Đề bài

 Hòa tan hết 16,8 gam kim loại A hóa trị II trong dung dịch hydrochloric acid HCl, sau phản ứng thu được 7,437 lít khí H2 ở đkc. Kim loại A là

  • A.
    Fe    
  • B.
    Mg  
  • C.
    Cu   
  • D.
    Zn
Phương pháp giải

Dựa vào phản ứng của kim loại với acid tạo muối và khí hydrogen

Lời giải của GV Loigiaihay.com

\(\begin{array}{l}{n_{H2}} = \frac{{7,437}}{{24,79}} = 0,3{\rm{ mol}}\\A + 2HCl \to AC{l_2} + {H_2}\\{\rm{0,3                      }} \leftarrow {\rm{0,3}}\\{M_A} = \frac{m}{n} = \frac{{16,8}}{{0,3}} = 56(Fe)\end{array}\)

Đáp án A

Đáp án : A

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

 Điền vào chỗ trống: "Acid là những ... trong phân tử có nguyên tử ... liên kết với gốc acid. Khi tan trong nước, acid tạo ra ion ..."

  • A.
    đơn chất, hydrogen, OH−   
  • B.
    hợp chất, hydroxide, H+
  • C.
    đơn chất, hydroxide, OH−   
  • D.
    hợp chất, hydrogen, H+
Xem lời giải >>
Bài 2 :

 Acid có trong dạ dày của người và động vật giúp tiêu hóa thức ăn là

  • A.
    Sulfuric acid.    
  • B.
    Acetic acid. 
  • C.
     Nitric acid.     
  • D.
    Hydrochloric acid.
Xem lời giải >>
Bài 3 :

 Hoàn thành phương trình sau: KOH + ...?... → K2SO4 + H2

  • A.
    KOH + H2SO4 → K2SO4 +  H2O    
  • B.
    2KOH + SO4 → K2SO4 +  2H2
  • C.
    2KOH + H2SO4 → K2SO4 + 2H2O   
  • D.
    KOH  +  SO4  → K2SO4  + H2
Xem lời giải >>
Bài 4 :

 Base là những chất làm cho quỳ tím chuyển sang màu nào trong số các màu sau đây?

  • A.
    Đỏ.  
  • B.
    Xanh.  
  • C.
    Tím.  
  • D.
    Vàng
Xem lời giải >>
Bài 5 :

 Hợp chất nào sau đây không phải là oxide? 

  • A.
     CO2
  • B.
     SO2
  • C.
     CuO  
  • D.
     CuS
Xem lời giải >>
Bài 6 :

 Công thức hóa học của oxide tạo bởi Al và O, trong đó Al có hóa trị III là

  • A.
    Al2O3  
  • B.
    Al3O2  
  • C.
    AlO  
  • D.
    AlO3
Xem lời giải >>
Bài 7 :

 Cho phương trình phản ứng: BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + Y + H2O.  Vậy Y là: 

  • A.
    CO   
  • B.
    H2   
  • C.
    Cl2  
  • D.
    CO2
Xem lời giải >>
Bài 8 :

 Trộn dung dịch có chứa 0,1mol CuSO4 và một dung dịch chứa 0,3 mol NaOH, lọc kết tủa, rửa sạch rồi đem nung đến khối lượng không đổi thu được m g chất rắn. Giá trị m là:

  • A.
    8 g   
  • B.
    4 g   
  • C.
    6 g   
  • D.
    12 g
Xem lời giải >>
Bài 9 :

 Khối lượng của nguyên tố N có trong 100 gam (NH2)2CO là

  • A.
    46,67 gam  
  • B.
    63,64 gam  
  • C.
    32,33 gam  
  • D.
    31,33 gam
Xem lời giải >>
Bài 10 :

Trong các loại phân bón hoá học sau loại nào là phân đạm ?

  • A.
    KCl  
  • B.
    Ca3(PO4)2
  • C.
    K2SO4  
  • D.
    (NH2)2CO
Xem lời giải >>
Bài 11 :

Muối không tan trong nước là:

  • A.
    CuSO4
  • B.
    Na2SO4
  • C.
    Ca(NO3)2
  • D.
    BaSO4
Xem lời giải >>
Bài 12 :

 Than cháy tạo ra khí carbon dioxide (CO2) theo phương trình:

                            Carbon + khí oxygen → Khí carbon dioxide 

Khối lượng carbon đã cháy là 4,5kg và khối lượng oxygen phản ứng là 12kg. Khối lượng khí carbon dioxide tạo ra là

  • A.
    16,2 kg.               
  • B.
    16,3 kg.            
  • C.
    16,4 kg.                
  • D.
    16,5 kg.
Xem lời giải >>
Bài 13 :

 Khi “bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh để giữ thực phẩm tươi lâu hơn” là đã tác động vào yếu tố gì để làm chậm tốc độ phản ứng?

  • A.
    Nồng độ.  
  • B.
    Nhiệt độ.  
  • C.
    Nguyên liệu.  
  • D.
    Hóa chất.
Xem lời giải >>
Bài 14 :

 Người ta thường nói sắt nặng hơn nhôm. Câu giải thích nào sau đây là không đúng?

  • A.
     Vì trọng lượng của sắt lớn hơn trọng lượng của nhôm
  • B.
    Vì trọng lượng riêng của sắt lớn hơn trọng lượng riêng của nhôm
  • C.
    Vì khối lượng riêng của sắt lớn hơn khối lượng riêng của nhôm
  • D.
    Vì trọng lượng riêng của miếng sắt lớn hơn trọng lượng của miếng nhôm có cùng thể tích.
Xem lời giải >>
Bài 15 :

 Phát biểu nào sau đây về khối lượng riêng là đúng?

  • A.
     Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.
  • B.
     Nói khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3 có nghĩa là 1 cm3 sắt có khối lượng 7800 kg.
  • C.
     Công thức tính khối lượng riêng là D = m.V.
  • D.
     Khối lượng riêng bằng trọng lượng riêng.
Xem lời giải >>
Bài 16 :

 Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào:

  • A.
    phương của lực
  • B.
    chiều của lực
  • C.
    điểm đặt của lực
  • D.
    độ lớn của áp lực và diện tích mặt bị ép
Xem lời giải >>
Bài 17 :

 Công thức nào sau đây là công thức tính áp suất?

  • A.
    p = F/S      
  • B.
    p = F.S      
  • C.
    p = P/S       
  • D.
    p = d.V
Xem lời giải >>
Bài 18 :

 Nhận xét nào sau đây là sai khi nói về áp suất khí quyển?

  • A.
    Độ lớn của áp suất khí quyển có thể được tính bằng công thức p = d.h
  • B.
    Độ lớn của áp suất khí quyển có thể được tính bằng chiều cao của cột thủy ngân trong ống Tôrixenli.
  • C.
    Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm.
  • D.
    Ta có thể dùng mmHg làm đơn vị đo áp suất khí quyển.
Xem lời giải >>
Bài 19 :

 Điều nào sau đây đúng khi nói về áp suất chất lỏng?

  • A.
     Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.
  • B.
     Áp suất tác dụng lên thành bình không phụ thuộc diện tích bị ép.
  • C.
     Áp suất gây ra do trọng lượng của chất lỏng tác dụng lên một điểm tỉ lệ nghịch với độ sâu.
  • D.
     Nếu cùng độ sâu thì áp suất như nhau trong mọi chất lỏng khác nhau
Xem lời giải >>
Bài 20 :

 Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không do áp suất khí quyển gây ra?

  • A.
    Một cốc đựng đầy nước được đậy bằng miếng bìa khi lộn ngược cốc thì nước không chảy ra ngoài.
  • B.
    Con người có thể hít không khí vào phổi.
  • C.
    Chúng ta khó rút chân ra khỏi bùn.
  • D.
    Vật rơi từ trên cao xuống.
Xem lời giải >>