Đề thi học kì 2 Văn 12 Kết nối tri thức - Đề số 5>
Học sinh đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: TIẾNG VỌNG CỦA CUỘC SỐNG (Nhật ký Anne Frank– Đặng Kim Trâm dịch)
Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 12 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Hoá - Sinh - Sử - Địa
Đề thi
I. ĐỌC HIỂU (4đ)
Học sinh đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
TIẾNG VỌNG CỦA CUỘC SỐNG (*)
(Nhật ký Anne Frank– Đặng Kim Trâm dịch)
Thứ Bảy, 3 tháng 10 năm 1942
Kitty (1) thân yêu,
Hôm qua lại có một cuộc ầm ĩ. Mẹ làm om sòm kinh khủng và nói với ba những gì mẹ nghĩ về mình. Rồi mẹ khóc lóc, dĩ nhiên là mình cũng khóc, và rồi dù sao mình cũng bị đau đầu khủng khiếp. Cuối cùng mình nói với ba rằng mình yêu ba hơn mẹ nhiều, ba đáp rồi mình sẽ thấy qua đi. Nhưng mình không tin. Mình chỉ bắt mình phải giữ bình tĩnh đối với mẹ. Ba muốn thỉnh thoảng mình nên tự nguyện giúp mẹ những khi mẹ không được khỏe hay bị đau đầu, nhưng mình sẽ không tự nguyện đâu. Mình đang học môn Tiếng Pháp rất chăm và bây giờ đang đọc cuốn Người đẹp vùng Nivernaise.
Thứ Sáu, 9 tháng 10 năm 1942
Kitty thân yêu,
Hôm nay mình chỉ có toàn tin không vui và chán nản dành cho cậu. Hàng chục bạn bè Do Thái của bọn mình bị đưa đi. Bọn Gestapol (2) đối xử với những người đó không chút lịch sự. Họ bị chất lên những chiếc xe tải chở súc vật và gửi đến Westerbork, trại tập trung khủng khiếp, chỉ có một phòng tắm chung duy nhất. Do Thái khổng lồ ở Drente. Westerbork có vẻ rất cho hàng trăm con người và gần như không có đủ nhà tiêu cho mọi người. Phòng ngủ không hề phân biệt. Đàn ông, đàn bà, trẻ con ngủ chung lẫn với nhau. Vì thế, chẳng còn gì là luân thường đạo lý nữa, rất nhiều phụ nữ, thậm chí cả những cô gái từng ở đó một thời gian hiện giờ đang có thai. Không ai có thể trốn thoát được, hầu hết mọi người trong trại đều bị nhận diện ngay bởi cái đầu cạo trọc, một số người thì bởi những dấu Do Thái đóng trên người.
Nếu ở Hà Lan mà mọi chuyện đã tồi tệ thế này thì điều gì sẽ xảy ra ở những vùng đất xa xôi man rợ mà họ bị gửi tới? Bọn mình đoán là hầu hết những người đó đã bị giết. Đài Anh nói rằng họ bị đầu độc bằng hơi.
Có lẽ đó là một cách chết nhanh chóng nhất. Mình thấy rầu rĩ khủng khiếp. Mình không thể nào quay đi trong khi nghe Miep kể lại những chuyện khủng khiếp ấy. Một ví dụ gần đây nhất. Một bà cụ tội nghiệp người Do Thái ngôi ngay trên bậu cửa nhà chị, bọn Gestapo bảo bà ngồi đó chờ, bọn chúng đi lấy xe đến để đưa bà đi. Bà cụ già sợ chết khiếp vì tiếng súng bắn vào máy bay Anh trên đầu và vì ánh đèn pha sáng chói. Nhưng Miep không dám đưa bà vào nhà, không một ai dám liều mạng như vậy. Bọn Gestapo đánh đập không hề thương tiếc. Elli cũng vô cùng im lặng – bạn trai của chị ấy cũng đã bị đưa sang Đức. Chị sợ rằng những phi công bay qua trên nhà chúng mình có thể ném bom xuống đầu Dirk, những quả bom thường nặng hàng tấn. Mình thấy những câu đùa kiểu như “Anh ấy có vẻ không nhận được một tấn đấu” hay “Chỉ một quả là đử” thật là thiếu tế nhị. Dĩ nhiên Dirk không phải là người duy nhất phải đi ngày nào bọn con trai cũng ra đi, hàng đoàn tàu đầy ắp bọn họ. Nếu trên đường họ dừng lại ở một nhà ga nhỏ nào đó, đôi khi một vài người bọn họ có thể thoát ra mà không bị nhìn thấy và thoát được, nhưng có lẽ ít người làm được điều đó. Tuy nhiên đây vẫn chưa chấm dứt những tin buồn mình phải nói với cậu. Cậu đã bao giờ nghe nói đến việc bị giữ làm con tin chưa? Đó là phát minh mới nhất để trừng phạt những kẻ phá hoại.
Cậu có hình dung ra điều gì kinh khủng như thế không?
Những công dân nổi tiếng - những người vô tội bị quăng vào tù để chờ số phận của mình. Nếu không tìm ra kẻ phá hoại thì bọn Gestapo chỉ cần đặt khoảng năm con tin đứng dựa vào tường, đơn giản vậy thôi. Báo chí vẫn thường thông báo vệ những cái chết đó là “tai nạn chết người. Bọn Đức, tử tế làm sao! Nghĩ đến việc mình cũng từng là một người Đức! Không, Hitler đã tước bỏ quốc tịch của bọn mình từ lâu rồi. Thực tế, người Đức và người Do Thái là những kẻ thù lớn nhất trên đời.
Bạn của cậu – Anne
(Nhật ký Anne Frank, NXB Văn học, 2018)
* Tên do nhóm biên soạn đặt
1. Kitty là cuốn nhật kí, người bạn của Anne (cô bé coi cuốn nhật kí là bạn tâm tình)
2. Gestapo: Cơ quan mật vụ của Đức Quốc xã.
*Anne Frank sinh ngày 12 tháng 6 năm 1929ở Frankfurt, Đức. Vào năm bốn tuổi rưỡi cô cùng với gia đình chuyển đến Amsterdam, chạy trốn sự đàn áp người Do Thái của Đức Quốc xã. Cô trốn tránh Đức Quốc xã trong 2 năm trước khi bị phát hiện và chuyển đến trại tập trung Bergen–Belsen, nơi cô qua đời vào năm 1945.
Câu 1. Xác định một số đặc trưng nổi bật của nhật ký trong văn bản đọc hiểu Tiếng vọng của cuộc sống. (0.5đ)
Câu 2. Xác định 2 câu bình luận của tác giả Anne Frank về hiện thực cuộc sống đang diễn ra? (0.5đ)
Câu 3. Anna đã phản ánh những sự việc nào trong lịch sử đã tác động khủng khiếp tới cuộc sống của con người? Tác giả suy nghĩ, đánh giá như thế nào về sự việc đó? Nhận xét của em về tác giả – cô bé Anne Frank? (1.đ)
Câu 4. Những dòng nhật ký: “Trại tập trung khủng khiếp, chỉ có một phòng tắm chung duy nhất Do Thái khổng lồ ở Drente. Westerbork có vẻ rất cho hàng trăm con người và gần như không có đủ nhà tiêu cho mọi người. Phòng ngủ không hề phân biệt. Đàn ông, đàn bà, trẻ con ngủ chung lẫn với nhau. Vì thế, chẳng còn gì là luân thường đạo lý nữa, rất nhiều phụ nữ, thậm chí cả những cô gái từng ở đó một thời gian hiện giờ đang có thai. có ý nghĩa như thế nào? Nhận xét về bút
pháp, hiệu quả của nó và tác giả – cô bé Anne Frank (13 tuổi)? (1.0đ)
Câu 5. Em có suy nghĩ và cảm xúc gì sau khi đọc trích đoạn trên từ nhật ký của Anne Frank? Chi tiết nào trong văn bản để lại ấn tượng đặc biệt đối với em, vì sao? (1đ)
II. LÀM VĂN (6,0 điểm)
Câu 1. Viết đoạn 200 chữ (2.0đ)
Viết đoạn nghị luận nhận xét về: Cái nhìn chủ quan trong việc bao quát những vấn đề của cộng đồng ở một giai đoạn lịch sử nhất định và những khao khát của Anne Frank – cô bé 13 tuổi trong nhật ký – Tiếng vọng của cuộc sống (văn bản
đọc hiểu ở phần I).
Câu 2. Viết văn bản 600 chữ (4.0đ)
“Cha mẹ có thể đưa ra lời khuyên tốt nhất hoặc đưa chúng ta vào con đường đi đúng đắn, nhưng sự hình thành cuối cùng của tính cách một người nằm trong tay của chính họ.”
(Nhật Ký Anne Frank – NXB Văn học, 2018)
Hãy viết bài luận (600 chữ) thể hiện suy nghĩ của em về ý kiến trên.
Đáp án
Đáp án đề 5
Câu 1.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Vận dụng kiến thức về đặc trưng của thể loại nhật ký
Lời giải chi tiết:
- Trước mỗi nội dung đều có ghi ngày tháng: văn bản ghi lại cảm xúc, suy nghĩ của một cá nhân gắn với thời gian cụ thể; chủ thể trần thuật xưng “mình”
- Hiện thực được phản ánh – tính phi hư cấu trong văn bản: Những câu chuyện thường ngày của Anne Frank, những suy nghĩ của cô về mẹ, trong đó có những nhận xét rất đúng đắn, nghiêm túc về chủ nghĩa phát xít Hitler, những bất công mà cô, gia đình cô, và cả dân tộc Do Thái của cô phải gánh chịu.
- Những riêng tư, những tâm sự thầm kín, ý nghĩ thành thực về mẹ: Hôm qua lại có một cuộc ầm ĩ. Mẹ làm om sòm kinh khủng và nói với ba những gì mẹ nghĩ về mình. Rồi mẹ khóc lóc, dĩ nhiên là mình cũng khóc, và rồi dù sao mình cũng bị đau đầu khủng khiếp.
Câu 2 (0,5 điểm)
Phương pháp giải:
Tìm kiếm thông tin trong văn bản
Lời giải chi tiết:
- Vì thế, chẳng còn gì là luân thường đạo lý nữa, rất nhiều phụ nữ, thậm chí cả
những cô gái từng ở đó một thời gian hiện giờ đang có thai.
- Nhưng Miep không dám đưa bà vào nhà, không một ai dám liều mạng như vậy. Bọn Gestapo đánh đập không hề thương tiếc. Elli cũng vô cùng im lặng – bạn trai của chị ấy cũng đã bị đưa sang Đức.
Câu 3 (1đ)
Phương pháp giải:
Tìm kiếm thông tin trong văn bản
Dựa vào những sự kiện, suy nghĩ, đánh giá của tác giả để đưa ra nhận xét của bản thân
Lời giải chi tiết:
- Những sự việc nào trong lịch sử tác động khủng khiếp tới cuộc sống của con người: Người Do Thái bị Gestapo đưa đi và bị đối xử vô cùng tàn nhẫn; người Do Thái đều bị nhận diện ngay bởi cái đầu cạo trọc, một số người thì bởi những dấu Do Thái đóng trên người; Bị đầu độc bằng hơi, bị bắt đưa sang Đức...
- Tác giả suy nghĩ, đánh giá:
+ Chẳng còn gì là luân thường đạo lý nữa
+ Nếu ở Hà Lan mà mọi chuyện đã tồi tệ thế này thì điều gì sẽ xảy ra ở những vùng đất xa xôi man rợ mà họ bị gửi tới?
+ Thực tế, người Đức và người Do Thái là những kẻ thù lớn nhất trên đời.
- Nhận xét về tác giả – cô bé Anne Frank mới 13 tuổi đã trải qua biến cố dữ dội nên sớm có suy nghĩ như người lớn, phải quan tâm tới thời cuộc, sống trong thiếu thốn nhưng rất mạnh mẽ, biết chia sẻ.
Câu 4 (1 điểm)
Phương pháp giải:
Đọc kĩ, rút ra nội dung và ý nghĩa của đoạn
Vận dụng kiến thức về bút pháp và tác dụng
Lời giải chi tiết:
- Ý nghĩa: phản ánh hiện thực tàn khốc trong lịch sử, con người sống trong bất công, phi nhân đạo khủng khiếp:
– Bút pháp: kết hợp trần thuật kể, tả, bình luận vừa phản ánh hiện thực vừa làm nổi bật những bất công phi lý và thể hiện sự đánh giá của người viết về hiện thực đó; Những từ ngữ vì thế, thậm chí tác động sâu sắc tới nhận thức cảm xúc của độc giả.
– Cô bé Anne Frank (13 tuổi) hiểu biết sâu sắc về quyền con người và những bất công phi lý, vô nhân đạo đang diễn ra ở trại tập trung khủng khiếp cho người Do Thái khổng lồ ở Drente ở Hà Lan (những năm 1940 – thế kỷ XX).
Câu 5 (1đ)
Phương pháp giải:
Từ nội dung và ý nghĩa của đoạn trích, nêu suy nghĩ và cảm xúc của bản thân
Lời giải chi tiết:
– HS tự làm có thể tham khảo gợi ý sau:
– Thể hiện suy nghĩ và cảm xúc của cá nhân bao quát về:
+ Các sự việc được phản ánh trong nhật ký.
+ Về tác giả Anne Frank – cô bé 13 tuổi.
+ Về một sự việc nổi bật (cần phát hiện được chi tiết, sự việc tiêu biểu của văn bản và thể hiện 2 lí do tạo nên ấn tượng đặc biệt).
II. VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1.
Phương pháp giải:
Xác định yêu cầu về dung lượng và nội dung đoạn văn
Vận dụng kiến thức và kĩ năng viết đoạn văn nghị luận về một vấn đề rút ra từ văn bản đọc hiểu
Lời giải chi tiết:
- Đoạn đủ dung lượng 200 chữ và hướng vào nội dung sau:
- Bao quát được nhiều sự kiện lớn tác động tới cộng đồng (HS tự đưa dẫn chứng).
- Thể hiện khát vọng: về cuộc sống bình yên, bình đẳng và nhân văn (con người có quyền được đối xử văn minh và không phải sống trong lo sợ).
Câu 2.
Phương pháp giải:
Xác định yêu cầu về hình thức, dung lượng và vấn đề nghị luận
Vận dụng kĩ năng viết bài nghị luận về một tư tưởng đạo lý
Lời giải chi tiết:
Phần chính |
Nội dung cụ thể |
Mở bài (0,5đ) |
- Giới thiệu luận đề (nêu ngắn gọn luận đề và yêu cầu); trích dẫn từ nhật ký Anne Frank và đôi nét về giá trị của cuốn nhật ký. - Nêu khái quát ý kiến cá nhân về: sự hình thành cuối cùng của tính cách một người nằm trong tay của chính họ. |
Thân bài (2,75đ) |
* Làm rõ nội dung, vấn đề thể hiện trong trích đoạn trích: - Không phủ nhận vai trò định hướng của cha mẹ. - Khẳng định tính chủ động, tính quyết định của mỗi cá nhân trong cuộc đời mình. * Bàn luận vấn đề qua thực tiễn: - Vai trò giáo dục định hướng của cha mẹ đối với mỗi người: + Cha mẹ định hướng con cái có bước đi ban đầu vững chắc, có thể tiết kiệm được thời gian “dò đường”. + Có những định hướng của cha mẹ chưa phù hợp với con (do chưa hiểu hết năng lực, cá tính của con). + Có người tự chối sự định hướng của cha mẹ và dẫn đến những sai lầm không thể sửa chữa. – Việc tự chịu trách nhiệm, tính quyết định của mỗi cá nhân đối với bản thân mình. + Tham khảo định hướng của người thân. + Chủ kiến của cá nhân sẽ quyết định cuộc đời mỗi người. - Quan điểm của cá nhân (đồng tình/không đồng tình): xây dựng ít nhất 2 luận cứ để bảo vệ chính kiến của mình (dùng nhận định, lí lẽ và dẫn chứng để thể hiện). |
Kết bài (0,25đ) |
Nhận thức, hành động của cá nhân về việc tu dưỡng bản thân, lựa chọn lối sống và hướng phấn đấu trong tương lai. |
Yêu cầu khác (0,5đ) |
– Sử dụng các thao tác phân tích so sánh, chứng minh, bình luận. - Dẫn chứng đa dạng, phong phú phù hợp với lí lẽ, luận điểm. |


Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 12 - Kết nối tri thức - Xem ngay