30 bài tập trắc nghiệm hoán vị chỉnh hợp tổ hợp mức độ nhận biết
Làm đề thiCâu hỏi 1 :
Cho tập hợp \(A = \left\{ {1;\,\,2;\,......;\,\,9;\,\,10} \right\}.\) Một tổ hợp chập 2 của 10 phần tử của A là:
- A \(C_{10}^2\)
- B \(\left\{ {1;\,\,2} \right\}\)
- C \(2!\)
- D \(A_{10}^2\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Một tổ hợp chập \(k\) của \(n\) phần tử là tập hợp gồm \(k\) phần tử của \(n\) phần tử đã cho.
Lời giải chi tiết:
Ta có tập hợp \(\left\{ {1;\,\,2} \right\}\) là một tổ hợp chập 2 của 10 phần tử của tập \(A.\)
Chọn B.
Câu hỏi 2 :
Cho tập A có 20 phần tử. Số tập con của A có 2 phần tử là:
- A \({20^2}\)
- B \({2^{20}}\)
- C \(C_{20}^2\)
- D \(A_{20}^2\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Áp dụng khái niệm tổ hợp.
Lời giải chi tiết:
Lấy 2 phần tử trong 20 phần tử có \(C_{20}^2\) cách.
Vậy tập hợp A có \(C_{20}^2\) tập con có 2 phần tử.
Chọn C.
Câu hỏi 3 :
Với \(n\) là số nguyên dương tùy ý lớn hơn \(1,\) mệnh đề nào dưới đây đúng?
- A \(C_n^2 = \frac{{n\left( {n - 1} \right)}}{2}.\)
- B \(C_n^2 = n\left( {n - 1} \right).\)
- C \(C_n^2 = 2n.\)
- D \(C_n^2 = \frac{{n!\left( {n - 1} \right)!}}{2}.\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Áp dụng công thức tính \(C_n^k = \frac{{n!}}{{k!\left( {n - k} \right)!}}\)
Lời giải chi tiết:
Ta có \(C_n^2 = \frac{{n!}}{{2!.\left( {n - 2} \right)!}} = \frac{{n\left( {n - 1} \right)}}{2}\).
Chọn A.
Câu hỏi 4 :
Một tổ có 10 người gồm 6 nam và 4 nữ. Cần gấp một đoàn đại biểu gồm 5 người, hỏi có bao nhiêu cách lập?
- A \(30240.\)
- B \(25.\)
- C \(50.\)
- D \(252.\)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Sử dụng công thức tính tổ hợp.
Lời giải chi tiết:
Lập một đoàn đại biểu gồm 5 người từ 10 người có \(C_{10}^5 = 252\) cách.
Chọn D.
Câu hỏi 5 :
Cho tập hợp M có 2020 phần tử. Số tập con của M có 2 phần tử là:
- A \(A_{2020}^2\)
- B \({2^{2020}}\)
- C \(C_{2020}^2\)
- D \({2020^2}\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Số cách chọn \(k\) phần tử trong số \(n\) phần tử có số cách chọn là \(C_n^k.\)
Lời giải chi tiết:
Số cách chọn 2 phần tử trong số 2020 phần tử có số cách chọn là \(C_{2020}^2.\)
Chọn C.
Câu hỏi 6 :
Có bao nhiêu cách chọn 2 học sinh từ một tổ gồm có 9 học sinh giữ chức danh tổ trưởng và tổ phó?
- A \({2^9}\)
- B \(C_9^2\)
- C \({9^2}\)
- D \(A_9^2\)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Chọn k học sinh trong n học sinh theo thứ tự có \(A_n^k\) cách chọn \(\left( {k < n,\,\,\,k \in \mathbb{N},\,\,n \in {\mathbb{N}^*}} \right).\)
Lời giải chi tiết:
Chọn 2 học sinh từ một tổ gồm có 9 học sinh giữ chức danh tổ trưởng và tổ phó có \(A_9^2\) cách chọn.
Chọn D.
Câu hỏi 7 :
Giả sử \(k,\,\,n\) là các số nguyên bất kì thỏa mãn \(1 \le k \le n.\) Mệnh đề nào sau đây đúng?
- A \(C_n^k = \dfrac{{n!}}{{k!}}\)
- B \(C_n^k = kC_n^{k - 1}\)
- C \(C_n^k = \dfrac{{n!}}{{\left( {n - k} \right)!}}\)
- D \(C_n^k = C_n^{n - k}\)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Sử dụng các công thức và tính chất của tổ hợp để chọn đáp án đúng.
Lời giải chi tiết:
Công thức tổ hợp chập \(k\) của \(n\) phần tử là: \(C_n^k = \frac{{n!}}{{k!\left( {n - k} \right)!}}\) \( \Rightarrow \) Đáp án A và C sai.
Tính chất: \(C_n^k = C_n^{n - k}\) \( \Rightarrow \) Đáp án B sai.
Chọn D.
Câu hỏi 8 :
Một lớp có 30 học sinh gồm 20 nam và 10 nữ. Hỏi có bao nhiêu cách chọn ra một nhóm 3 học sinh trong đó có ít nhất một học sinh nữ.
- A \(1140\)
- B \(2920\)
- C \(1900\)
- D \(900\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Thực hiện 2 phương án:
- Phương án 1: Chọn 1 học sinh nữ và 2 học sinh nam.
- Phương án 2: Chọn 2 học sinh nữ và 1 học sinh nữ.
Sau đó áp dụng quy tắc cộng.
Lời giải chi tiết:
Để chọn ra 3 học sinh trong đó có ít nhất một học sinh nữa ta có các phương án sau:
Phương án 1: Chọn 1 học sinh nữ và 2 học sinh nam, có \(C_{10}^1.C_{20}^2\) cách thực hiện.
Phương án 2: Chọn 2 học sinh nữ và 1 học sinh nữ, có \(C_{10}^2.C_{20}^1\) cách thực hiện.
Theo quy tắc cộng, ta có: \(C_{10}^1.C_{20}^2 + C_{10}^2.C_{20}^1 = 2920\) cách chọn ra 3 học sinh có cả nam và nữ.
Chọn B.
Câu hỏi 9 :
Có bao nhiêu cách chọn hai học sinh từ một nhóm gồm 10 học sinh?
- A \(C_{10}^2.\)
- B \(A_{10}^2\)
- C \({10^2}.\)
- D \({2^{10}}.\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Chọn \(k\) học sinh trong số \(n\) học sinh có số cách chọn là: \(C_n^k\) cách chọn.
Lời giải chi tiết:
Số cách chọn \(2\) học sinh trong \(10\) học sinh là:\(C_{10}^2\) cách chọn.
Chọn A.
Câu hỏi 10 :
Có bao nhiêu cách sắp xếp 7 bạn học sinh thành một hàng ngang ?
- A \(C_7^1\).
- B \(C_7^7\).
- C \({P_7}\).
- D \(A_7^1\).
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Sử dụng phép hoán vị.
Lời giải chi tiết:
Có \({P_7}\) cách sắp xếp 7 bạn học sinh thành một hàng ngang.
Chọn C.
Câu hỏi 11 :
Có bao nhiêu cách xếp 3 bạn A, B, C vào một dãy ghế hàng ngang có 4 chỗ ngồi?
- A 4 cách.
- B 64 cách.
- C 6 cách.
- D 24 cách.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Áp dụng công thức tính chỉnh hợp.
Lời giải chi tiết:
Có 3 bạn xếp vào 4 chỗ ngồi thì có \(P_4^3 = 24\) cách xếp chỗ.
Chọn D.
Câu hỏi 12 :
Có bao nhiêu cách chọn bốn học sinh từ một nhóm gồm 15 học sinh ?
- A \(A_{15}^4.\)
- B \({4^{15}}.\)
- C \({15^4}.\)
- D \(C_{15}^4.\)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Sử dụng phép tổ hợp.
Lời giải chi tiết:
Số cách chọn bốn học sinh từ một nhóm gồm 15 học sinh là: \(\)
Chọn D.
Câu hỏi 13 :
Trong một nhóm có 6 nam và 4 nữ. Số cách chọn ra hai người có cả nam và nữ là:
- A \(10\).
- B \(45\).
- C \(90\).
- D \(24\).
Đáp án: D
Phương pháp giải:
- Chọn 1 học sinh nam trong 6 học sinh nam.
- Chọn 1 học sinh nữ trong 4 học sinh nữ.
- Áp dụng quy tắc nhân.
Lời giải chi tiết:
Chọn 1 học sinh nam có 6 cách.
Chọn 1 học sinh nữ có 4 cách.
Vậy số cách chọn ra hai người có cả nam và nữ là: \(4.6 = 24\) (cách).
Chọn D.
Câu hỏi 14 :
Từ một nhóm học sinh gồm 6 nam và 8 nữ, có bao nhiêu cách chọn ra một học sinh?
- A \(14\)
- B \(48\)
- C \(6\)
- D \(8\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Tính tổng số học sinh. Số cách chọn một học sinh trong số \(n\) học sinh là: \(C_n^1.\)
Lời giải chi tiết:
Ta có số học sinh là: \(6 + 8 = 14\) (học sinh).
Như vậy có \(C_{14}^1 = 14\) cách chọn một học sinh.
Chọn A.
Câu hỏi 15 :
Một nhóm học sinh gồm 9 học sinh nam và \(x\) học sinh nữ. Biết rằng có 15 cách chọn ra một học sinh từ nhóm học sinh trên, khi đó giá trị của \(x\) là:
- A \(24\)
- B \(6\)
- C \(12\)
- D \(225\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Áp dụng quy tắc cộng.
Lời giải chi tiết:
Để chọn ra một học sinh ta có 2 phương án thực hiện:
Phương án 1: Chọn một học sinh nam, có 9 cách chọn.
Phương án 2: Chọn một học sinh nữ, có \(x\) cách chọn.
Theo quy tắc cộng, ta có: \(9 + x\) cách chọn ra một học sinh
Theo bài ra, ta có: \(9 + x = 15 \Leftrightarrow x = 6\).
Chọn B.
Câu hỏi 16 :
Từ một nhóm học sinh gồm 6 nam và 8 nữ, có bao nhiêu cách chọn ra 3 học sinh có cả nam và nữ?
- A \(120\)
- B \(168\)
- C \(288\)
- D \(364\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Thực hiện 2 phương án:
- Phương án 1: Chọn 2 học sinh nam và 1 học sinh nữ.
- Phương án 2: Chọn 1 học sinh nam và 2 học sinh nữ.
Sau đó áp dụng quy tắc cộng.
Lời giải chi tiết:
Phương án 1: Chọn 2 học sinh nam và 1 học sinh nữ, có \(C_6^2.C_8^1 = 120\) cách thực hiện.
Phương án 2: Chọn 1 học sinh nam và 2 học sinh nữ, có \(C_6^1.C_8^2 = 168\) cách thực hiện.
Theo quy tắc cộng, ta có: \(120 + 168 = 288\) cách chọn ra 3 học sinh có cả nam và nữ.
Chọn C.
Câu hỏi 17 :
Cho tập \(A\) gồm 10 phần tử. Số tập con gồm 5 phần tử của tập \(A\) là
- A \({5^{10}}\)
- B \(A_{10}^5\)
- C \(C_{10}^5\)
- D \({P_5}\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Sử dụng khái niệm tổ hợp: Giả sử tập hợp \(A\) có \(n\) phần tử \(\left( {n \ge 1} \right)\). Mỗi tập hợp con gồm \(k\) phần tử của \(A\) được gọi là một tổ hợp chập \(k\) của \(n\) phần tử\(\left( {C_n^k} \right)\) đã cho.
Lời giải chi tiết:
Số tập hợp con có 5 phần tử là số cách chọn 5 trong 10 phần tử
\( \Rightarrow \) Có \(C_{10}^5\) tập con gồm 5 phần tử của tập \(A\).
Chọn C.
Câu hỏi 18 :
Cho tập hợp \(M\) có \(30\) phần tử. Số tập con gồm \(5\) phần tử của \(M\) là
- A \(A_{30}^4\)
- B \({30^5}\)
- C \({5^30}\)
- D \(C_{30}^5\)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Sử dụng định nghĩa tổ hợp: Giả sử tập \(A\) có \(n\) phần tử \(\left( {n \ge 1} \right)\). Mỗi tập con gồm \(k\) phần tử của \(A\) được gọi là một tổ hợp chập \(k\) của \(n\) phần tử \(\left( {C_n^k} \right)\) đã cho.
Lời giải chi tiết:
Số tập con gồm \(5\) phần tử của \(M\) là \(C_{30}^5\).
Chọn: D.
Câu hỏi 19 :
Trong lớp học có 10 học sinh gồm 5 nam và 5 nữ. Có bao nhiêu cách chọn đội văn nghệ gồm 6 bạn sao cho số nam bằng số nữ?
- A \(100\).
- B \(255\).
- C \(150\).
- D \(81\).
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Sử dụng kiến thức về tổ hợp.
Lời giải chi tiết:
Để tạo thành 1 đội văn nghệ gồm 6 bạn mà số nam bằng số nữ thì ta cần 3 nam và 3 nữ.
Số cách chọn là: \(C_5^3.C_5^3 = 100\)
Chọn A.
Câu hỏi 20 :
Tập hợp \(M\) có 30 phần tử. Số các tập con gồm 5 phần tử của \(M\) là:
- A \({30^5}\).
- B \(A_{30}^4\).
- C \(C_{30}^5\).
- D \({30^6}\).
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Sử dụng khái niệm chỉnh hợp: Chỉnh hợp chập \(k\) của \(n\) là số cách chọn \(k\) phần tử khác nhau từ tập hợp có \(n\) phần tử.
Lời giải chi tiết:
Số các tập con gồm 5 phần tử của \(M\) là: \(C_{30}^5\).
Chọn C.
Câu hỏi 21 :
Trong mặt phẳng cho 18 điểm phân biệt trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng
Câu 1:
Số tam giác mà các đỉnh của nó thuộc tập hợp điểm đã cho là
- A \(A_{18}^3\)
- B \(C_{18}^3\)
- C \(6\)
- D \(\dfrac{{18!}}{3}\)
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
a) Chọn ra 3 điểm bất kì trong 18 điểm sẽ tạo thành 1 tam giác: \(C_{18}^3\)cách chọn.
Chọn B.
Câu 2:
Số vectơ có điểm đầu và điểm cuối thuộc tập điểm đã cho là
- A \(A_{18}^2\)
- B \(C_{18}^2\)
- C \(9\)
- D \(\dfrac{{18!}}{2}\)
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Chọn 2 điểm trong 18 điểm và hoán đổi vị trí sẽ tạo thành 1 vec tơ: \(A_{18}^2\)cách.
Chọn A.
Câu hỏi 22 :
Công thức tính số hoán vị \({P_n}\) là
- A \({P_n} = \left( {n - 1} \right)!.\)
- B \({P_n} = \left( {n + 1} \right)!.\)
- C \({P_n} = \dfrac{{n!}}{{n - 1}}.\)
- D \({P_n} = n!.\)
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
\({P_n} = n!\).
Chọn D.
Câu hỏi 23 :
Số (5! – P4) bằng:
- A 5
- B 12
- C 24
- D 96
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
\(5! - {P_4} = 5! - 4! = 96\).
Chọn D.
Câu hỏi 24 :
Với \(n\) là số nguyên dương tùy ý lớn hơn \(1,\) mệnh đề nào dưới đây đúng?
- A \(C_n^2 = \dfrac{{n\left( {n - 1} \right)}}{2}\)
- B \(C_n^2 = n\left( {n - 1} \right)\)
- C \(C_n^2 = 2n\)
- D \(C_n^2 = \dfrac{{n!\left( {n - 1} \right)!}}{2}\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Sử dụng các công thức: \(C_n^k = \dfrac{{n!}}{{k!\left( {n - k} \right)!}},\,\,A_n^k = \dfrac{{n!}}{{\left( {n - k} \right)!}}\)
Lời giải chi tiết:
+) Xét đáp án A: \(C_n^2 = \dfrac{{n!}}{{2!\left( {n - 2} \right)!}} = \dfrac{{n\left( {n - 1} \right)\left( {n - 2} \right)!}}{{2\left( {n - 2} \right)!}} = \dfrac{{n\left( {n - 1} \right)}}{2}\)
\( \Rightarrow \) Đáp án A đúng.
Chọn A.
Câu hỏi 25 :
Từ các chữ số \(1,\,2,\,3,\,4,\,5,\,6,\,7\) lập được bao nhiêu số tự nhiên gồm ba chữ số khác nhau?
- A \(A_7^3\).
- B \({7^3}\).
- C \({3^7}\).
- D \(C_7^3\).
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Sử dụng phép chỉnh hợp.
Lời giải chi tiết:
Từ các chữ số \(1,\,2,\,3,\,4,\,5,\,6,\,7\) lập được \(A_7^3\) số tự nhiên gồm ba chữ số khác nhau.
Chọn: A.
Câu hỏi 26 :
Một nhóm học sinh có 5 học sinh nam và 7 học sinh nữ. Số cách chọn 4 học sinh của nhóm để tham gia buổi lao động là
- A \(A_{12}^4.\)
- B \(C_5^4 + C_7^4.\)
- C \(4!\).
- D \(C_{12}^4.\)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Sử dụng tổ hợp.
Lời giải chi tiết:
Tổng số học sinh của tổ là \(5 + 7 = 12\) (học sinh).
Vậy số cách lấy 4 học sinh của nhóm để tham gia lao động là \(C_{12}^4.\)
Chọn D.
Câu hỏi 27 :
Tìm các số tự nhiên có 7 chữ số, các chữ số đôi một phân biệt và được lấy từ tập \(\left\{ {1;2;3;4;5;6;7} \right\}\).
- A \(4005\)
- B \(5004\)
- C \(5040\)
- D \(4050\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Sử dụng hoán vị.
Lời giải chi tiết:
Số các số tự nhiên có 7 chữ số, các chữ số đôi một phân biệt và được lấy từ tập \(\left\{ {1;2;3;4;5;6;7} \right\}\) là \(7! = 5040\).
Chọn C.
Câu hỏi 28 :
Có bao nhiêu cách xếp 6 người vào một bàn tròn có 6 chỗ ngồi?
- A 120.
- B 360.
- C 150.
- D 720.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Lấy một người làm mốc.
Xếp 5 người còn lại vào 5 vị trí: 5!.
Chọn A.
Câu hỏi 29 :
Số các hoán vị của dãy \(a,\,\,b,\,\,c,\,\,d,\,\,e\) mà phần tử đầu tiên bằng \(a\) là:
- A \(5!\)
- B \(4!\)
- C \(3!\)
- D \(2!\)
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Phần tử đầu tiên cố định là a
\( \Rightarrow \) Hoán vị 4 phần tử b,c,d,e còn lại ta có: 4! Cách
\( \Rightarrow \) Có: \(1.4!\)
Chọn B.
Câu hỏi 30 :
Trong mặt phẳng cho 2019 điểm phân biệt. Hỏi có tất cả bao nhiêu vectơ khác vectơ không mà có điểm đầu và điểm cuối thuộc 2019 điểm trên ?
- A \(\dfrac{{2019!}}{{2!.2017!}}.\)
- B \(\dfrac{{2019!}}{{2!}}.\)
- C \(\dfrac{{2017!}}{{2019!}}.\)
- D \(\dfrac{{2019!}}{{2017!}}.\)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Sử dụng công thức tính tổ hợp \(C_n^k = \dfrac{{n!}}{{k!.\left( {n - k} \right)!}}\).
Lời giải chi tiết:
Cứ 2 điểm bất kì trong 2019 điểm đã cho sẽ tạo thành 2 véotơ khác véctơ không.
Do đó có tất cả số véctơ là: \(2.C_{2019}^2 = 2.\dfrac{{2019!}}{{2!.2017!}} = \dfrac{{2019!}}{{2017!}}\)
Chọn D.
Tổng hợp các bài tập trắc nghiệm hoán vị chỉnh hợp tổ hợp mức độ thông hiểu có đáp án và lời giải chi tiết
Tổng hợp các bài tập trắc nghiệm hoán vị chỉnh hợp tổ hợp mức độ vận dụng, vận dụng cao có đáp án và lời giải chi tiết