Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Văn lớp 11 - Đề số 4

Đề bài

Câu 1 :

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

Trí tuệ cảm xúc là khả năng nhận dạng cảm xúc, hiểu được ý nghĩa của chúng và nhận ra tác động của chúng đối với những người xung quanh. Trí tuệ cảm xúc bao hàm cả việc nhận thức người khác: khi bạn hiểu cảm xúc của mọi người, bạn sẽ kiểm soát các mối quan hệ hiệu quả hơn.

Những người giàu trí tuệ cảm xúc hiểu rõ cảm xúc của mình nên không bao giờ để chúng chế ngự. Đồng thời họ cũng rất nghiêm khắc khi đánh giá bản thân. Họ biết đâu là điểm mạnh và điểm yếu của mình để từ đó phát huy hoặc khắc phục, nhờ vậy họ có thể làm việc hiệu quả hơn. Nhiều người tin rằng sự hiểu rõ bản thân chính là thành tố quan trọng nhất của trí tuệ cảm xúc…

Biết cảm thông có lẽ là thành tố quan trọng thứ hai của trí tuệ cảm xúc. Cảm thông là việc bạn đồng cảm và hiểu được ước muốn, nhu cầu và quan điểm của những người sông quanh bạn. Những người biết cảm thông thường rất giỏi trong việc nắm bắt cám xúc của người khác, kể cả những cảm xúc tinh tế nhất. Nhờ vậy, họ luôn biết cách lắng nghe người khác và thiết lập quan hệ với mọi người. Họ không bao giờ nhìn nhận vấn đề một cách rập khuôn hay phán đoán tình huống quá vội vàng. Họ luôn sống chân thành và cởi mở…

Như vậy, trí tuệ cảm xúc là một yếu tố quan trọng giúp bạn đạt đến thành công trong cuộc sống, đặc biệt là trong sự nghiệp. Quản lý con người và các mối quan hệ là kĩ năng quan trọng của mọi nhà lãnh đạo, vì thế nâng cao và vận dụng trí tuệ cảm xúc  trong công việc là một cách thể hiện khả năng lãnh đạo của bạn.

(Theo mindtools.com, Trí tuệ cảm xúc – yếu tố quan trọng để thành công)

Câu 1.1

Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là:

  • A

    Nghị luận

  • B

    Miêu tả

  • C

    Biểu cảm

  • D

    Tự sự

Câu 1.2

Vấn đề chính được đề cập đến trong đoạn trích là:

  • A

    Những kiến thức căn bản về trí tuệ

  • B

    Những kiến thức căn bản về cảm xúc

  • C

    Những kiến thức căn bản về trí tuệ cảm xúc

  • D

    Trí tuệ tri phối cảm xúc của con người

Câu 1.3

Theo bài viết, người có trí tuệ cảm xúc là người như thế nào?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A

    Là người có sự hiểu biết rõ về cảm xúc của bản thân, không để cảm xúc điều khiển mình mà trái lại biết chế ngự nó.

  • B

    Là người biết cảm thông đối với người khác, từ đó biết lắng nghe và thiết lập mối quan hệ tốt đối với mọi người.

  • C

    Là người hiểu rõ bản thân mình

  • D

    Là người sinh ra đã nhạy cảm với bản thân, với cuộc sống.

Câu 1.4

Thông điệp của văn bản trên là gì?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A

    Rèn trí tuệ cảm xúc

  • B

    Cần vun đắp mối quan hệ tốt đẹp với tất cả mọi người

  • C

    Cần đặt mình vào vị trí của người khác, từ đó biết cư xử thấu tình đạt lí.

  • D

    Chế ngự cảm xúc nhất thời của bản thân

Câu 2 :

Tố Hữu sinh ra trong một gia đình như thế nào?

  • A.

    Gia đình Nho học

  • B.

    Gia đình viên chức nghèo

  • C.

    Gia đình gốc quan lại

  • D.

    Gia đình buôn bán

Câu 3 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Nét hiện đại trong hai câu thơ cuối bài thơ Chiều tối:

Con người trở thành trung tâm của bức tranh, mang vẻ đẹp mộc mạc, khỏe khoắn.

