Đề thi học kì 1 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề số 1>
Tải vềĐọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Đề thi
Phần I: ĐỌC – HIỂU (4 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:
Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương mới quệt rồi
Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá, bạc như vôi.
Trước mắt chúng ta là bài thơ Mời trầu. Bạn hãy tạm không cần biết nó là của ai? Người ấy thế nào? tình duyên ra sao? Sống ở nơi nơi nào?... Có nghĩa là tạm gạt sang một bên tất cả những yếu tố bên ngoài tác phẩm. Và bây giờ bạn hãy đọc bài thơ lên, lắng nghe tiếng lòng tác giả, chỉ ra những suy nghĩ của người làm ra nó, chứa chất đằng sau mỗi câu mỗi chữ. Chúng ta hãy phân tích từ văn bản…
[…] Câu thơ mở đầu như một lời tâm sự bộc bạch “Qủa cau nho nhỏ miếng trầu hôi”. Thể hiện rõ sắc thái nhún nhường và có phần mặc cảm về thân phận thấp bé nho nhỏ; về số kiếp hèn mọn – miếng trầu hôi; âm sắc của từ nho nhỏ kết hợp với hình ảnh miếng trầu hôi gợi lên văng vẳng lời than thân trách phận.
[…] Xuất hiện gần như đối lập với sắc thái tình cảm trên là nhịp tình cảm căng thẳng chát chúa: “Này của Xuân Hương mới quệt rồi”.
Câu thơ vang lên như lời nhắn gửi, răn đe, trước hết do từ Này. Đại từ chỉ thị “này” vốn chỉ trầu cau ở trên, nhưng do đặt ở đầu câu hai nên nó còn nhập luôn vào hệ thống từ răn đe: “Này, liệu hồn đấy”; “Này này chị bảo cho mà biết”… Cách xưng hô ở đây cũng rất độc đó: “Này của Xuân Hương” – một cách xưng hô bằng vai phải lứa và có phần trịnh thượng. Người mời đã kéo tuốt người được mời xuống ngang hàng với mình một cách sòng phẳng và dân chủ; hơn nữa, còn hạ đối tượng người được mời xuống thấp hơn mình nhiều bằng động từ nôm na mách quẻ: quệt.
[…]
(Đỗ Ngọc Thống, Một cách xem Hồ Xuân Hương “Mời trầu”)
Câu 1. Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt chính là gì?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
Câu 2. Để bàn luận về bài thơ, cách làm của người viết là gì?
A. Đọc bài thơ để lắng nghe tiếng lòng của tác giả
B. Tìm hiểu các tư liệu liên quan đến tác phẩm
C. Chỉ ra những suy nghĩ của người làm ra nó (bài thơ)
D. A và C là phương án đúng
Câu 3. Người viết đã nhật xét về câu mở đầu bài thơ Mời trầu “như một lời bộc bạch tâm sự”. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 4. Nho nhỏ, miếng trầu hôi được trích dẫn từ câu thơ mở đầu bài Mời trầu được gọi là gì?
A. Là từ ngữ được người viết sử dụng trong quá trình bàn luận
B. Là chi tiết, từ ngữ, hình ảnh quan trọng của tác phẩm cần bàn luận
C. Là tư tưởng, tình cảm của tác giả thể hiện trong tác phẩm
D. Là tư tưởng, tình cảm, ý kiến của người viết bài nêu ra khi bàn luận
Câu 5. Theo người viết, từ nho nhỏ được sử dụng trong bài thơ có ý nghĩa gì?
A. Thể hiện sự nhún nhường và có phần mặc cảm về thân phận
B. Để miêu tả hình ảnh quả cau – quả cau nho nhỏ
C. Kết hợp với miếng trầu hôi để gợi sự than thân trách phận
D. A và C là phương án đúng
Câu 6. Dòng nào sau đây nêu đúng vai trò của câu văn Xuất hiện gần như đối lập với sắc thái tình cảm trên là nhịp tình cảm căng thẳng, chát chúa: “Này của Xuân Hương mới quệt rồi” trong đoạn trích?
A. Là ý kiến của người viết
B. Là lí lẽ của người viết
C. Là bằng chứng người viết đưa ra
D. Là lập luận của người viết
Câu 7. Trong câu văn Chúng ta hãy phân tích từ văn bản, phó từ hãy bổ sung ý nghĩa gì?
A. Thời gian
B. Cầu khiến
C. Sự tiếp diễn
D. Sự phủ định
Câu 8. Vì sao người viết chỉ lựa chọn một số từ ngữ, hình ảnh, chi tiết trong văn bản để bàn luận?
A. Vì nếu phân tích tất cả các từ ngữ, chi tiết… thì văn bản sẽ rất dài
B. Vì không hiểu hết tất cả các từ ngữ, hình ảnh, chi tiết trong văn bản
C. Vì đó là các từ khóa quan trọng thể hiện nội dung, nghệ thuật, tư tưởng của tác phẩm
D. Vì đó là sở thích của người Việt
Câu 9. Bài thơ Mời trầu của Hồ Xuân Hương được tác giả Đỗ Ngọc Thông phân tích theo trình tự nào? Các từ ngữ, chi tiết, hình ảnh nào đã được sử dụng?
Câu 10. Hãy nêu một ví dụ về ý kiến, lí lẽ hay bằng chứng được tác giả nêu lên trong đoạn trích mà em thấy độc đáo, sâu sắc. Lí giải ngắn gọn.
Phần II: TẬP LÀM VĂN (6 điểm)
Em đã được tham gia nhiều trò chơi dân gian hoặc được chứng kiến các hoạt động học tập vui chơi. Có hoạt động cá nhân, có hoạt động tập thể. Có nhiều trò chơi hay hoạt động đặc biệt đã theo suốt tuổi thơ của mình hoặc không ít những trò chơi hay hoạt động độc đáo mang bản sắc văn hóa từng vùng miền đất nước. Em hãy viết bài văn thuyết minh quy tắc, luật lệ về một trò chơi hoặc một hoạt động mà em thích nhất.
Đáp án
Phần I:
Câu 1 (0.25 điểm):
Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt chính là gì? A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt chính là nghị luận
=> Đáp án: D
Câu 2 (0.25 điểm):
Để bàn luận về bài thơ, cách làm của người viết là gì? A. Đọc bài thơ để lắng nghe tiếng lòng của tác giả B. Tìm hiểu các tư liệu liên quan đến tác phẩm C. Chỉ ra những suy nghĩ của người làm ra nó (bài thơ) D. A và C là phương án đúng |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài thơ
Lời giải chi tiết:
Để bàn luận về bài thơ, cách làm của người viết là đọc bài thơ để lắng nghe tiếng lòng của tác giả đồng thời chỉ ra những suy nghĩ của người làm ra nó
=> Đáp án: D
Câu 3 (0.25 điểm):
Người viết đã nhật xét về câu mở đầu bài thơ Mời trầu “như một lời bộc bạch tâm sự”. Đúng hay sai? A. Đúng B. Sai |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: A
Câu 4 (0.25 điểm):
Nho nhỏ, miếng trầu hôi được trích dẫn từ câu thơ mở đầu bài Mời trầu được gọi là gì? A. Là từ ngữ được người viết sử dụng trong quá trình bàn luận B. Là chi tiết, từ ngữ, hình ảnh quan trọng của tác phẩm cần bàn luận C. Là tư tưởng, tình cảm của tác giả thể hiện trong tác phẩm D. Là tư tưởng, tình cảm, ý kiến của người viết bài nêu ra khi bàn luận |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích
Lời giải chi tiết:
Nho nhỏ, miếng trầu hôi được trích dẫn từ câu thơ mở đầu bài Mời trầu được gọi là chi tiết, từ ngữ, hình ảnh quan trọng của tác phẩm cần bàn luận
=> Đáp án: B
Câu 5 (0.25 điểm):
Theo người viết, từ nho nhỏ được sử dụng trong bài thơ có ý nghĩa gì? A. Thể hiện sự nhún nhường và có phần mặc cảm về thân phận B. Để miêu tả hình ảnh quả cau – quả cau nho nhỏ C. Kết hợp với miếng trầu hôi để gợi sự than thân trách phận D. A và C là phương án đúng |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích
Lời giải chi tiết:
Theo người viết, từ nho nhỏ được sử dụng trong bài thơ có ý nghĩa thể hiện sự nhún nhường và có phần mặc cảm về thân phận đồng thời kết hợp với miếng trầu hôi để gợi sự than thân trách phận
=> Đáp án: D
Câu 6 (0.25 điểm):
