Đề thi học kì 2 Ngữ Văn 12 - Kết nối tri thức

Đề thi học kì 2 Văn 12 Kết nối tri thức - Đề số 4


Học sinh đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: KHÁT VỌNG (Nguyễn Khoa Điềm)

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 12 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Hoá - Sinh - Sử - Địa

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề thi

I. ĐỌC HIỂU (4 điểm)

Học sinh đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

KHÁT VỌNG (*)

(Nguyễn Khoa Điềm)

Ta lớn lên khao khát những chân trời

Những mảnh đất chân mình chưa bén được

Những biển khơi chứa mặt trời đỏ rực

Những ngàn sao trôi miết giữa màu xanh

 

Ôi có cách gì ta được ngắm những bình minh

Buổi vũ trụ chớp bùng nên sự sống

Và ánh sáng trên chiếc xe vàng chuyển động

Bỗng một ngày ấm áp kể ta nghe

Về những con ngươi của thiên thể xa xôi

Muốn bầu bạn với con người Trái đất

 

Ôi phút đó ta vùng lên ngây ngất

Muốn ôm choàng hết tất cả trời mây

Trái tim ta nặng trĩu những mê say

Sẽ gieo xuống làm âm vang mặt đất...

***

Nhưng em ơi, cái điều trông đợi nhất

Vẫn những gì có thể có hôm nay

Từ hôm nay, trên mảnh đất ta đây

Ta nắm nó như sợi mây vững chãi

Rồi rút dần từ cánh rừng vĩ đại

Của cuộc đời hằng nuôi dưỡng chúng ta

 

Và diệu kỳ thay! Ta bỗng loá bất ngờ

Ta đã thấy cuộc đời vô hạn

Giữa đất đai, nhân dân, bè bạn

Ta tìm ra ánh sáng của Con Người

Những Con Người làm sông núi sáng tươi...

(Nguyễn Khoa Điềm, Mặt đường khát vọng, NXB Giải phóng, 1974)

*Nhan đề do nhóm biên soạn đặt

Câu 1. Xác định thể thơ và nhân vật trữ tình trong trích đoạn Khát vọng? (0.5đ)

Câu 2.  Đặt tên cho 2 phần trong trích đoạn trên. (0.5đ)

Câu 3. Phân tích một số hình ảnh, từ ngữ và thủ pháp nghệ thuật thể hiện khát vọng, cảm xúc của nhân vật trữ tình ở phần 1. (1.0 đ)

Câu 4. Em hiểu như thế nào về 2 dòng thơ: Trái tim ta nặng trĩu những mê say/ Sẽ gieo xuống làm âm vang mặt đất? (1.0đ)

Câu 5. Tác giả muốn nói với độc giả điều gì trong phần 2 của đoạn trích Khát vọng? Nhà thơ đã dùng phương tiện ngôn ngữ nào để chuyển tải điều đó? (1.0đ)

II. LÀM VĂN (6,0 điểm)

Câu 1. Viết đoạn 200 chữ (2.0đ)

Phân tích cách bộc lộ cảm xúc, sự say mê, dâng hiến cho cuộc đời của nhân vật trữ tình trong đoạn trích. Điều đó có ý nghĩa gì, tác động như thế nào tới em? (chú ý cách xưng hô của nhân vật trữ tình)

Câu 2. Viết văn bản 600 chữ (4.0đ)

Đọc đoạn văn bản sau làm cơ sở để bàn luận về mối liên hệ giữa lòng kiên nhẫn và sự trau dồi tài năng của mỗi con người.

Tôi đã bắt đầu nghiên cứu về lòng kiên nhẫn trong nhiều năm, nhưng cách đây vài tháng tôi mới bắt đầu xem xét đến mối liên hệ giữa lòng kiên nhẫn và sự trau dồi tài năng. Eric Hoffer phát biểu về mối quan hệ này: “Điều cốt lõi của một tài năng thật sự là người đó phải nhận thức được rằng bất kỳ thành tựu dù lớn hay bé cũng luôn gắn liền với những khó khăn nhất định. Và chính nhờ sự kiên trì theo đuổi mục tiêu đến cùng mà họ vượt qua tất cả trở ngại và đạt được thành công cuối cùng. Do đó tài năng là một dạng của sự kiên trì. George Louis Leclerc de Buffon cũng nhận xét tương tự: “Bản thân thiên tài không là gì cả, thiên tài là người dồi dào khả năng kiên nhẫn”. Những nhà tư tưởng này nhắc cho chúng ta nhớ rằng tài năng phải được trau dồi thường xuyên. Cũng giống như viên ngọc muốn sáng đẹp cần qua quá trình mài giũa, tài năng thiên phú, “sơ khai” còn cách tài năng đích thực rất xa. Mọi tiềm năng của chúng ta đều đòi hỏi sự nỗ lực trong một thời gian dài trước khi trở thành tài năng thật sự. Điều này chỉ có thể đạt được khi chúng ta kiên trì thực hiện mục tiêu của mình, dù có mất bao lâu đi chăng nữa.

(Trích Sức mạnh lòng kiên nhẫn, M.J.M.J.Ryan, NXB Trẻ, 2011)

Đáp án

Đáp án đề 4

Câu 1.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ

Chú ý số từ trong câu, số câu trong bài

Lời giải chi tiết:

- Thể thơ tự do

- Nhân vật trữ tình: người con của vùng đất miền Trung (yêu tha thiết con người và vùng quê nghèo khó của mình)

Câu 2

Phương pháp giải:

Tìm kiếm thông in trong bài thơ (chú ý khổ 2,3)

Lời giải chi tiết:

- Nhân vật trữ tình bộc lộ tâm trạng khi trở về quê miền Trung, nhớ về kí ức của 10 năm trước, khi biết tin “em” đi lấy chồng xa

- Dòng thơ gợi hoàn cảnh: Hỏi người làng: - Em đã lấy chồng xa/ Em bỏ lại miền Trung đầy bão gió

Câu 3

Phương pháp giải:

Chú ý phân tích hình ảnh “nón che nghiêng đi trên cát, bóng nón nghiêng che, mái tóc thề”

Chú ý phân tích câu thơ: “Em bỏ lại miền Trung đầy bão gió/ Bỏ cả vùng quê vật vã dưới nắng hè” và “Nhớ thương em nỗi nhớ chẳng đâu bằng”

Lời giải chi tiết:

- Người “em” xuất hiện

+ Nón che nghiêng đi về trên cát; Ở đâu rồi một bóng nón nghiêng che? Ở đâu , ở đâu một mái tóc thề

→Hình ảnh giàu sức gợi (bóng nón nghiêng che; mái tóc thề), gợi bóng dáng, sự tươi trẻ, e ấp trong em, gợi cái nắng bỏng, khắc nghiệt của miền Trung.

→Câu hỏi tu từ: Ở đâu rồi; ở đâu diễn tả nỗi nhớ, nhớ khắc khoải của nhân vật trữ tình về những ngày xưa, về người em với mái tóc thề và vành nón nghiêng che

- Tác giả muốn gửi gắm đến người “Em”:

+ Trách em đã bỏ quê nghèo mà đi (Em bỏ lại miền Trung đầy bão gió/ Bỏ cả vùng quê vật vã dưới nắng hè; Em sẽ quên đi gió Lào cát trắng)

+ Quê miền Trung luôn thương nhớ em bằng nỗi nhớ thương sâu nặng (Nhớ thương em nỗi nhớ chẳng đâu bằng)

Câu 4 

Phương pháp giải:

Tìm kiếm các chi tiết miêu tả không gian và con người miền Trung

Lời giải chi tiết:

- Quê hương miền Trung với không gian cụ thể

+ Con đường nhỏ vắt ngang triền cát

+ Vạt cỏ cháy khô hàng dương gầy xơ xác

+ Miền Trung đầy bão gió; vùng quê vật vã dưới nắng hè; gió Lào thổi rát miền Trung

→Ngôn ngữ thơ giàu chi tiết, hình ảnh của hiện thực, với các điệp ngữ “gió, cát, nắng” gợi khung cảnh miền Trung với khắc nghiệt chỉ có nắng, gió và cát

- Con người miền Trung

+ Nhưng miền Trung, miền Trung vẫn tảo tần thầm lặng

+ Nhớ thương em nỗi nhớ chẳng đâu bằng

+Mẹ gọi em về khắc khoải những mùa trăng.

+ Nghệ thuật tương phản (thiên nhiên>

Câu 5 

Phương pháp giải:

Rút ra nội dung, chú ý các cảm xúc được tác giả thể hiện trong tác phẩm

Chú ý lời hô gọi và các câu thơ bộc lộ nỗi nhớ

Lời giải chi tiết:

- Nhan đề Nỗi nhớ miền Trung phù hợp với nội dung và cảm xúc thể hiện trong tác phẩm: cả bài thơ là nỗi nhớ da diết về con người cảnh sắc miền Trung. Những dấu ấn đặc biệt của con người, vùng đất miền Trung trở đi, trở lại trong tác phẩm...

- Cách thể hiện nỗi nhớ.

+ Lời hô gọi: Ơi gió Lào thổi rát miền Trung; Nóng bỏng quê nghèo nỗi nhớ em ơi!

+ Bộc lộ trực tiếp nỗi nhớ: Gió Lào trưa nay cát bay cồn cào quá.

+ Anh chạy mải miết kiếm tìm bóng dáng em: Trên cát bỏng mình anh đi như chạy/Ở đâu rồi một bóng nón nghiêng che?

+Tinh tế trong thể hiện nỗi nhớ, tình cảm sâu nặng ở cuối tác phẩm: Nhớ thương em nỗi nhớ chẳng đâu bằng/Mẹ gọi em về khắc khoải những mùa trăng.

- Bức thông điệp: Hãy gắn bó với quê hương dẫu quê hương còn gian khổ, đói nghèo.

II. VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1

Phương pháp giải:

Xác định yêu cầu về dung lượng và vấn đề nghị luận

Chú ý các tính từ bộc lộ cảm xúc của tác giả. Từ đó nêu tác động đến bản thân

 Lời giải chi tiết:

Đoạn đủ dung lượng và nội dung hướng vào các ý sau:

- Mạch cảm xúc đi từ khát vọng lãng mạn khám phá vũ trụ của tâm hồn yêu đời say đắm đến khẳng định: Dựng xây đất nước bằng trí tuệ của con người từ hôm nay

- Nhân vật trữ tình xưng “ta”, “chúng ta” 10 lần trong văn bản Khát vọng (ở khắp các khổ thơ cửa đoạn trích). Đó là cái ta rộng lớn, cái ta đại diện cho thế hệ trẻ mang khát vọng, hoài bão dùng trí tuệ sức lực của mình để xây dựng đất nước → Cái ta ấy sẽ tác động tới bạn đọc, cuốn người đọc vào mạch cảm xúc say mê trào dâng của tác giả

- Tác động tới cá nhân: HS tự thể hiện góc nhìn của cá nhân

Câu 2

Phương pháp giải:

Xác định yêu cầu về hình thức, dung lượng và vấn đề nghị luận

Vận dụng kĩ năng viết bài nghị luận về một vấn đề đời sống

 Lời giải chi tiết:

Phần chính

Nội dung cụ thể

Mở bài (0,5đ)

- Giới thiệu vấn đề: mối liên hệ giữa lòng kiên nhẫn và sự trau dồi tài năng

- Nêu khái quát: Tính cấp thiết của vấn đề đối với tuổi trẻ

Thân bài (2,75đ)

*Nêu cách hiểu về kiên nhẫn và sự trau dồi tài năng

- Kiên nhẫn là sự kiên trì theo đuổi mục tiêu đến cùng, vượt qua tất cả trở ngại và đạt được thành công cuối cùng

- Rèn luyện, bồi dưỡng (một tố chất, một hoạt động, kĩ năng) làm cho bản thân ngày càng tốt hơn

*Bàn luận về mối liên hệ giữa lòng kiên nhẫn và sự trau dồi tài năng

- Kiên nhẫn và sự trau dồi tài năng có mỗi liên hệ mật thiết với nhau (phân tích, lí giải và đưa dẫn chững)

- Ví dụ về:

+ Gương kiên nhẫn về sự trau dồi tài năng dẫn đến thành công

+ Những người thiếu kiên nhẫn và trau dồi không thành công

→ Phân tích nguyên nhân dẫn đến 2 trường hợp trên

* Quan điểm của cá nhân và đề xuất cách thực hiện trau dồi trài năng của cá nhân

Kết bài (0,25đ)

- Nhận thức của cá nhân về vấn đề

- Hành động/ dự định của cá nhân (để không lãng phí thời gian)

Yêu cầu khác (0,5đ)

-Sử dụng các thao tác phân tích, đối chiếu chứng minh, bình luận

- Dẫn chứng phù hợp với lí lẽ, luận điểm


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 12 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Group 2K8 ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí