Đề thi giữa kì 1 KHTN 8 Cánh diều - Đề số 6>
Tải vềCâu 1: Quá trình nào sau đây chỉ xảy ra biến đổi vật lí? A. Đốt cháy củi trong bếp. B. Thắp sáng bóng đèn dây tóc. C. Đốt sợi dây đồng trên lửa đèn cồn. D. Để sợi dây thép ngoài không khí ẩm bị gỉ.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
Đề thi
Câu 1: Quá trình nào sau đây chỉ xảy ra biến đổi vật lí?
A. Đốt cháy củi trong bếp. B. Thắp sáng bóng đèn dây tóc.
C. Đốt sợi dây đồng trên lửa đèn cồn. D. Để sợi dây thép ngoài không khí ẩm bị gỉ.
Câu 2: Trong phản ứng hóa học, phân tử này biến đổi thành phân tử khác là do
A. số nguyên tử mỗi nguyên tố thay đổi. B. các nguyên tử tác dụng với nhau.
C. các nguyên tố tác dụng với nhau. D. liên kết giữa các nguyên tử thay đổi.
Câu 3: Khối lượng trước và sau một phản ứng hóa học được bảo toàn vì
A. không có tạo thành chất mới. B. số lượng nguyên tử không thay đổi.
C. liên kết giữa các nguyên tử thay đổi. D. số lượng các chất không thay đổi.
Câu 4: Chọn hệ số x và công thức hoá học đúng của Y để lập thành phương trình hoá học theo sơ đồ phản ứng sau: xAl(OH)3 \( \to \) Y + 3H2O
A. x = 3, Y: Al2O3 B. x=2, Y: Al2O3 C. x = 1, Y: Al D. x = 2, Y: Al2O
Câu 5: 1,2 mol Cu có số nguyên tử Cu là
A. 7,2. 1023. B. 72. 1023. C. 1,2. 1023. D. 6.1023.
Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 5,4 gam bột nhôm cần V lít khí oxi (ở đkc) thu được oxide là Al2O3. Giá trị của V là
A. 2,479. B. 4,958. C. 6,1975. D. 3,7185.
Câu 7: Trộn dung dịch chứa 0,1 mol NaOH với dung dịch chứa 0,04 mol MgCl2 thu được m (g) kết tủa Mg(OH)2 và NaCl. Giá trị của m là
A. 3,22 gam. B. 2,32 gam. C. 2,43 gam. D. 3,24 gam.
Câu 8: Dung môi là
A. chất có khả năng hòa tan các chất rắn vào trong nước.
B. chất có khả năng hòa tan chất khác tạo thành dung dịch.
C. chất có khả năng hòa tan các chất vào trong nước tạo dung dịch.
D. chất có khả năng hòa tan tất cả các chất rắn.
Câu 9: Hòa tan 20 gam NaCl vào 180 gam nước. Nồng độ phần trăm dung dịch NaCl thu được là
A. 0,1%. B. 11%. C. 10%. D. 0,11%.
Câu 10: Trong 400 ml dung dịch có hòa tan 16 gam CuSO4. Nồng độ mol (CM) của dung dich CuSO4 trên là
A. 0,25M. B. 2,5M. C. 0,2M. D. 2M.
Câu 11: Phát biểu nào sau đây là sai về xúc tác?
A. Xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng.
B. Khối lượng không đổi sau phản ứng.
C. Tính chất hóa học của xúc tác không đổi sau phản ứng.
D. Làm tăng nồng độ chất tham gia phản ứng.
Câu 12: Sơ đồ nào dưới đây viết sai?
A. HCl ⟶ H+ + Cl- B. H2SO4 ⟶ 2H+ + SO42-
C. H3PO4 ⟶ 3H+ + PO43- D. HNO3 ⇢ H+ + NO3+
Câu 13: Cho các ứng dụng dưới đây:
(a) Sản xuất chất dẻo.
(b) Sản xuất ác quy.
(c) Sản xuất dược phẩm.
(d) Sản xuất giấy, tơ.
(đ) Tẩy rửa kim loại.
Số ứng dụng của HCl là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 14: Dãy chất nào sau đây gồm các base?
A. CuO, K2O, P2O5, FeO. B. NaCl, K2CO3, NaHCO3, BaCl2.
C. KOH, NaOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2. D. H2SO4, HCl, H3PO4, H2S.
Câu 15: Giá trị pH càng nhỏ thì
A. môi trường có tính base càng mạnh. B. môi trường càng đạt trạng thái cân bằng. C. môi trường có tính acid càng mạnh. D. môi trường càng trung tính.
Câu 16: Cát được sử dụng trong việc tạo cảnh quan như tạo các ngọn đồi và nủi nhỏ. Là nguyên vật liệu quan trọng trong xây dựng các công trình. Thành phần chính của cát là
A. silicon dioxide. B. aluminium oxide. C. sodium oxide. D. carbon dioxide.
Câu 17: Dãy chất nào dưới đây gồm toàn muối?
A. NaCl, CaCO3, HNO3, (NH4)2SO4. B. NaOH, P2O5, MgCO3, FeCl2.
C. Al2(SO4)3, CuCl2, H2SO4, KNO3. D. CuSO4, K3PO4, Cu(NO3)2, ZnSO4.
Câu 18: Phản ứng xảy ra khi nhúng đinh sắt vào dung dịch CuSO4 là gì?
A. 2Fe + 3CuSO4 ⟶ Fe2(SO4)3 + 3Cu. B. Fe + CuSO4 ⟶ FeSO4 + Cu.
C. Fe + CuSO4 ↛ không phản ứng. D. Fe + CuSO4 ⟶ FeCuSO4
Câu 19: Thành phần của superphosphate đơn gồm
A. Ca(H2PO4)2, CaSO4. B. CaHPO4, CaSO4. C. CaHPO4. D. Ca(H2PO4)2.
Câu 20: Công thức hóa học của acid có nhiều trong dịch vị dạ dày là
A. CH3COOH. B. HNO3. C. HCl. D. H2SO4.
----- HẾT -----
Đáp án
1.B |
2.D |
3.B |
4.B |
5.A |
6.D |
7.B |
8.B |
9.C |
10.A |
11.D |
12.D |
13.C |
14.C |
15.C |
16.A |
17.D |
18.B |
19.A |
20.C |
Câu 1:
Phương pháp giải
Biến đổi vật lý không có sự tạo thành chất mới.
Lời giải chi tiết
Thắp sáng bóng đèn dây tóc là quá trình biến đổi vật lý vì không tạo ra chất mới.
- Đốt cháy củi trong bếp là quá trình xảy ra biến đổi hóa học. Vì củi (có thành phần cellulose) và oxygen trong không khí đã tác dụng với nhau để tạo thành chất mới là hơi nước và khí carbon dioxide
- Đốt sợi dây đồng trên lửa đèn cồn. Vì sợi dây đồng đã tác dụng với oxygen trong không khí tạo thành copper (II) oxide.
- Để sợi dây thép ngoài không khí ẩm bị gỉ. Vì thép (có thành phần sắt) đã tác dụng với oxygen trong không khí tạo thành oxide của sắt.
Chọn B.
Câu 2:
Phương pháp giải
Lý thuyết về phản ứng hóa học.
Lời giải chi tiết
Trong phản ứng hóa học, phân tử này biến đổi thành phân tử khác là do liên kết giữa các nguyên tử thay đổi.
Chọn D.
Câu 3:
Phương pháp giải
Dựa vào lý thuyết về định luật bảo toàn khối lượng.
Lời giải chi tiết
Khối lượng trước và sau một phản ứng hóa học được bảo toàn vì số lượng nguyên tử không thay đổi.
Chọn B.
Câu 4:
Phương pháp giải
Dựa vào PTHH.
Lời giải chi tiết
2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O
Chọn B.
Câu 5:
Phương pháp giải
Dựa vào khái niệm về mol.
Lời giải chi tiết
1,2 mol Cu có số nguyên tử Cu = 1,2.6,022.1023 = 7,2.1023
Chọn A.
Câu 6:
Phương pháp giải
Viết PTHH.
Từ nAl ⟹ nO2 ⟹ V
Lời giải chi tiết
nAl = 5,4:27 = 0,2 mol
4.Al + 3.O2 ⟶ 2.Al2O3
0,2 ⟶ 0,15
⟹ nO2 = 0,15 mol ⟹ VO2 = 0,15.24,79 = 3,7185 lít
Chọn D.