Dòng nào sau đây nêu đúng vai trò của câu văn Xuất hiện gần như đối lập với sắc thái tình cảm trên là nhịp tình cảm căng thẳng, chát chúa: “Này của Xuân Hương mới quệt rồi” trong đoạn trích? A. Là ý kiến của người viết B. Là lí lẽ của người viết C. Là bằng chứng người viết đưa ra D. Là lập luận của người viết |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: A
Câu 7 (0.25 điểm):
Trong câu văn Chúng ta hãy phân tích từ văn bản, phó từ hãy bổ sung ý nghĩa gì? A. Thời gian B. Cầu khiến C. Sự tiếp diễn D. Sự phủ định |
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về phó từ
Lời giải chi tiết:
Phó từ hãy bổ sung ý nghĩa cầu khiến
=> Đáp án: B
Câu 8 (0.25 điểm):
Vì sao người viết chỉ lựa chọn một số từ ngữ, hình ảnh, chi tiết trong văn bản để bàn luận? A. Vì nếu phân tích tất cả các từ ngữ, chi tiết… thì văn bản sẽ rất dài B. Vì không hiểu hết tất cả các từ ngữ, hình ảnh, chi tiết trong văn bản C. Vì đó là các từ khóa quan trọng thể hiện nội dung, nghệ thuật, tư tưởng của tác phẩm D. Vì đó là sở thích của người Việt |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích
Lời giải chi tiết:
Người viết chỉ lựa chọn một số từ ngữ, hình ảnh, chi tiết trong văn bản để bàn luận vì đó là các từ khóa quan trọng thể hiện nội dung, nghệ thuật, tư tưởng của tác phẩm
=> Đáp án: C
Câu 9 (1.0 điểm):
Bài thơ Mời trầu của Hồ Xuân Hương được tác giả Đỗ Ngọc Thông phân tích theo trình tự nào? Các từ ngữ, chi tiết, hình ảnh nào đã được sử dụng? |
Phương pháp giải:
Chỉ ra đúng trình tự phân tích và các từ ngữ, chi tiết, hình ảnh đã được tác giả dẫn ra trong qua trình bản luận
Lời giải chi tiết:
- Bài thơ Mời trầu được tác giả phân tích theo thứ tự các câu thơ.
- Trong mỗi câu, người viết đã dẫn ra những từ ngữ, chi tiết, hình ảnh:
+ Câu 1: nho nhỏ, miếng trầu hôi.
+ Câu 2: này, quệt
Câu 10 (1.0 điểm):
Hãy nêu một ví dụ về ý kiến, lí lẽ hay bằng chứng được tác giả nêu lên trong đoạn trích mà em thấy độc đáo, sâu sắc. Lí giải ngắn gọn. |
Phương pháp giải:
Nêu được một ví dụ về ý kiến, lĩ lẽ hay bằng chứng được tác giả sử dụng độc đáo, sâu sắc
Lời giải chi tiết:
- Ý kiến độc đáo, sâu sắc: Xuất hiện gần như đối lập với sắc thái tình cảm trên là nhịp tình cảm căng thẳng, chát chúa: “Này của Xuân Hương mới quệt rồi”.
Lí giải: ý kiến của người viết rất xác đáng, phù hợp với nội dung câu thơ.
Ý kiến được đặt trong câu văn có sự liên kết tự nhiên với đoạn văn trước đó đồng thời mở ra nội dung phân tích câu thơ thứ hai một cách hợp lí.
- Lí lẽ độc đáo, sâu sắc: Cách xưng hô ở đây cũn rất độc đáo: “Này của Xuân Hương” - một cách xưng hô bằng vai phải lứa và có phần trịnh thượng.
Lí giải: lí lẽ của người viết độc đáo, sâu sắc vì vừa phân tích được cách xưng hô của tác giả sử dụng đồng thời thể hiện sự phát hiện độc đáo, tinh tế.
Phần II (6 điểm)
Em đã được tham gia nhiều trò chơi dân gian hoặc được chứng kiến các hoạt động học tập vui chơi. Có hoạt động cá nhân, có hoạt động tập thể. Có nhiều trò chơi hay hoạt động đặc biệt đã theo suốt tuổi thơ của mình hoặc không ít những trò chơi hay hoạt động độc đáo mang bản sắc văn hóa từng vùng miền đất nước. Em hãy viết bài văn thuyết minh quy tắc, luật lệ về một trò chơi hoặc một hoạt động mà em thích nhất. |
Phương pháp giải:
Gợi ý:
1. Mở bài: Nêu được lí do sẽ giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động động hay trò chơi.
2. Thân bài
- Hoạt động hay trò chơi đó diễn ra ở đâu? Thời gian nào?
