Đề cương ôn tập học kì 2 Văn 6 - Kết nối tri thức


Gồm nội dung ôn tập và bài tập vận dụng

A. NỘI DUNG ÔN TẬP

1. Phần đọc hiểu

a. Chuyện kể về những người anh hùng

Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các sự kiện và nhân vật ít nhiều có liên quan đến lịch sử, thông quan sự tưởng tượng, hư cấu.

b. Thế giới cổ tích

Truyện cổ tích là loại truyện dân gian có nhiều yếu tố hư cấu, kì ảo, kể về số phận và cuộc đời của các nhân vật trong những mối quan hệ xã hội. Truyện cổ tích thể hiện cái nhìn về hiện thực, bộc lộ quan niệm đạo đức, lẽ công bằng và ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn của người lao động xưa.

c. Khác biệt và gần gũi

Văn bản nghị luận là loại văn bản chủ yếu dùng để thuyết phục người đọc (người nghe) về một vấn đề.

d. Trái Đất – ngôi nhà chung

Văn bản là một đơn vị giao tiếp, có tính hoàn chỉnh về nội dung và hình thức, tồn tại ở dạng viết hoặc dạng nói. Văn bản được dùng để trao đổi thông tin, trình bày suy nghĩ, cảm xúc…

2. Phần tiếng Việt

a. Dấu chấm phẩy

b. Trạng ngữ

c. Từ mượn

3. Phần Làm văn

a. Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện

b. Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích

c. Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) mà em quan tâm

d. Viết biên bản một cuộc họp, cuộc thảo luận

B. BÀI TẬP

1. Phần đọc hiểu

Văn bản Thánh Gióng

Câu 1: Sự ra đời của Gióng có điều gì kì lạ?

A. Cậu có hình dạng một quả dừa

B. Lên 3 tuổi vẫn không biết đi, không biết nói cười

C. Cậu núp trong thân thể của một con cóc

D. Cậu được sinh ra từ tảng đá

Câu 2: Cha mẹ cậu Gióng là người như thế nào?

A. Là những nông dân chăm chỉ, phúc đức

B. Giàu có nhưng không có con

C. Hai người kết hôn muộn nên không có con

D. Hai người là những người trên thiên đình được phái xuống

Văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh

Câu 3: Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh có ý nghĩa gì?

A. Thể hiện tinh thần yêu nước

B. Thể hiện khao khát chế ngự thiên nhiên

C. Thể hiện sức mạnh đoàn kết của nhân dân

D. Thể hiện tình cảm của vua Hùng dành cho nhân dân

Câu 4: Lễ vật vua Hùng thách cưới thường có ở vùng nào?

A. Vùng biển

B. Vùng đồng bằng

C. Vùng núi

D. Không có ở vùng nào

Văn bản Ai ơi mồng 9 tháng 4

Câu 5: Văn bản Ai ơi mồng 9 tháng 4 trình bày về lễ hội gì của dân tộc ta?

A. Lễ hội cầu ngư

B. Lễ hội Ka-tê

C. Lễ hội Gióng

D. Lẽ hội đua voi

Câu 6: Lễ hội Gióng còn có tên gọi khác là gì?

A. Hội làng Kẻ Chợ

B. Hội làng Phù Đổng

C. Hội làng Đổng Viên

D. Hội làng Phù Dực

Văn bản Thạch Sanh

Câu 7: Thông qua hình tượng Thạch Sanh, nhân dân ta muốn bày tỏ tình cảm gì?

A. Yêu mến, tự hào về con người có phẩm chất như Thạch Sanh

B. Gửi gắm ước mơ về hạnh phúc, công bằng xã hội

C. Ca ngợi sức mạnh trí tuệ, cơ bắp của người nông dân

D. Lí tưởng hóa nhân vật theo tiêu chuẩn, nguyện vọng của mình

Câu 8: Chi tiết niêu cơm của Thạch Sanh phản ánh ước vọng gì của nhân dân?

A. Về những đồ vật thần kì trong cuộc sống

B. Về cuộc sống nhàn hạ, không phải lao động

C. Về một cuộc sống ấm no, dư dả

D. Tác cả đáp án trên

Văn bản Cây khế

Câu 9: Truyện Cây khế có mấy nhân vật chính?

A. Một

B. Hai

C. Ba

D. Bốn

Câu 10: Người anh trong Cây khế được khắc họa là một nhân vật như thế nào?

A. Hiền lành

B. Phóng khoáng

C. Tham lam

D. Khỏe mạnh

Văn bản Vua chích chòe

Câu 11: Ai là nhân vật trải qua những thử thách trong truyện Vua chích chòe?

A. Vua cha

B. Vua chích chòe

C. Công chúa

D. Chim chích chòe

Câu 12: Đâu là tính từ chỉ tính cách ban đầu của công chúa trong truyện Vua chích chòe?

A. Hiền lành

B. Thông minh

C. Tham lam

D. Kiêu ngạo

Văn bản Xem người ta kìa!

Câu 13: Trong văn bản Xem người ta kìa! cách vào đề của tác giả có gì đặc biệt?

A. Nêu vấn đề bằng trích dẫn danh ngôn

B. Nêu vấn đề bằng lời kể

C. Không có gì đặc biệt

D. Nêu vấn đề từ việc dẫn ý người khác

Câu 14: Văn bản Xem người ta kìa! khẳng định câu nói “Xem người ta kìa!” là câu nói của ai?

A. Người ông

B. Người bà

C. Người mẹ

D. Người bạn

Văn bản Hai loại khác biệt

Câu 15: Trong văn bản Hai loại khác biệt, bài tập mà giáo viên đưa ra cho cả lớp là gì?

