựa vào đặc trưng thể loại

Lời giải chi tiết:

Văn bản trên thuộc thể loại tục ngữ

=> Đáp án: B

Câu 2 (0.5 điểm):

Hãy xác định thể thơ của văn bản?

A. Thơ tự do

B. Thơ ngũ ngôn

C. Thơ lục bát

D. Thơ song thất lục bát

Phương pháp giải:

Chú ý số câu, số chữ

Lời giải chi tiết:

Thể thơ lục bát

=> Đáp án: C

Câu 3 (0.5 điểm):

Nội dung của vản băn là gì?

A. Ca ngợi công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ

B. Ca ngợi công sinh thành dưỡng dục trời biển của cha mẹ, nhắc nhở mỗi người con phải sống có hiếu

C. Nhắc tới công ơn sinh thành của cha mẹ

D. Nhắc nhở người làm con phải có hiếu với cha mẹ

Phương pháp giải:

Đọc kĩ và xác định nội dung

Lời giải chi tiết:

Nội dung ca ngợi công sinh thành dưỡng dục trời biển của cha mẹ, nhắc nhở mỗi người con phải sống có hiếu

=> Đáp án: B

Câu 4 (0.5 điểm):

Văn bản trên viết về chủ đề gì?

A. Tình cảm gia đình

B. Tình yêu quê hương đất nước

C. Tình yêu đôi lứa

D. Tình yêu thương con người

Phương pháp giải:

Từ nội dung rút ra chủ đề

Lời giải chi tiết:

Chủ đề: tình cảm gia đình

=> Đáp án: A

Câu 5 (0.5 điểm):

Địa danh được nhắc đến trong văn bản là gì?

A. Núi Tản Viên

B. Biển Đông

C. Núi Thái Sơn

D. Núi Hồng Lĩnh

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn thơ

Lời giải chi tiết:

Địa danh được nhắc đến: núi Thái Sơn

=> Đáp án: C

Câu 6 (0.5 điểm):

Theo em, trong các từ sau từ nào là từ Hán Việt?

A. Công cha

B. Nghĩa mẹ

C. Thờ mẹ

D. Thái sơn

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về từ Hán Việt

Lời giải chi tiết:

Từ “thái sơn” là từ Hán Việt

=> Đáp án:D

Câu 7 (0.5 điểm):

Chỉ ra các biện pháp tu từ trong hai câu đầu văn bản?

A. Liệt kê

B. So sánh

C. Hoán dụ

D. Ẩn dụ

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về các biện pháp tu từ đã học

Lời giải chi tiết:

Hai câu đầu sử dụng biện pháp so sánh

=> Đáp án: B

Câu 8 (0.5 điểm):

Văn bản đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào?

A. Sử dụng từ ngữ, hình ảnh, có giá trị biểu cảm cao

B. Âm điệu nhịp nhàng như lời tâm tình nhắn nhủ

C. Sử dụng thể thơ truyền thống của văn học dân tộc

D. Tất cả đều đúng

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về các biện pháp tu từ đã học

Lời giải chi tiết:

Tất cả đều đúng

=> Đáp án: D

Câu 9 (1.0 điểm):

Hãy kể thêm một văn bản mà em biết có cùng chủ đề với văn bản trên?

Phương pháp giải:

Nhớ đến một văn bản và viết lại

Lời giải chi tiết:

Gợi ý:

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông.

Câu 10 (1.0 điểm):

Qua văn bản em rút ra được bài học gì cho bản thân?

Phương pháp giải:

Từ nội dung rút ra bài học

Lời giải chi tiết:

Bài học rút ra:

- Cha mẹ đã sinh ra ta, chăm sóc dạy bảo ta. Vì thế, công ơn trời biển cha mẹ dành cho ta rất lớn.

- Chúng ta phải biết ơn, đền đáp công lao đó.

Phần II (4.0 điểm)

Có ý kiến cho rằng: "Trong quá trình học tập thì tự học là con đường ngắn nhất để dẫn đến thành công”. Em hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên?

Phương pháp giải:

Nêu suy nghĩ của em

Lời giải chi tiết:

Gợi ý:

- Nêu được vấn đề cần nghị luận: Có rất nhiều con đường để tích lũy tri thức: thụ động; chủ động; đối phó; qua nhiều phương tiện khác nhau. Tự học là cách hữu hiệu nhất để tiếp thu tri thức.

- Giải thích khái niệm tự học:

+ Tự học là quá trình bản thân chủ động tích lũy tri thức, không ỷ lại phụ thuộc vào các yếu tố tác động bên ngoài.

+ Quá trình tự học diễn ra xuyên suốt trong quá trình học tập như tìm tòi, trau dồi, tích lũy đến khắc sâu và áp dụng tri thức.

- Biểu hiện của người có tinh thần tự học:

+ Luôn cố gắng, nỗ lực học tập, tìm tòi những cái hay, cái mới, không ngừng học hỏi ở mọi lúc mọi nơi.

+ Có ý thức tự giác, không để người khác phải nhắc nhở về việc học tập của mình.

+ Học đến nơi đến chốn, không bỏ dở giữa chừng, có hệ thống lại bài học, rút ra bài học, kinh nghiệm cho bản thân từ lí thuyết, sách vở.

- Vai trò, ý nghĩa của việc tự học:

+ Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống.

+ Tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác.

+ Người biết tự học là người có ý thức cao, chủ động trong cuộc sống của chính mình, những người này sẽ đi nhanh đến thành công hơn.

- Phên phán một số người không có tinh thần tự học.

- Học sinh tự lấy dẫn chứng về những người ham học, có tinh thần tự học và thành công để minh họa cho bài văn của mình.

- Đánh giá, khẳng định tính đúng đắn của vấn đề nghị luận.


Bình chọn:
4.1 trên 10 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí