Đề thi học kì 1 KHTN 8 Cánh diều - Đề số 2

Câu 1. Điền vào chỗ trống: "Acid là những ... trong phân tử có nguyên tử ... liên kết với gốc acid. Khi tan trong nước, acid tạo ra ion ..."

Đề bài

I. Trắc nghiệm
Câu 1 :

 Điền vào chỗ trống: "Acid là những ... trong phân tử có nguyên tử ... liên kết với gốc acid. Khi tan trong nước, acid tạo ra ion ..."

  • A.
    đơn chất, hydrogen, OH−   
  • B.
    hợp chất, hydroxide, H+
  • C.
    đơn chất, hydroxide, OH−   
  • D.
    hợp chất, hydrogen, H+
Câu 2 :

 Acid có trong dạ dày của người và động vật giúp tiêu hóa thức ăn là

  • A.
    Sulfuric acid.    
  • B.
    Acetic acid. 
  • C.
     Nitric acid.     
  • D.
    Hydrochloric acid.
Câu 3 :

 Hòa tan hết 16,8 gam kim loại A hóa trị II trong dung dịch hydrochloric acid HCl, sau phản ứng thu được 7,437 lít khí H2 ở đktc. Kim loại A là

  • A.
    Fe    
  • B.
    Mg  
  • C.
    Cu   
  • D.
    Zn
Câu 4 :

 Hoàn thành phương trình sau: KOH + ...?... → K2SO4 + H2

  • A.
    KOH + H2SO4 → K2SO4 +  H2O    
  • B.
    2KOH + SO4 → K2SO4 +  2H2
  • C.
    2KOH + H2SO4 → K2SO4 + 2H2O   
  • D.
    KOH  +  SO4  → K2SO4  + H2
Câu 5 :

 Base là những chất làm cho quỳ tím chuyển sang màu nào trong số các màu sau đây?

  • A.
    Đỏ.  
  • B.
    Xanh.  
  • C.
    Tím.  
  • D.
    Vàng
Câu 6 :

 Hợp chất nào sau đây không phải là oxide? 

  • A.
     CO2
  • B.
     SO2
  • C.
     CuO  
  • D.
     CuS
Câu 7 :

 Công thức hóa học của oxide tạo bởi Al và O, trong đó Al có hóa trị III là

  • A.
    Al2O3  
  • B.
    Al3O2  
  • C.
    AlO  
  • D.
    AlO3
Câu 8 :

 Cho phương trình phản ứng: BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + Y + H2O.  Vậy Y là: 

  • A.
    CO   
  • B.
    H2   
  • C.
    Cl2  
  • D.
    CO2
Câu 9 :

 Trộn dung dịch có chứa 0,1mol CuSO4 và một dung dịch chứa 0,3 mol NaOH, lọc kết tủa, rửa sạch rồi đem nung đến khối lượng không đổi thu được m g chất rắn. Giá trị m là:

  • A.
    8 g   
  • B.
    4 g   
  • C.
    6 g   
  • D.
    12 g
Câu 10 :

 Khối lượng của nguyên tố N có trong 100 gam (NH2)2CO là

  • A.
    46,67 gam  
  • B.
    63,64 gam  
  • C.
    32,33 gam  
  • D.
    31,33 gam
Câu 11 :

Trong các loại phân bón hoá học sau loại nào là phân đạm ?

  • A.
    KCl  
  • B.
    Ca3(PO4)2
  • C.
    K2SO4  
  • D.
    (NH2)2CO
Câu 12 :

Muối không tan trong nước là:

  • A.
    CuSO4
  • B.
    Na2SO4
  • C.
    Ca(NO3)2
  • D.
    BaSO4
Câu 13 :

 Than cháy tạo ra khí carbon dioxide (CO2) theo phương trình:

                            Carbon + khí oxygen → Khí carbon dioxide 

Khối lượng carbon đã cháy là 4,5kg và khối lượng oxygen phản ứng là 12kg. Khối lượng khí carbon dioxide tạo ra là

  • A.
    16,2 kg.               
  • B.
    16,3 kg.            
  • C.
    16,4 kg.                
  • D.
    16,5 kg.
Câu 14 :

 Khi “bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh để giữ thực phẩm tươi lâu hơn” là đã tác động vào yếu tố gì để làm chậm tốc độ phản ứng?

  • A.
    Nồng độ.  
  • B.
    Nhiệt độ.  
  • C.
    Nguyên liệu.  
  • D.
    Hóa chất.
Câu 15 :

 Người ta thường nói sắt nặng hơn nhôm. Câu giải thích nào sau đây là không đúng?

  • A.
     Vì trọng lượng của sắt lớn hơn trọng lượng của nhôm
  • B.
    Vì trọng lượng riêng của sắt lớn hơn trọng lượng riêng của nhôm
  • C.
    Vì khối lượng riêng của sắt lớn hơn khối lượng riêng của nhôm
  • D.
    Vì trọng lượng riêng của miếng sắt lớn hơn trọng lượng của miếng nhôm có cùng thể tích.
Câu 16 :

 Phát biểu nào sau đây về khối lượng riêng là đúng?

  • A.
     Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.
  • B.
     Nói khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3 có nghĩa là 1 cm3 sắt có khối lượng 7800 kg.
  • C.
     Công thức tính khối lượng riêng là D = m.V.
  • D.
     Khối lượng riêng bằng trọng lượng riêng.
Câu 17 :

 Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào:

  • A.
    phương của lực
  • B.
    chiều của lực
  • C.
    điểm đặt của lực
  • D.
    độ lớn của áp lực và diện tích mặt bị ép
Câu 18 :

 Công thức nào sau đây là công thức tính áp suất?

  • A.
    p = F/S      
  • B.
    p = F.S      
  • C.
    p = P/S       
  • D.
    p = d.V
Câu 19 :

 Nhận xét nào sau đây là sai khi nói về áp suất khí quyển?

  • A.
    Độ lớn của áp suất khí quyển có thể được tính bằng công thức p = d.h
  • B.
    Độ lớn của áp suất khí quyển có thể được tính bằng chiều cao của cột thủy ngân trong ống Tôrixenli.
  • C.
    Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm.
  • D.
    Ta có thể dùng mmHg làm đơn vị đo áp suất khí quyển.
Câu 20 :

 Điều nào sau đây đúng khi nói về áp suất chất lỏng?

  • A.
     Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.
  • B.
     Áp suất tác dụng lên thành bình không phụ thuộc diện tích bị ép.
  • C.
     Áp suất gây ra do trọng lượng của chất lỏng tác dụng lên một điểm tỉ lệ nghịch với độ sâu.
  • D.
     Nếu cùng độ sâu thì áp suất như nhau trong mọi chất lỏng khác nhau
Câu 21 :

 Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không do áp suất khí quyển gây ra?

  • A.
    Một cốc đựng đầy nước được đậy bằng miếng bìa khi lộn ngược cốc thì nước không chảy ra ngoài.
  • B.
    Con người có thể hít không khí vào phổi.
  • C.
    Chúng ta khó rút chân ra khỏi bùn.
  • D.
    Vật rơi từ trên cao xuống.
Câu 22 :

 Một hòn bi ở trong nước chịu tác dụng của những lực nào?

  • A.
     Một hòn bi ở trong nước chỉ chịu tác dụng lực đẩy Archimedes
  • B.
     Một hòn bi ở trong nước chịu tác dụng lực đẩy Archimedes và lực ma sát
  • C.
     Một hòn bi ở trong nước chỉ chịu tác dụng trọng lực
  • D.
     Một hòn bi ở trong nước chịu tác dụng trọng lực và lực đẩy Archimedes
Câu 23 :

 Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về lực đẩy Archimedes?

  • A.
     Hướng thẳng đứng lên trên.
  • B.
     Hướng thẳng đứng xuống dưới
  • C.
     Theo mọi hướng
  • D.
     Một hướng khác.
Câu 24 :

 Nhận định nào sau đây là đúng:

  • A.
     Lực đẩy Archimedes phụ thuộc vào các yếu tố trọng lượng riêng của vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
  • B.
     Lực đẩy Archimedes phụ thuộc vào các yếu tố trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của vật.
  • C.
     Lực đẩy Archimedes phụ thuộc vào các yếu tố trọng lượng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
  • D.
     Lực đẩy Archimedes phụ thuộc vào các yếu tố trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
Câu 25 :

 moment của ngẫu lực phụ thuộc vào

  • A.
    khoảng cách giữa giá của hai lực.
  • B.
    điểm đặt của mỗi lực tác dụng.
  • C.
    vị trí trục quay của vật.
  • D.
    trục quay.
Câu 26 :

 Đơn vị của moment lực là:

  • A.
    m/s.
  • B.
    N.m.
  • C.
    kg.m.
  • D.
    N.kg.
Câu 27 :

 Trong các dụng cụ sau đây, dụng cụ nào là đòn bẩy?