Con người xuất hiện lấp ló, nhỏ bé, làm nền cho bức tranh thiên nhiên

Vẻ đẹp ở trần thế

Câu 4 :

Ý nghĩa ngữ pháp của tiếng Việt được biểu thị bằng:

  • A.

    Trật tự từ

  • B.

    Hư từ

  • C.

    Lượng từ

  • D.

    Đáp án A và B

Câu 5 :

Đây thôn Vĩ Dạ được in trong tập thơ nào?

  • A.

    Gái quê

  • B.

    Xuân như ý

  • C.

    Thơ điên

  • D.

    Thượng thanh kí

Câu 6 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già

Thời gian trong hai câu thơ trên là thời gian như thế nào?

Thời gian tuyến tính, không trở lại

Thời gian tuần hoàn, thời gian trở lại

Câu 7 :

Nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ sau: Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu

  • A.

    Điệp từ

  • B.

    Nhân hóa

  • C.

    Đảo ngữ

  • D.

    So sánh

Câu 8 :

Đáp án nào dưới đây không phải giá trị nghệ thuật của Hầu trời?

  • A.

    Thể thơ thất ngôn trường thiên

  • B.

    Giọng điệu thoải mái, tự nhiên

  • C.

    Ngôn ngữ giản dị, sống động, hóm hỉnh

  • D.

    Sử dụng nhiều điển tích, điển cố

Câu 9 :

Tiếng là đơn vị nhỏ nhất cấu tạo nên:

  • A.

    Từ

  • B.

    Câu

  • C.

    Đoạn văn

  • D.

    Văn bản

Câu 10 :

Từ gồm hai loại, đó là:

  • A.

    Từ đơn và từ phức

  • B.

    Từ ghép và từ láy

  • C.

    Từ và từ phức

  • D.

    Từ đơn và từ ghép

Câu 11 :

Tràng giang của tác giả nào?

  • A.

    Tản Đà

  • B.

    Huy Cận

  • C.

    Xuân Diệu

  • D.

    Hàn Mặc Tử

Câu 12 :

Đây thôn Vĩ Dạ được sáng tác năm bao nhiêu?

  • A.

    1938

  • B.

    1939

  • C.

    1940

  • D.

    1941

Câu 13 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nội dung sau về bài thơ Chiều tối đúng hay sai?

“Trên đường chuyển lao đầy mệt mỏi, gian khổ, người chiến sĩ  vẫn mang phong thái ung dung, lạc quan, hướng ánh mắt về thiên nhiên núi rừng”.

Đúng
Sai
Câu 14 :

Sự đối lập trong mùa xuân của đất trời với mùa xuân của con người được thể hiện qua hai câu thơ nào?

  • A.

    Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất / Lòng tôi rụng, nhưng lượng trời cứ chật

  • B.

    Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua / Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già

  • C.

    Con gió xinh thì thào trong gió biếc, / Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?

  • D.

    Mùi tháng năm đều rớm vi chia phôi / Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt

Câu 15 :

Đáp án nào dưới đây là biện pháp nghệ thuật của bài thơ Chiều tối?

  • A.

    Sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại

  • B.

    Ngôn ngữ giàu nhạc điệu

  • C.

    Bút pháp tả cảnh ngụ tình

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 16 :

Nghĩa tình thái của câu dưới đây:

“Hình như trong ý mụ, mụ nghĩ: Chúng mày ở nhà tao, thì những thứ của chúng mày cũng như của tao”

(Làng – Kim Lân)

  • A.

    Khẳng định tính chân thực của sự việc

  • B.

    Phỏng đoán sự việc

  • C.

    Đánh giá sự việc có thực hay không có thực

  • D.

    Khẳng định tính tất yếu của sự việc

Câu 17 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Từ ấy được sáng tác trong hoàn cảnh: “Ngày được đứng vào hàng ngũ những người phấn đấu vì lí tưởng cao đẹp là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời Tố Hữu. Ghi nhận kỉ niệm đáng nhớ ấy với những cảm xúc, suy tư sâu sắc, Tố Hữu viết bài thơ Từ ấy”.

Nội dung trên đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 18 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Tản Đà chuyển sang sáng tác văn chương khi nào?