- Hoạt động hay trò chơi đó dành cho lứa tuổi nào?
- Mục đích của hoạt động hay trò chơi đó
- Trình tự tiến hành hoạt động hay trò chơi ấy như thế nào?
- Quy tắc, luật lệ của trò chơi hay hoạt động đó ra sao?
- Giá trị và ý nghĩa của hoạt động hay trò chơi ấy là gì?
3. Kết bài: Khẳng định giá trị và ý nghĩa của trò chơi và hoạt động đối với con người và cuộc sống
Lời giải chi tiết:
Dàn ý tham khảo thuyết minh về trò chơi thả diều
1. Mở bài
Nếu được lí do sẽ giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi: trò chơi thả diều
2. Thân bài
- Hoạt động hay trò chơi đó diễn ra ở đâu? Thời gian nào?
Thả trên cánh đồng hay bờ đê hoặc nơi có nhiều gió
- Hoạt động hay trò chơi đó dành cho lứa tuổi nào?
Trò chơi này cho mọi lứa tuổi
- Mục đích của hoạt động hay trò chơi đó.
Mang lại cho con người những cảm xúc vui vẻ đầy ắp kỷ niệm, rèn luyện cho con người sự khéo léo khi làm diều, óc quan sát, nhận định khi thả diều.
- Trình tự tiến hành hoạt động hay trò chơi ấy như thế nào? Quy tắc, luật lệ của trò chơi hay hoạt động đó ra sao?
* Đặc điểm:
- Hình dáng, chủng loại phong phú: Hình thoi, hình vuông, rồi lại có cái hình cánh cung, hình ông trăng, cầu kỳ hơn nữa thì có diều hình long, hình phượng, thậm chí có cả hình người.
- Phong phú về máu sắc, kích thước của diều cũng vô số kể.
* Cách làm diều thông thường:
- Khung diều: Dùng các thanh tre dài từ 70 – 90cm làm khung, thông thường là khung hình chữ thập, trong đó thanh ngang là thanh kép gồm một thanh thẳng và một thanh uốn cong như hình cánh cung, khung phải cân đối và chắc chắn.
- Cắt giấy theo hình khung rồi dùng hồ dán vào khung cho chặt.
- Đuôi diều chính là phần quyết định xem diều của bạn có nay được hay không, cắt ra ba dải giấy dài gấp rưỡi hoặc gấp đôi thân diều, một dải dài, hai dải kia ngắn hơn và bằng nhau, sau đó đem gắn chúng vào đuôi diều.
- Cuối cùng, khâu cột dây diều vào đầu diều, nên chọn loại dây mảnh nhưng dai như dây cước hoặc dây chỉ cỡ lớn.
* Cách thả diều:
- Chọn khu vực quang đãng không có cây cối, cột điện, nhà cửa.
- Người thả một tay cầm diều giơ cao hơn đầu, một tay cầm dây, chạy ngược hướng gió rồi buông diều ra kết hợp với việc thả dây cho diều bay lên cao.
- Giá trị và ý nghĩa của hoạt động hay trò chơi ấy là gì?
+ Người Trung Quốc cổ đại có tục lệ thả diều vào tiết Thanh minh để xua đuổi tà khí.
+ Là một nghi thức cầu an của các nhà sư
+ Được xem là vật dâng hiến thần linh trong các nghi lễ của vua chúa, quần thần vào dịp lễ lớn.
+ Là một vật dụng để truyền tin trong quân sự
+ Ngày nay cánh diều còn mang ý nghĩa tượng trưng cho ước mơ, hy vọng bay cao, bay xa hướng tới những chân trời mới.
3. Kết bài
Khẳng định giá trị và ý nghĩa của trò chơi và hoạt động đối với con người và cuộc sống: Thả diều là một trò chơi dân gian thú vị, mang lại cho con người những cảm xúc vui vẻ đầy ắp kỷ niệm, rèn luyện cho con người sự khéo léo khi làm diều, óc quan sát, nhận định khi thả diều.
- Đề thi học kì 1 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề số 2
- Đề thi học kì 1 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề số 3
- Đề thi học kì 1 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề số 4
- Đề thi học kì 1 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề số 5
- Đề thi học kì 1 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề số 6
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay