30 bài tập về liên kết ion - tinh thể ion có lời giải

Làm đề thi

Câu hỏi 1 :

Nhận định nào là không chính xác.Các nguyên tử liên kết với nhau thành phân tử để:

          

  • A Chuyển sang trạng thái có có mức năng lượng thấp hơn (bền vững hơn).
  • B Có cấu hình e của khí hiếm.
  • C Có cấu hình e lớp ngoài cùng là 2e hoặc 8e.
  • D Chuyển sang trạng thái có mức năng lượng cao hơn.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Nhận định không chính xác về liên kết ion là:

            

  • A Được hình thành bởi lực hút tĩnh điện từ các điện tích trái dấu.
  • B Hợp chất ion thường tan tốt trong nước.
  • C Hợp chất ion thường dẫn điện tốt ở trạng thái lỏng và khi trong dung dịch.
  • D Được hình thành bởi các cặp e chung.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Liên kết ion được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu không phải các cặp e dùng chung

=> Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Phân tử nào sau đây được hình thành bằng liên kết ion:

 

  • A NaCl. 
  • B HCl.     
  • C H2O. 
  • D Cl2.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Liên kết ion được hình thành bởi kim loại điển hình và phi kim điển hình

=> Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Liên kết hoá học trong NaCl được hình thành là do:

       

  • A Hai hạt nhân nguyên tử hút e rất mạnh.
  • B Mỗi nguyên tử Na và Cl góp chung 1e.
  • C Mỗi nguyên tử đó nhường hoặc thu e để trở thành các ion trái dấu hút nhau bởi lực hút tĩnh điện.
  • D Hai nguyên tử tương tác yếu với nhau.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Oxi có số hiệu nguyên từ là 8. Oxi dễ dàng:

         

  • A Nhường 2e để tạo thành ion.   
  • B Nhận 2e để tạo thành ion.
  • C Nhường 6e để tạo thành ion.   
  • D Nhận 6e để tạo thành ion.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

- Viết cấu hình e của O

- Quan sát cấu hình e của oxi để biết O dễ nhường hay nhận e để đạt cấu hình bền vững của khí hiếm

Lời giải chi tiết:

Oxi có cấu hình e: 1s22s22p4

Oxi lớp ngoài cùng có 6e dễ dàng nhận thêm 2e để trở thành ion âm

O + 2e → O2-

=> Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Natri có số hiệu nguyên tử là 11. Natri dễ dàng:

        

  • A Nhường 1e để tạo thành ion.  
  • B Nhận 1e để tạo thành ion.
  • C Nhường 7e để tạo thành ion.       
  • D Nhận 7e để tạo thành ion.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

- Viết cấu hình e của Na

- Quan sát cấu hình e của oxi để biết Na dễ nhường hay nhận e để đạt cấu hình bền vững của khí hiếm

Lời giải chi tiết:

Natri có cấu hình e: 1s22s22p63s1

Natri lớp ngoài cùng có 1e dễ dàng cho đi 1e để trở thành ion dương

Na  → Na++ 1e

=> Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Số electron lớp ngoài cùng của ion S2- (Z = 16) là:

         

  • A 6e
  • B 8e
  • C 2e
  • D 10e

Đáp án: B

Phương pháp giải:

- Viết cấu hình e của S

- Thêm 2e vào lớp ngoài cùng ta thu được cấu hình e của S2-

Lời giải chi tiết:

Cấu hình e của S: 1s22s22p63s23p4

=> Cấu hình e của S2-: 1s22s22p63s23p6

=> Số e lớp ngoài cùng = 8

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Cấu hình e lớp ngoài cùng của ion K+ (Z = 19) là:

  • A 4s1
  • B 4s2.   
  • C 4s24p6.  
  • D 3s23p6.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

- Viết cấu hình e của K

- Bớt 1e lớp ngoài cùng ta thu được cấu hình e của K+

Lời giải chi tiết:

Cấu hình e của K: 1s22s22p63s23p64s1

=> Cấu hình e của K+: 1s22s22p63s23p6

=> Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Cấu hình e lớp ngoài cùng của ion N3- (Z = 7) là:

  • A 2s22p3.    
  • B 2s22p6.  
  • C 3s23p3.   
  • D 3s23p6.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

- Viết cấu hình e của N

- Thêm 3e vào lớp ngoài cùng ta thu được cấu hình e của N3-

Lời giải chi tiết:

Cấu hình e của N: 1s22s22p3

=> Cấu hình e của N3-: 1s22s22p6

=> Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Cấu hình e lớp ngoài cùng của Fe3+ (Z = 26) là:

  • A 3d5.
  • B 3d9.   
  • C 3d84s2
  • D 3d74s2.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

- Viết cấu hình e của Fe

- Bớt 3e lớp ngoài cùng ta thu được cấu hình e của Fe3+

Lời giải chi tiết:

Cấu hình e của Fe: 1s22s22p63s23p63d64s2

=> Cấu hình e của Fe3+: 1s22s22p63s23p63d5

=> Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Số lớp e của ion Ca2+ là:

  • A 2
  • B 3
  • C 4
  • D 5

Đáp án: B

Phương pháp giải:

- Viết cấu hình e của Ca

- Bớt 2e lớp ngoài cùng ta thu được cấu hình e của Ca2+

Lời giải chi tiết:

Ca (Z = 20): 1s22s22p63s23p64s2

Ca2+ : 1s22s22p63s23p6

=> Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Số lớp e của ion P3- là:

  • A 2
  • B 3
  • C 4
  • D 5

Đáp án: B

Phương pháp giải:

- Viết cấu hình e của P

- Thêm 3e vào lớp ngoài cùng ta thu được cấu hình e của P3-

Lời giải chi tiết:

P (Z = 15): 1s22s22p63s23p3

P3- : 1s22s22p63s23p6

=> Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Cho các ion: Na+, Mg2+, Al3+, Ca2+,  S2-, Cl-, O2-. Số ion có 10e là:

  • A 2
  • B 3
  • C 4
  • D 5

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Từ số hiệu nguyên tử của các nguyên tố => số e của các ion => các ion có 10e

Lời giải chi tiết:

Na (Z = 11); Mg (Z = 12); Al (Z = 13); Ca (Z = 20); Cl (Z = 17); O (Z = 8); S (Z = 16)

=> Các ion có 10e trong phân tử Na+, Mg2+, Al3+, O2-

=> Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Cho các ion: Na+, Mg2+, Al3+, Ca2+,  S2-, Cl-, O2-. Số ion có 3 lớp e là:

  • A 2
  • B 3
  • C 4
  • D 5

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Từ số hiệu nguyên tử của các nguyên tố => số e của các ion => các ion có 10e

Lời giải chi tiết:

Viết cấu hình e => các ion S2-,Ca2+ , Cl- có 3 lớp e trong phân tử

=> Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Hợp chất không chứa ion đa nguyên tử là:

  • A NH4Cl. 
  • B Na2CO3
  • C NaCl.      
  • D (NH4)2CO3.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Ion đa nguyên tử là ion được tạo nên từ nhiều nguyên tử liên kết với nhau để thành một nhóm nguyên tử mang điện tích dương hay âm.

=> Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Cation R+ có cấu hình e ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Vậy R là:

  • A Kim loại.    
  • B Phi kim. 
  • C Khí hiếm.   
  • D Không xác định.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Ion X2- có cấu hình e ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Vị trí của X là:

           

  • A Ô 8 chu kỳ 2 nhóm VIA.  
  • B Ô 10 chu kỳ 2 nhóm VIIIA.
  • C Ô 8 chu kỳ 3 nhóm VIA.     
  • D Ô 10 chu kỳ 3 nhóm IIA.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

- Viết cấu hình ion X2-

- Bớt đi 2e lớp ngoài cùng thu được cấu hình e của X

- Từ cấu hình e suy ra vị trí của X trong bảng tuần hoàn:

+ Số lớp => chu kì

+ Số e lớp ngoài cùng => nhóm

Lời giải chi tiết:

X2- có cấu hình e ở phân lớp ngoài cùng là 2p6

=> Cấu hình e của X: 1s22s22p4

=> X thuộc ô số 8 chu kì 2 nhóm VIA

=> Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Nguyên tố X thuộc nhóm IIA, chu kỳ 2 còn nguyên tố Y thuộc nhóm VIIA, chu kỳ 3 trong bảng hệ thống tuần hoàn. Liên kết hoá học có khi X và Y kết hợp với nhau là

           

  • A Liên kết cộng hoá trị có cực.  
  • B Liên kết cộng hoá trị không cực.
  • C Liên kết ion.    
  • D Không có liên kết.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Từ vị trí của các nguyên tố => KL hay PK => loại liên kết

Lời giải chi tiết:

X thuộc nhóm IIA, chu kỳ 2 => X có cấu hình e:1s22s2 => Be – kim loại

Y thuộc nhóm VIIA, chu kỳ 3 => Y có cấu hình e: 1s22s22p63s23p5 => Cl – phi kim

=> liên kết giữa kim loại – phi kim là liên kết ion

=> Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Nguyên tố X thuộc nhóm IIA, chu kỳ 2 còn nguyên tốY thuộc nhóm VIIA, chu kỳ 3 trong bảng hệ thống tuần hoàn. Công thức của hợp chất giữa X và Y là:

  • A XY2
  • B XY7.    
  • C X2Y. 
  • D X7Y.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

X nhóm IIA => dễ nhường 2e => điện tích ion là 2+

Y nhóm VIIA => dễ nhận 1e => điện tích ion là 1-

=> Công thức

Lời giải chi tiết:

X nhóm IIA => dễ nhường 2e => điện tích ion là 2+

Y nhóm VIIA => dễ nhận 1e => điện tích ion là 1-

=> Công thức là XY2

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Nguyên tố X có cấu hình e lớp ngoài cùng là 4s1 còn nguyên tố Y có cấu hình e lớp ngoài cùng là 3s23p4. Hợp chất giữa X và Y có công thức là:

  • A X2Y.    
  • B X6Y.  
  • C  XY2
  • D XY6.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

X dễ nhường 1e => điện tích ion là 1+

Y dễ nhận 2e => điện tích là 2-

=> Công thức

Lời giải chi tiết:

X dễ nhường 1e => điện tích ion là 1+

Y dễ nhận 2e => điện tích là 2-

=> Công thức là X2Y

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Bản chất của liên kết ion là:

         

  • A Lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu. 
  • B Cặp e dùng chung giữa các nguyên tử.
  • C Lực tương tác giữa các phân tử.    
  • D Lực tương tác giữa các nguyên tử.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Phân tử nào sau đây được hình thành bằng liên kết ion:

  • A NaCl.  
  • B HCl.    
  • C O2.    
  • D H2SO4.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Liên kết ion được hình thành giữa kim loại điển hình và phi kim điển hình

Lời giải chi tiết:

Liên kết trong phân tử NaCl là liên kết ion

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Khi hình thành liên kết ion, nguyên tử K thường:

  • A

    nhường 1e.  

  • B nhận 1e
  • C nhường 7e.    
  • D nhận 7e.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Khi hình thành liên kết ion, nguyên tử Cl thường:

  • A nhường 1e.     
  • B nhận 1e. 
  • C nhường 7e.
  • D nhận 7e.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Chọn nhận định chưa chính xác về tinh thể ion:

         

  • A Phân tử NaCl có kiểu mạng tinh thể ion.
  • B  Phân tử H2O đá có kiểu mạng tinh thể ion.
  • C Tinh thể ion thường bền, có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao.
  • D Liên kết trong mạng tinh thể ion là lực hút tĩnh điện giữa các điện tích trái dấu.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

B sai vì H2O đá có mạng tinh thể phân tử

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Liên kết ion đc hình thành từ:

           

  • A  Lực hút tĩnh điện giữa các điện tích trái dấu.
  • B Các cặp electron dùng chung.
  • C Lực tương tác yếu giữa các phân tử.
  • D Các electron tự do có trong nguyên tử.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Liên kết ion được hình thành từ lực hút tĩnh điện giữa các điện tích trái dấu.

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Phân tử được hình thành từ liên kết ion là:

  • A NaCl.    
  • B H2O.  
  • C HCl.      
  • D NH3.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Na và Cl là kim loại điển hình và phi kim điển hình => liên kết được hình thành là liên kết ion

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Cho độ âm điện của Mg = 1,31; Cl= 3,16. Liên kết hóa học trong phân tử MgCl2 là liên kết :

                                        

  • A cộng hóa trị
  • B cộng hóa trị không cực                                                                   
  • C  ion     
  • D cộng hóa trị có cực

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Phương pháp : tính hiệu độ âm điện

Lời giải hiệu độ âm điện là 3,16 -1,31 = 1,85 > 1,7 nên liên kết là liên kết ion

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Trong các dãy chất sau, dãy gồm các chất trong phân tử đều có liên kết ion là:

                                       

  • A KHS, Na2S, NaCl, HNO3 
  • B Na2SO4, K2S, KHS, NH4Cl

                             

  • C Na2SO4, KHS, H2S, SO2            
  • D H2O, K2S, Na2SO3, NaHS

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

A sai do HNO3 là liên kết công hóa trị

B đúng

C sai do SO2 và H2S là lk công hóa trị

D sai do H2O là lk cộng hóa trị

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Số hiệu nguyên tử X, Y lần lượt là 11 và 9. Liên kết giữa 2 nguyên tử X và Y thuộc loại liên kết

                                                                 

  • A  Liên kết ion  
  • B Liên kết cộng hóa trị phân cực

                  

  • C Liên kết cộng hóa trị không phân cực
  • D  Liên kết cho – nhận

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Phương pháp giải : viết cấu hình e của X và Y để tìm hóa trị của X, Y rồi tìm được công thức của hợp chất

Lời giải chi tiết:

 

Lời giải

X có cấu hình e Na : [Ne]3s1là kim loại mạnh

Và Y là F :  1s22s22p5 là phi kim mạnh

XY thuộc loại liên kết ion

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

>> Học trực tuyến Lớp 10 tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.