Sau hai khóa thi Hội hỏng

Sau hai khóa thi Hương hỏng

Sau hai khóa thi Tiến sĩ hỏng

Câu 19 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Nội dung chính của đoạn thơ dưới đây?

Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.

(Từ ấy – Tố Hữu)

Niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng của Đảng

Nhận thức mới về lẽ sống

Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm

Câu 20 :

Nghĩa của câu bao gồm mấy thành phần?

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    4

  • D.

    5

Câu 21 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Nội dung chính của đoạn thơ sau:

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,

Một người chín nhớ mười mong một người.

Gió mưa là bệnh của trời,

Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.

Bao giờ bến mới gặp đò?

Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau?

(Tương tư – Nguyễn Bính)

Chàng trai bày tỏ nỗi tương tư của mình

Khao khát hạnh phúc lứa đôi trọn vẹn

Câu 22 :

Hai thành phần nghĩa của câu bao gồm:

  • A.

    Nghĩa sự việc và nghĩa biểu đạt

  • B.

    Nghĩa sự việc và nghĩa tình thái

  • C.

    Nghĩa tường minh và nghĩa tình thái

  • D.

    Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn

Câu 23 :

Nghĩa sự việc của câu dưới đây:

“Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”

  • A.

    Câu biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm

  • B.

    Câu biểu hiện hành động

  • C.

    Câu biểu hiện quá trình

  • D.

    Câu biểu hiện tư thế

Câu 24 :

Bài thơ Lưu biệt khi xuất dương thuộc thể thơ:

  • A.

    Thất ngôn bát cú

  • B.

    Thất ngôn tứ tuyệt

  • C.

    Thất ngôn

  • D.

    Ngũ ngôn tứ tuyệt

Câu 25 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Từ nào trong khổ 4 bài Tràng giang không phải là từ láy?

Lớp lớp

Dợn dợn

Không khói

Câu 26 :

Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ trên:

  • A.

    ẩn dụ

  • B.

    hoán dụ

  • C.

    so sánh

  • D.

    nhân hóa

Câu 27 :

Tác phẩm nào dưới đây không phải sáng tác của Tố Hữu?

  • A.

    Ra trận

  • B.

    Máu và hoa

  • C.

    Đau thương

  • D.

    Một tiếng đờn

Câu 28 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Gió theo lối gió, mây đường mây

Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay”

Hai câu thơ trên khắc họa một bức tranh thiên nhiên ảm đặm, hắt hiu, thưa vắng. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 29 :

Qua bài thơ Tràng giang, tác giả muốn gửi gắm điều gì?

  • A.

    Tình cảm gắn bó với cảnh đẹp quê hương, đất nước

  • B.

    Tâm trạng buồn nhớ quê hương và lòng yêu nước thầm kín

  • C.

    Niềm xót thương cho sự hiu quạnh của một làng quê

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 30 :

Tác phẩm nào đánh dấu chặng đường đầu 10 năm thơ Tố Hữu?

  • A.

    Từ ấy

  • B.

    Việt Bắc

  • C.

    Ra trận

  • D.

    Máu và hoa

Câu 31 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

“Tôi buộc lòng tôi với mọi người”

Động từ “buộc” thể hiện điều gì?

Ý thức tự nguyện và quyết tâm cao độ của người chiến sĩ

Yêu cầu, trách nghiệm đối với người chiến sĩ khi được giác ngộ lí tưởng của Đảng

Câu 32 :

Trong bản dịch thơ hai câu thơ đầu bài thơ Chiều tối (Hồ Chí Minh), từ nào chưa được dịch sát với nguyên tác?

  • A.

    Quyện

  • B.

  • C.

    Mạn mạn

  • D.

    Đáp án B và C

Câu 33 :

Tiếng Việt thuộc dòng ngôn ngữ nào?

  • A.

    Dòng Môn

  • B.

    Dòng Môn - Khmer

  • C.

    Dòng Munda

  • D.

    Dòng Khmer

Câu 34 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nội dung sau về bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính đúng hay sai?

Tương tư là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ “chân quê” của Nguyễn Bính”.

Đúng
Sai
Câu 35 :

Hàn Mặc Tử sinh ra ở đâu?

  • A.

    Đồng Hới

  • B.

    Nghệ An

  • C.

    Thanh Hóa

  • D.

    Huế

Câu 36 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Khi được ánh sáng của lí tưởng soi rọi, nhà thơ đã có những nhận thức mới về lẽ sống như thế nào?

Đề cao “cái tôi” cá nhân chủ nghĩa

Đề cao “cái ta” chung của mọi người

Sự gắn bó hài hòa giữa “cái tôi” cá nhân và “cái ta” chung của mọi người

Câu 37 :

Bút pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ cuối bài thơ Chiều tối:

  • A.

    Lấy động tả tĩnh

  • B.

    Lấy sáng tả tối

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

Trí tuệ cảm xúc là khả năng nhận dạng cảm xúc, hiểu được ý nghĩa của chúng và nhận ra tác động của chúng đối với những người xung quanh. Trí tuệ cảm xúc bao hàm cả việc nhận thức người khác: khi bạn hiểu cảm xúc của mọi người, bạn sẽ kiểm soát các mối quan hệ hiệu quả hơn.

Những người giàu trí tuệ cảm xúc hiểu rõ cảm xúc của mình nên không bao giờ để chúng chế ngự. Đồng thời họ cũng rất nghiêm khắc khi đánh giá bản thân. Họ biết đâu là điểm mạnh và điểm yếu của mình để từ đó phát huy hoặc khắc phục, nhờ vậy họ có thể làm việc hiệu quả hơn. Nhiều người tin rằng sự hiểu rõ bản thân chính là thành tố quan trọng nhất của trí tuệ cảm xúc…

Biết cảm thông có lẽ là thành tố quan trọng thứ hai của trí tuệ cảm xúc. Cảm thông là việc bạn đồng cảm và hiểu được ước muốn, nhu cầu và quan điểm của những người sông quanh bạn. Những người biết cảm thông thường rất giỏi trong việc nắm bắt cám xúc của người khác, kể cả những cảm xúc tinh tế nhất. Nhờ vậy, họ luôn biết cách lắng nghe người khác và thiết lập quan hệ với mọi người. Họ không bao giờ nhìn nhận vấn đề một cách rập khuôn hay phán đoán tình huống quá vội vàng. Họ luôn sống chân thành và cởi mở…

Như vậy, trí tuệ cảm xúc là một yếu tố quan trọng giúp bạn đạt đến thành công trong cuộc sống, đặc biệt là trong sự nghiệp. Quản lý con người và các mối quan hệ là kĩ năng quan trọng của mọi nhà lãnh đạo, vì thế nâng cao và vận dụng trí tuệ cảm xúc  trong công việc là một cách thể hiện khả năng lãnh đạo của bạn.

(Theo mindtools.com, Trí tuệ cảm xúc – yếu tố quan trọng để thành công)

Câu 1.1

Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là:

  • A

    Nghị luận

  • B

    Miêu tả

  • C

    Biểu cảm

  • D

    Tự sự

Đáp án: A

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản và các phương thức biểu đạt đã học

Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

Câu 1.2

Vấn đề chính được đề cập đến trong đoạn trích là:

  • A

    Những kiến thức căn bản về trí tuệ

  • B

    Những kiến thức căn bản về cảm xúc

  • C

    Những kiến thức căn bản về trí tuệ cảm xúc

  • D

    Trí tuệ tri phối cảm xúc của con người

Đáp án: C

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Vấn đề được đề cập đến: Những kiến thức căn bản về trí tuệ cảm xúc.

Câu 1.3

Theo bài viết, người có trí tuệ cảm xúc là người như thế nào?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A

    Là người có sự hiểu biết rõ về cảm xúc của bản thân, không để cảm xúc điều khiển mình mà trái lại biết chế ngự nó.

  • B

    Là người biết cảm thông đối với người khác, từ đó biết lắng nghe và thiết lập mối quan hệ tốt đối với mọi người.

  • C

    Là người hiểu rõ bản thân mình

  • D

    Là người sinh ra đã nhạy cảm với bản thân, với cuộc sống.

Đáp án: D

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Người có trí tuệ cảm xúc là người:

- Là người có sự hiểu biết rõ về cảm xúc của bản thân, không để cảm xúc điều khiển mình mà trái lại biết chế ngự nó.

- Là người hiểu rõ bản thân mình. Họ biết đâu là điểm mạnh và điểm yếu của mình để từ đó phát huy hoặc khắc phục, nhờ vậy họ có thể làm việc hiệu quả hơn. Nhiều người tin rằng sự hiểu rõ bản thân chính là thành tố quan trọng nhất của trí tuệ cảm xúc…

- Là người biết cảm thông đối với người khác, từ đó biết lắng nghe và thiết lập mối quan hệ tốt đối với mọi người.

Câu 1.4

Thông điệp của văn bản trên là gì?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A

    Rèn trí tuệ cảm xúc

  • B

    Cần vun đắp mối quan hệ tốt đẹp với tất cả mọi người

  • C

    Cần đặt mình vào vị trí của người khác, từ đó biết cư xử thấu tình đạt lí.

  • D

    Chế ngự cảm xúc nhất thời của bản thân

Đáp án: B

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Văn bản trên gửi đến nhiều thông điệp ý nghĩa: bài học về rèn trí tuệ cảm xúc, chế ngự cảm xúc nhất thời của bản thân, cần đặt mình vào vị trí của người khác, từ đó biết cư xử thấu tình đạt lí…

Câu 2 :

Tố Hữu sinh ra trong một gia đình như thế nào?

  • A.

    Gia đình Nho học

  • B.

    Gia đình viên chức nghèo

  • C.

    Gia đình gốc quan lại

  • D.

    Gia đình buôn bán

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Tố Hữu sinh ra trong một gia đình Nho học ở Huế, vùng đất cố đô thơ mộng còn lưu giữ nhiều nét văn hóa dân gian.

Câu 3 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Nét hiện đại trong hai câu thơ cuối bài thơ Chiều tối:

Con người trở thành trung tâm của bức tranh, mang vẻ đẹp mộc mạc, khỏe khoắn.

Con người xuất hiện lấp ló, nhỏ bé, làm nền cho bức tranh thiên nhiên

Vẻ đẹp ở trần thế

Đáp án

Con người trở thành trung tâm của bức tranh, mang vẻ đẹp mộc mạc, khỏe khoắn.

Lời giải chi tiết :

Nét hiện đại: Con người trở thành trung tâm của bức tranh, mang vẻ đẹp mộc mạc, khỏe khoắn.

Câu 4 :

Ý nghĩa ngữ pháp của tiếng Việt được biểu thị bằng:

  • A.

    Trật tự từ

  • B.

    Hư từ

  • C.

    Lượng từ

  • D.

    Đáp án A và B

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng trật tự từ hoặc hư từ

Câu 5 :

Đây thôn Vĩ Dạ được in trong tập thơ nào?

  • A.

    Gái quê

  • B.

    Xuân như ý

  • C.

    Thơ điên

  • D.

    Thượng thanh kí

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Đây thôn Vĩ Dạ được in trong tập Thơ điên, về sau đổi thành Đau thương.

Câu 6 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già

Thời gian trong hai câu thơ trên là thời gian như thế nào?

Thời gian tuyến tính, không trở lại

Thời gian tuần hoàn, thời gian trở lại

Đáp án

Thời gian tuyến tính, không trở lại

Lời giải chi tiết :

Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già

=> Thời gian tuyến tính, một đi không trở lại.

Câu 7 :

Nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ sau: Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu

  • A.

    Điệp từ

  • B.

    Nhân hóa

  • C.

    Đảo ngữ

  • D.

    So sánh

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật đảo ngữ, kết hợp với từ láy “lơ thơ”, “đìu hiu”

=> Gợi lên sự thưa thớt, hoang vắng.

Câu 8 :

Đáp án nào dưới đây không phải giá trị nghệ thuật của Hầu trời?

  • A.

    Thể thơ thất ngôn trường thiên

  • B.

    Giọng điệu thoải mái, tự nhiên

  • C.

    Ngôn ngữ giản dị, sống động, hóm hỉnh

  • D.

    Sử dụng nhiều điển tích, điển cố

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

* Giá trị nghệ thuật:

- Thể thơ thất ngôn trường thiên

- Giọng điệu thoải mái, tự nhiên

- Ngôn ngữ giản dị, sống động, hóm hỉnh

Câu 9 :

Tiếng là đơn vị nhỏ nhất cấu tạo nên:

  • A.

    Từ

  • B.

    Câu

  • C.

    Đoạn văn

  • D.

    Văn bản

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại khái niệm về tiếng

Lời giải chi tiết :

Tiếng là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất câu tạo nên từ.

Câu 10 :

Từ gồm hai loại, đó là:

  • A.

    Từ đơn và từ phức

  • B.

    Từ ghép và từ láy

  • C.

    Từ và từ phức

  • D.

    Từ đơn và từ ghép

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại cấu tạo của từ .

Lời giải chi tiết :

Từ gồm hai loại là từ đơn và từ phức.

Câu 11 :

Tràng giang của tác giả nào?

  • A.

    Tản Đà

  • B.

    Huy Cận

  • C.

    Xuân Diệu

  • D.

    Hàn Mặc Tử

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Tràng giang – Huy Cận

Câu 12 :

Đây thôn Vĩ Dạ được sáng tác năm bao nhiêu?

  • A.

    1938

  • B.

    1939

  • C.

    1940

  • D.

    1941

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Đây thôn Vĩ Dạ được sáng tác năm 1938.

Câu 13 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nội dung sau về bài thơ Chiều tối đúng hay sai?

“Trên đường chuyển lao đầy mệt mỏi, gian khổ, người chiến sĩ  vẫn mang phong thái ung dung, lạc quan, hướng ánh mắt về thiên nhiên núi rừng”.

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Đúng

- Trên đường chuyển lao đầy mệt mỏi, gian khổ, người chiến sĩ  vẫn mang phong thái ung dung, lạc quan, hướng ánh mắt về thiên nhiên núi rừng.

Câu 14 :

Sự đối lập trong mùa xuân của đất trời với mùa xuân của con người được thể hiện qua hai câu thơ nào?

  • A.

    Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất / Lòng tôi rụng, nhưng lượng trời cứ chật

  • B.

    Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua / Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già

  • C.

    Con gió xinh thì thào trong gió biếc, / Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?

  • D.

    Mùi tháng năm đều rớm vi chia phôi / Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất

Lòng tôi rụng, nhưng lượng trời cứ chật

=>  Sự vô cùng, vô hạn của trời đất nhưng đời người thì hữu hạn

Câu 15 :

Đáp án nào dưới đây là biện pháp nghệ thuật của bài thơ Chiều tối?

  • A.

    Sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại

  • B.

    Ngôn ngữ giàu nhạc điệu

  • C.

    Bút pháp tả cảnh ngụ tình

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Giá trị nghệ thuật:

- Sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại

- Ngôn ngữ giàu nhạc điệu

- Bút pháp tả cảnh ngụ tình

Câu 16 :

Nghĩa tình thái của câu dưới đây:

“Hình như trong ý mụ, mụ nghĩ: Chúng mày ở nhà tao, thì những thứ của chúng mày cũng như của tao”

(Làng – Kim Lân)

  • A.

    Khẳng định tính chân thực của sự việc

  • B.

    Phỏng đoán sự việc

  • C.

    Đánh giá sự việc có thực hay không có thực

  • D.

    Khẳng định tính tất yếu của sự việc

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại nghĩa tình thái

Lời giải chi tiết :

Nghĩa tình thái: Phỏng đoán sự việc.

Câu 17 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Từ ấy được sáng tác trong hoàn cảnh: “Ngày được đứng vào hàng ngũ những người phấn đấu vì lí tưởng cao đẹp là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời Tố Hữu. Ghi nhận kỉ niệm đáng nhớ ấy với những cảm xúc, suy tư sâu sắc, Tố Hữu viết bài thơ Từ ấy”.

Nội dung trên đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Đúng

- Từ ấy được sáng tác trong hoàn cảnh: “Ngày được đứng vào hàng ngũ những người phấn đấu vì lí tưởng cao đẹp là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời Tố Hữu. Ghi nhận kỉ niệm đáng nhớ ấy với những cảm xúc, suy tư sâu sắc, Tố Hữu viết bài thơ Từ ấy.

Câu 18 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Tản Đà chuyển sang sáng tác văn chương khi nào?

Sau hai khóa thi Hội hỏng

Sau hai khóa thi Hương hỏng

Sau hai khóa thi Tiến sĩ hỏng

Đáp án

Sau hai khóa thi Hương hỏng

Lời giải chi tiết :

Sau hai khóa thi Hương hỏng, Tản Đà chuyển sang sáng tác văn chương

Câu 19 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Nội dung chính của đoạn thơ dưới đây?

Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.

(Từ ấy – Tố Hữu)

Niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng của Đảng

Nhận thức mới về lẽ sống

Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm

Đáp án

Nhận thức mới về lẽ sống

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: Nhận thức mới về lẽ sống.

Câu 20 :

Nghĩa của câu bao gồm mấy thành phần?

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    4

  • D.

    5

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại thành phần nghĩa của câu

Lời giải chi tiết :

Mỗi câu có hai thành phần nghĩa.

Câu 21 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Nội dung chính của đoạn thơ sau:

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,

Một người chín nhớ mười mong một người.

Gió mưa là bệnh của trời,

Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.

Bao giờ bến mới gặp đò?

Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau?

(Tương tư – Nguyễn Bính)

Chàng trai bày tỏ nỗi tương tư của mình

Khao khát hạnh phúc lứa đôi trọn vẹn

Đáp án

Chàng trai bày tỏ nỗi tương tư của mình

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: Chàng trai bày tỏ nỗi tương tư của mình

Câu 22 :

Hai thành phần nghĩa của câu bao gồm:

  • A.

    Nghĩa sự việc và nghĩa biểu đạt

  • B.

    Nghĩa sự việc và nghĩa tình thái

  • C.

    Nghĩa tường minh và nghĩa tình thái

  • D.

    Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Hai thành phần nghĩa của câu: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái

Câu 23 :

Nghĩa sự việc của câu dưới đây:

“Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”

  • A.

    Câu biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm

  • B.

    Câu biểu hiện hành động

  • C.

    Câu biểu hiện quá trình

  • D.

    Câu biểu hiện tư thế

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại nghĩa biểu hiện của câu

Lời giải chi tiết :

Câu biểu hiện quá trình.

Câu 24 :

Bài thơ Lưu biệt khi xuất dương thuộc thể thơ:

  • A.

    Thất ngôn bát cú

  • B.

    Thất ngôn tứ tuyệt

  • C.

    Thất ngôn

  • D.

    Ngũ ngôn tứ tuyệt

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

- Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật

Câu 25 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Từ nào trong khổ 4 bài Tràng giang không phải là từ láy?

Lớp lớp

Dợn dợn

Không khói

Đáp án

Không khói

Phương pháp giải :

Nhớ lại khái niệm từ láy

Lời giải chi tiết :

Từ láy: dợn dợn, lớp lớp

Câu 26 :

Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ trên:

  • A.

    ẩn dụ

  • B.

    hoán dụ

  • C.

    so sánh

  • D.

    nhân hóa

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Biện pháp nghệ thuật hoán dụ: “trăm nơi” chỉ mọi người sống ở khắp mọi nơi.

Câu 27 :

Tác phẩm nào dưới đây không phải sáng tác của Tố Hữu?

  • A.

    Ra trận

  • B.

    Máu và hoa

  • C.

    Đau thương

  • D.

    Một tiếng đờn

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Đau thương – Hàn Mặc Tử

Câu 28 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Gió theo lối gió, mây đường mây

Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay”

Hai câu thơ trên khắc họa một bức tranh thiên nhiên ảm đặm, hắt hiu, thưa vắng. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Đúng

Gió theo lối gió, mây đường mây

Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay

=> Bức tranh thiên nhiên ảm đảm, thưa vắng, hắt hiu, gợi tâm trạng buồn đau, nặng trĩu tâm tư của tác giả.

Câu 29 :

Qua bài thơ Tràng giang, tác giả muốn gửi gắm điều gì?

  • A.

    Tình cảm gắn bó với cảnh đẹp quê hương, đất nước

  • B.

    Tâm trạng buồn nhớ quê hương và lòng yêu nước thầm kín

  • C.

    Niềm xót thương cho sự hiu quạnh của một làng quê

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Tràng giang thể hiện tâm trạng buồn nhớ quê hương và lòng yêu nước thầm kín của Huy Cận

Câu 30 :

Tác phẩm nào đánh dấu chặng đường đầu 10 năm thơ Tố Hữu?

  • A.

    Từ ấy

  • B.

    Việt Bắc

  • C.

    Ra trận

  • D.

    Máu và hoa

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Tập thơ Từ ấy (1937 – 1946) : đánh dấu chặng đường 10 năm thơ Tố Hữu, cũng là 10 năm hoạt động cách mạng từ giác ngộ, thử thách đến trưởng thành của người thanh niên cách mạng.

Câu 31 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

“Tôi buộc lòng tôi với mọi người”

Động từ “buộc” thể hiện điều gì?

Ý thức tự nguyện và quyết tâm cao độ của người chiến sĩ

Yêu cầu, trách nghiệm đối với người chiến sĩ khi được giác ngộ lí tưởng của Đảng

Đáp án

Ý thức tự nguyện và quyết tâm cao độ của người chiến sĩ

Lời giải chi tiết :

“Buộc” thể hiện ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm cao độ của Tố Hữu muốn vượt qua giới hạn của “cái tôi” cá nhân để sống chan hòa với mọi người.

Câu 32 :

Trong bản dịch thơ hai câu thơ đầu bài thơ Chiều tối (Hồ Chí Minh), từ nào chưa được dịch sát với nguyên tác?

  • A.

    Quyện

  • B.

  • C.

    Mạn mạn

  • D.

    Đáp án B và C

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

-“Cô vân”: chòm mây lẻ, bản dịch thành “chòm mây”

=> Bản dịch thơ chưa bám sát, làm mất đi tính chất lẻ loi, cô độc của áng mây trên bầu trời.

- “Mạn mạn”: trôi lững lờ, bản dịch thành trôi nhẹ

=> Chưa thấy được tư thế chậm chạp gợi vẻ uể oải, lững lờ không muốn trôi của áng mây.

Câu 33 :

Tiếng Việt thuộc dòng ngôn ngữ nào?

  • A.

    Dòng Môn

  • B.

    Dòng Môn - Khmer

  • C.

    Dòng Munda

  • D.

    Dòng Khmer

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại Lịch sử phát triển tiếng Việt

Lời giải chi tiết :

Tiếng Việt thuộc dòng Môn – Khmer.

Câu 34 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nội dung sau về bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính đúng hay sai?

Tương tư là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ “chân quê” của Nguyễn Bính”.

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

- Đúng

- Tương tư rút trong tập “Lỡ bước sang ngang”, rất tiêu biểu cho phong cách thơ chân quê của Nguyễn Bính.

Câu 35 :

Hàn Mặc Tử sinh ra ở đâu?

  • A.

    Đồng Hới

  • B.

    Nghệ An

  • C.

    Thanh Hóa

  • D.

    Huế

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Hàn Mặc Tử sinh ra ở làng Lệ Mĩ, tổng Võ Xá, huyện Phong Lộc, tỉnh Đồng Hới (nay là Quảng Bình).

Câu 36 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Khi được ánh sáng của lí tưởng soi rọi, nhà thơ đã có những nhận thức mới về lẽ sống như thế nào?

Đề cao “cái tôi” cá nhân chủ nghĩa

Đề cao “cái ta” chung của mọi người

Sự gắn bó hài hòa giữa “cái tôi” cá nhân và “cái ta” chung của mọi người

Đáp án

Sự gắn bó hài hòa giữa “cái tôi” cá nhân và “cái ta” chung của mọi người

Lời giải chi tiết :

Khi được giác ngộ lí tưởng, Tố Hữu khẳng định quan niệm mới về lẽ sống là sự gắn bó hài hòa giữa “cái tôi” cá nhân với “cái ta” chung của mọi người.

Câu 37 :

Bút pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ cuối bài thơ Chiều tối:

  • A.

    Lấy động tả tĩnh

  • B.

    Lấy sáng tả tối

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật: Lấy sáng để tả tối, chữ “hồng” thể hiện sự vận động của thời gian từ chiều tối sang tối.

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.