  • A.
     Cái cầu thang gác
  • B.
     Mái chèo
  • C.
     Thùng đựng nước
  • D.
     Quyển sách nằm trên bàn
Câu 28 :

 Hai quả cầu đặc có kích thước y như nhau, một quả bằng đồng và một quả bằng sắt được treo vào 2 đầu của đòn bẩy tại 2 điểm A và B. Biết OA = OB. Lúc này đòn bẩy sẽ...

  • A.
    Cân bằng nhau.
  • B.
    Bị lệch về phía qủa cầu bằng sắt.
  • C.
    Bị lệch về phía qủa cầu bằng đồng.
  • D.
    Chưa thể khẳng định được điều gì.
II. Tự luận

Lời giải và đáp án

I. Trắc nghiệm
Câu 1 :

 Điền vào chỗ trống: "Acid là những ... trong phân tử có nguyên tử ... liên kết với gốc acid. Khi tan trong nước, acid tạo ra ion ..."

  • A.
    đơn chất, hydrogen, OH−   
  • B.
    hợp chất, hydroxide, H+
  • C.
    đơn chất, hydroxide, OH−   
  • D.
    hợp chất, hydrogen, H+

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm của acid

Lời giải chi tiết :

Acid là những hợp chất trong phân tử có nguyên tử hydrogen liên kết với gốc acid. Khi tan trong nước, acid tạo ra ion H+

Đáp án D

Câu 2 :

 Acid có trong dạ dày của người và động vật giúp tiêu hóa thức ăn là

  • A.
    Sulfuric acid.    
  • B.
    Acetic acid. 
  • C.
     Nitric acid.     
  • D.
    Hydrochloric acid.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào ứng dụng của dung dịch acid

Lời giải chi tiết :

Acid có trong dạ dày của người và động vật giúp tiêu hóa thức ăn là HCl: hydrochloric acid

Đáp án D

Câu 3 :

 Hòa tan hết 16,8 gam kim loại A hóa trị II trong dung dịch hydrochloric acid HCl, sau phản ứng thu được 7,437 lít khí H2 ở đktc. Kim loại A là

  • A.
    Fe    
  • B.
    Mg  
  • C.
    Cu   
  • D.
    Zn

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào phản ứng của kim loại với acid tạo muối và khí hydrogen

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}{n_{H2}} = \frac{{7,437}}{{24,79}} = 0,3{\rm{ mol}}\\A + 2HCl \to AC{l_2} + {H_2}\\{\rm{0,3                      }} \leftarrow {\rm{0,3}}\\{M_A} = \frac{m}{n} = \frac{{16,8}}{{0,3}} = 56(Fe)\end{array}\)

Đáp án A

Câu 4 :

 Hoàn thành phương trình sau: KOH + ...?... → K2SO4 + H2

  • A.
    KOH + H2SO4 → K2SO4 +  H2O    
  • B.
    2KOH + SO4 → K2SO4 +  2H2
  • C.
    2KOH + H2SO4 → K2SO4 + 2H2O   
  • D.
    KOH  +  SO4  → K2SO4  + H2

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dung dịch base tác dụng với dung dịch acid tạo muối và nước

Lời giải chi tiết :

2KOH + H2SO4 → K2SO4 + H2

Câu 5 :

 Base là những chất làm cho quỳ tím chuyển sang màu nào trong số các màu sau đây?

  • A.
    Đỏ.  
  • B.
    Xanh.  
  • C.
    Tím.  
  • D.
    Vàng

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dung dịch base làm quỳ tím chuyển sang màu xanh

Lời giải chi tiết :

Đáp án B

Một số base tan làm quỳ tím chuyển sang màu xanh ví dụ như NaOH, KOH,...

Câu 6 :

 Hợp chất nào sau đây không phải là oxide? 

  • A.
     CO2
  • B.
     SO2
  • C.
     CuO  
  • D.
     CuS

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm của hợp chất oxide

Lời giải chi tiết :

Hợp chất oxide là hợp chất của oxygen với một nguyên tố khác

Đáp án D

Câu 7 :

 Công thức hóa học của oxide tạo bởi Al và O, trong đó Al có hóa trị III là

  • A.
    Al2O3  
  • B.
    Al3O2  
  • C.
    AlO  
  • D.
    AlO3

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào quy tắc hóa trị khi hình thành công thức hóa học

Lời giải chi tiết :

Al hóa trị III, oxygen hóa trị II. Theo quy tắc hóa trị ta được công thức Al2O3

Đáp án A

Câu 8 :

 Cho phương trình phản ứng: BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + Y + H2O.  Vậy Y là: 

  • A.
    CO   
  • B.
    H2   
  • C.
    Cl2  
  • D.
    CO2

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào phản ứng của muối và acid

Lời giải chi tiết :

Muối + acid --> muối mới + acid mới

Vì acid H2CO3 không bền nên bị phân  hủy thành CO2 và H2O

Y là CO2

Đáp án D

Câu 9 :

 Trộn dung dịch có chứa 0,1mol CuSO4 và một dung dịch chứa 0,3 mol NaOH, lọc kết tủa, rửa sạch rồi đem nung đến khối lượng không đổi thu được m g chất rắn. Giá trị m là:

  • A.
    8 g   
  • B.
    4 g   
  • C.
    6 g   
  • D.
    12 g

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào phản ứng: CuSO4 +2NaOH \( \to \) Cu(OH)2 + Na2SO4

Lời giải chi tiết :

CuSO4 +2NaOH \( \to \) Cu(OH)2 + Na2SO4

0,1              0,3

Ta thấy: CuSO4 phản ứng hết => n Cu(OH)2 = 0,1 mol

Cu(OH)2 \( \to \) CuO + H2O

0,1                   0,1

m CuO = 0,1 . 80 = 8g

Đáp án A

Câu 10 :

 Khối lượng của nguyên tố N có trong 100 gam (NH2)2CO là

  • A.
    46,67 gam  
  • B.
    63,64 gam  
  • C.
    32,33 gam  
  • D.
    31,33 gam

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Tính số mol của phân đạm, từ đó tính khối lượng nguyên tố N

Lời giải chi tiết :

n (NH2)2CO = 100 : 60 = \(\frac{5}{3}\) mol => n N = \(\frac{5}{3}.2 = \frac{{10}}{3}\)mol

m N = \(\frac{{10}}{3}.14 = 46,67g\)

Đáp án A

Câu 11 :

Trong các loại phân bón hoá học sau loại nào là phân đạm ?

  • A.
    KCl  
  • B.
    Ca3(PO4)2
  • C.
    K2SO4  
  • D.
    (NH2)2CO

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Phân đạm là phân bón chứa nguyên tố dinh dưỡng nitrogen

Lời giải chi tiết :

Đáp án D

Phân đạm cung cấp nguyên tố N cho cây trồng

Câu 12 :

Muối không tan trong nước là:

  • A.
    CuSO4
  • B.
    Na2SO4
  • C.
    Ca(NO3)2
  • D.
    BaSO4

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào độ tan của muối trong nước

Lời giải chi tiết :

BaSO4 là muối không tan trong nước

Đáp án D

Câu 13 :

 Than cháy tạo ra khí carbon dioxide (CO2) theo phương trình:

                            Carbon + khí oxygen → Khí carbon dioxide 

Khối lượng carbon đã cháy là 4,5kg và khối lượng oxygen phản ứng là 12kg. Khối lượng khí carbon dioxide tạo ra là

  • A.
    16,2 kg.               
  • B.
    16,3 kg.            
  • C.
    16,4 kg.                
  • D.
    16,5 kg.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào định luật bảo toàn khối lượng

Lời giải chi tiết :

m carbon + m khí oxygen = m khí carbon dioxide

=> m carbon dioxide = 4,5 + 12 = 16,5kg

Đáp án D

Câu 14 :

 Khi “bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh để giữ thực phẩm tươi lâu hơn” là đã tác động vào yếu tố gì để làm chậm tốc độ phản ứng?

  • A.
    Nồng độ.  
  • B.
    Nhiệt độ.  
  • C.
    Nguyên liệu.  
  • D.
    Hóa chất.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng

Lời giải chi tiết :

Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh để giữ thực phẩm tươi lâu hơi là đã sử dụng yếu tố nhiệt độ để làm chậm tốc độ phản ứng

Đáp án B

Câu 15 :

 Người ta thường nói sắt nặng hơn nhôm. Câu giải thích nào sau đây là không đúng?

  • A.
     Vì trọng lượng của sắt lớn hơn trọng lượng của nhôm
  • B.
    Vì trọng lượng riêng của sắt lớn hơn trọng lượng riêng của nhôm
  • C.
    Vì khối lượng riêng của sắt lớn hơn khối lượng riêng của nhôm
  • D.
    Vì trọng lượng riêng của miếng sắt lớn hơn trọng lượng của miếng nhôm có cùng thể tích.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Người ta thường nói sắt nặng hơn nhôm vì trọng lượng riêng của sắt lớn hơn trọng lượng riêng của nhôm

Lời giải chi tiết :

Đáp án: A

Câu 16 :

 Phát biểu nào sau đây về khối lượng riêng là đúng?

  • A.
     Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.
  • B.
     Nói khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3 có nghĩa là 1 cm3 sắt có khối lượng 7800 kg.
  • C.
     Công thức tính khối lượng riêng là D = m.V.
  • D.
     Khối lượng riêng bằng trọng lượng riêng.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.

Lời giải chi tiết :

Đáp án: A

Câu 17 :

 Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào:

  • A.
    phương của lực
  • B.
    chiều của lực
  • C.
    điểm đặt của lực
  • D.
    độ lớn của áp lực và diện tích mặt bị ép

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào độ lớn của áp lực và diện tích mặt bị ép

Lời giải chi tiết :

Đáp án: D

Câu 18 :

 Công thức nào sau đây là công thức tính áp suất?

  • A.
    p = F/S      
  • B.
    p = F.S      
  • C.
    p = P/S       
  • D.
    p = d.V

Đáp án : A

Phương pháp giải :

p = F/S là công thức tính áp suất

Lời giải chi tiết :

Đáp án: A

Câu 19 :

 Nhận xét nào sau đây là sai khi nói về áp suất khí quyển?

  • A.
    Độ lớn của áp suất khí quyển có thể được tính bằng công thức p = d.h
  • B.
    Độ lớn của áp suất khí quyển có thể được tính bằng chiều cao của cột thủy ngân trong ống Tôrixenli.
  • C.
    Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm.
  • D.
    Ta có thể dùng mmHg làm đơn vị đo áp suất khí quyển.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Độ lớn của áp suất khí quyển có thể được tính bằng công thức p = d.h là sai

Lời giải chi tiết :

Đáp án: A

Câu 20 :

 Điều nào sau đây đúng khi nói về áp suất chất lỏng?

  • A.
     Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.
  • B.
     Áp suất tác dụng lên thành bình không phụ thuộc diện tích bị ép.
  • C.
     Áp suất gây ra do trọng lượng của chất lỏng tác dụng lên một điểm tỉ lệ nghịch với độ sâu.
  • D.
     Nếu cùng độ sâu thì áp suất như nhau trong mọi chất lỏng khác nhau

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.

Lời giải chi tiết :

Đáp án: A

Câu 21 :

 Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không do áp suất khí quyển gây ra?

  • A.
    Một cốc đựng đầy nước được đậy bằng miếng bìa khi lộn ngược cốc thì nước không chảy ra ngoài.
  • B.
    Con người có thể hít không khí vào phổi.
  • C.
    Chúng ta khó rút chân ra khỏi bùn.
  • D.
    Vật rơi từ trên cao xuống.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Vật rơi từ trên cao xuống không do áp suất khí quyển gây ra

Lời giải chi tiết :

Đáp án: D

Câu 22 :

 Một hòn bi ở trong nước chịu tác dụng của những lực nào?

  • A.
     Một hòn bi ở trong nước chỉ chịu tác dụng lực đẩy Archimedes
  • B.
     Một hòn bi ở trong nước chịu tác dụng lực đẩy Archimedes và lực ma sát
  • C.
     Một hòn bi ở trong nước chỉ chịu tác dụng trọng lực
  • D.
     Một hòn bi ở trong nước chịu tác dụng trọng lực và lực đẩy Archimedes

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Một hòn bi ở trong nước chịu tác dụng trọng lực và lực đẩy Archimedes

Lời giải chi tiết :

Đáp án: D

Câu 23 :

 Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về lực đẩy Archimedes?

  • A.
     Hướng thẳng đứng lên trên.
  • B.
     Hướng thẳng đứng xuống dưới
  • C.
     Theo mọi hướng
  • D.
     Một hướng khác.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Lực đẩy Archimedes hướng thẳng đứng lên trên

Lời giải chi tiết :

Đáp án: A

Câu 24 :

 Nhận định nào sau đây là đúng:

  • A.
     Lực đẩy Archimedes phụ thuộc vào các yếu tố trọng lượng riêng của vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
  • B.
     Lực đẩy Archimedes phụ thuộc vào các yếu tố trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của vật.
  • C.
     Lực đẩy Archimedes phụ thuộc vào các yếu tố trọng lượng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
  • D.
     Lực đẩy Archimedes phụ thuộc vào các yếu tố trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Lực đẩy Archimedes phụ thuộc vào các yếu tố trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

Lời giải chi tiết :

Đáp án: D

Câu 25 :

 moment của ngẫu lực phụ thuộc vào

  • A.
    khoảng cách giữa giá của hai lực.
  • B.
    điểm đặt của mỗi lực tác dụng.
  • C.
    vị trí trục quay của vật.
  • D.
    trục quay.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

moment của ngẫu lực phụ thuộc vào vị trí trục quay của vật.

Lời giải chi tiết :

Đáp án: C

Câu 26 :

 Đơn vị của moment lực là:

  • A.
    m/s.
  • B.
    N.m.
  • C.
    kg.m.
  • D.
    N.kg.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đơn vị của moment lực là N.m

Lời giải chi tiết :

Đáp án: B

Câu 27 :

 Trong các dụng cụ sau đây, dụng cụ nào là đòn bẩy?

  • A.
     Cái cầu thang gác
  • B.
     Mái chèo
  • C.
     Thùng đựng nước
  • D.
     Quyển sách nằm trên bàn

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Mái chèo là đòn bẩy

Lời giải chi tiết :

Đáp án: B

Câu 28 :

 Hai quả cầu đặc có kích thước y như nhau, một quả bằng đồng và một quả bằng sắt được treo vào 2 đầu của đòn bẩy tại 2 điểm A và B. Biết OA = OB. Lúc này đòn bẩy sẽ...

  • A.
    Cân bằng nhau.
  • B.
    Bị lệch về phía qủa cầu bằng sắt.
  • C.
    Bị lệch về phía qủa cầu bằng đồng.
  • D.
    Chưa thể khẳng định được điều gì.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Hai quả cầu đặc có kích thước y như nhau, một quả bằng đồng và một quả bằng sắt được treo vào 2 đầu của đòn bẩy tại 2 điểm A và B. Biết OA = OB. Lúc này đòn bẩy sẽ Bị lệch về phía qủa cầu bằng đồng

Lời giải chi tiết :

Đáp án: C

II. Tự luận
Lời giải chi tiết :

nCaO = m/M = 0,28/56 = 0,005 (mol)

Phương trình hoá học:    CaO     +     H2O    →    Ca(OH)2

Theo PTHH:                         1 mol                                 1mol

Theo đề bài:                          0,005 mol                        0,005 mol

Khối lượng Ca(OH)2 tạo thành là: m = n.M = 0,005.74 = 0,37 (g)

Khối lượng dung dịch thu được là: mdd = mct + mdm = 100 + 0,28 = 100,28 (g)

Nồng độ C% của dung dịch Ca(OH)2 thu được:

C% = mct/mdd.100% = 0,37/100,28.100% = 0,369%.

Phương pháp giải :

Đổi đơn vị: 1 kg/m3 = 0,001 g/cm3

Lời giải chi tiết :

a) 11300 kg/m3 = 11,3 g/cm3

b) 2600 kg/m3 = 2,6 g/cm3

c) 1200 kg/m3 = 1,2 g/cm3

d) 800 kg/m3 = 0,8 g/cm3

>> Học trực tuyến lớp 8 trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 8 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.