Câu 7:
Phương pháp giải
PTHH: 2NaOH + MgCl2 → Mg(OH)2 ↓ + 2NaCl
Xác định chất hết, chất dư
Từ PTHH tính theo chất hết suy ra số mol của Mg(OH)2
Tính khối lượng Mg(OH)2
Lời giải chi tiết
PTHH: 2NaOH + MgCl2 → Mg(OH)2 ↓ + 2NaCl
Bđ: 0,1 0,04 mol (Vì \(\frac{{0,1}}{2} > \frac{{0,04}}{1}\) ⟹ MgCl2 hết)
Pư: 0,08 ← 0,04 → 0,04 → 0,08 mol
Sau: 0,02 0 0,04 0,08 mol
⟹ mMg(OH)2 = 0,04.58 = 2,32 gam
Chọn B.
Câu 8:
Phương pháp giải
Dựa vào khái niệm dung môi sgk hóa 8 trang 136.
Lời giải chi tiết
Dung môi là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch.
Chọn B.
Câu 9:
Phương pháp giải
\(C\% {\rm{ \;}} = \frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{{\rm{dd}}}}}}.100\% \)
Lời giải chi tiết
mdd = mH2O + mNaCl = 200 gam
C% = 20/200.100% = 10%
Chọn C.
Câu 10:
Phương pháp giải
Công thức tính nồng độ mol: CM = nct/Vdd.
Lời giải chi tiết
nCuSO4 = 16/160 = 0,1 mol
⟹ CM = nCuSO4/Vdd = 0,1/0,4 = 0,25M
Chọn A.
Câu 11:
Phương pháp giải
Dựa vào lý thuyết về tốc độ phản ứng và chất xúc tác.
Lời giải chi tiết
D sai, vì xúc tác không làm tăng nồng độ chất tham gia phản ứng.
Chọn D.
Câu 12:
Phương pháp giải
Lý thuyết về acid.
Lời giải chi tiết
D sai, vì HNO3 ⟶ H+ + NO3-.
Chọn D.
Câu 13:
Phương pháp giải
Ứng dụng của HCl.
Lời giải chi tiết
Ứng dụng của HCl: sản xuất chất dẻo, sản xuất dược phẩm, tẩy rửa kim loại.
⟹ Có 3 ứng dụng.
Chọn C.
Câu 14:
Phương pháp giải
Dựa vào khái niệm base.
Lời giải chi tiết
KOH, NaOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2 gồm các base.
Chọn C.
Câu 15:
Phương pháp giải
Lý thuyết về thang pH.
Lời giải chi tiết
Giá trị pH càng nhỏ thì môi trường có tính acid càng mạnh.
Chọn C.
Câu 16:
Phương pháp giải
Lý thuyết về oxide.
Lời giải chi tiết
Thành phần chính của cát là silicon dioxide.
Chọn A.
Câu 17:
Phương pháp giải
Muối = Kim loại/ NH4+ + gốc muôi
Lời giải chi tiết
Dãy gồm các chất là: CuSO4, K3PO4, Cu(NO3)2, ZnSO4.
Chọn D.
Câu 18:
Phương pháp giải
Muối + Kim loại ⟶ Muối mới + Kim loại mới
Lời giải chi tiết
Fe + CuSO4 ⟶ FeSO4 + Cu.
Chọn B.
Câu 19:
Phương pháp giải
Dựa vào lý thuyết về phân bón hóa học.
Lời giải chi tiết
Thành phần của superphosphate đơn gồm Ca(H2PO4)2, CaSO4.
Chọn A.
Câu 20:
Phương pháp giải
Vai trò của một số dung dịch trong đời sống, sinh hoạt.
Lời giải chi tiết
Acid có nhiều trong dạ dày: HCl.
Chọn C.
- Đề thi giữa kì 1 KHTN 8 Cánh diều - Đề số 7
- Đề thi giữa kì 1 KHTN 8 Cánh diều - Đề số 8
- Tổng hợp 5 đề giữa kì 1 KHTN 8 Cánh diều có đáp án
- Đề thi giữa kì 1 KHTN 8 Cánh diều - Đề số 9
- Đề thi giữa kì 1 KHTN 8 Cánh diều - Đề số 10
>> Xem thêm