A. Trong 24h trở nên khác biệt với tất cả mọi người

B. Trong 24h trở nên hòa đồng với mọi người

C. Trong 12h trở nên khác biệt với mọi người

D. Trong 12h trở nên hòa đồng với mọi người

Câu 16: Mục đích của bài tập giáo viên giao trong văn bản Hai loại khác biệt là gì?

A. Giúp học sinh bộc lộ phiên bản chân thật hơn về bản thân trước những người xung quanh

B. Giúp học sinh trong lớp đoàn kết với nhau hơn

C. Giúp học sinh có thêm vốn hiểu biết

D. Giúp học sinh và phụ huynh hiểu nhau hơn

Văn bản Bài tập làm văn

Câu 17: Trong văn bản Bài tập làm văn, bố của Ni-cô-la đã có thái độ thế nào khi Ni-c-la nhờ làm bài tập làm văn?

A. Khuyên Ni-cô-la nên tự làm bài

B. Phê phán Ni-cô-la không chủ động học tập

C. Vui vẻ nhận lời

D. Không quan tâm

Câu 18: Trong văn bản Bài tập làm văn, theo lời bố Ni-cô-la, ông được các thầy cô khen là có tác giả nào sau đây “trong người”?

A. Guy-li-am

B. Ha-pơ Li

C. Vích-to Huy-gô

D. Ban-dắc

Văn bản Trái Đất – cái nôi của sự sống

Câu 19: Theo văn bản Trái Đất – cái nôi của sự sống, Trái Đất là một hành tinh nằm trong?

A. Dải Ngân Hà

B. Hệ Mặt Trời

C. Tự nhiên

D. Vũ trụ

Câu 20: Trong văn bản Trái Đất – cái nôi của sự sống, “vị thần hộ mệnh” mà tác giả nhắc tới chỉ đối tượng nào?

A. Trái Đất

B. Mặt Trời

C. Nước

D. Sông

Văn bản Các loài chung sống với nhau như thế nào?

Câu 21: Trong văn bản Các loài chung sống với nhau như thế nào?, tác giả đã nhắc đến bộ phim nào?

A. Đi tìm Nê-mô

B. Vua sư tử

C. Đô-rê-mon

D. Cuộc phiêu lưu đến Ma-đa-gát-xca

Câu 22: Theo văn bản Các loài chung sống với nhau như thế nào?, hiện nay có bao nhiêu loài sinh vật trên Trái Đất?

A. > 10 000 000

B. > 1 000 000

C. > 3 000 000

D. > 4 000 000

Văn bản Trái Đất

Câu 23: Điền vào chỗ trống để hoàn thiện câu thơ sau:

(…) Có bọn xem người là quả dưa

Họ bổ, cắn người thành muôn mảnh nhỏ

(Trái Đất – Gam-da-tốp)

A. Mặt Trời

B. Vầng Trăng

C. Trái Đất

D. Sao Hôm

Câu 24: Trong văn bản Trái Đất, tác giả gọi Trái Đất là gì?

A. Người

B. Trái Đất

C. Bạn

D. Cha

2. Phần tiếng Việt

a. Dấu chấm phẩy

Câu 1: Dấu chấm phẩy dùng để?

A. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp

B. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp

C. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng

D. A và B đều đúng

Câu 2: Dấu chấm phẩy trong câu văn sau được dùng để làm gì?

Cái thằng mèo mướp bệnh hen cò cứ quanh năm mà không biết ấy, bữa nay tất đi chơi đâu vắng; nếu có nó ở nhà đã thấy nó rên gừ gừ gở trên đầu ông đồ rau. (Tô Hoài)

A. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp

B. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu đơn

C. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo đơn giản

D. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo phức tạp

b. Trạng ngữ

Câu 3: Trạng ngữ là gì?

A. Là thành phần chính của câu

B. Là thành phần phụ của câu

C. Là biện pháp tu từ trong câu

D. Là một trong số các từ loại của tiếng Việt

Câu 4: Có thể phân loại trạng ngữ theo cơ sở nào?

A. Theo các nội dung mà chúng biểu thị

B. Theo vị trí của chúng trong câu

C. Theo thành phần chính nào mà chúng đứng liền trước hoặc liền sau

D. Theo mục đích nói của câu

c. Từ mượn

Câu 5: Từ mượn là từ như thế nào?

A. Do nhân dân tự sáng tạo ra

B. Được vay mượn từ tiếng nước ngoài

C. Được xuất hiện trong từu điển

D. Không có trong từ điển

Câu 6: Lý do của việc mượn từ trong tiếng Việt?

A. Do tiếng Việt chưa có từ để biểu thị, hoặc có từ nhưng biểu thị chưa chính xác

B. Do có thời gian dài bị nước ngoài đô hộ, áp bức

C. Tiếng Việt cần sự vay mượn để đổi mới

D. Làm tăng sự phong phú của vốn từ tiếng Việt

3. Phần Làm văn

a. Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện

Đề 1. Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện để lại ấn tượng sâu sắc trong em.

Đề 2. Viết bài văn thuyết minh thuật lại sự kiện: Ngày 20/11

b. Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích

Đề 1. Đóng vai nhân vật người em kể lại câu chuyện Cây khế

Đề 2. Đóng vai nhân vật Thạch Sanh kể lại câu chuyện Thạch Sanh

c. Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) mà em quan tâm

Đề 1. Suy nghĩ của em về hiện tượng ô nhiễm môi trường nước

Đề 2. Trình bày ý kiến về vấn đề không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông của một bộ phận học sinh

d. Viết biên bản một cuộc họp, cuộc thảo luận

Đề 1. Viết biên bản cuộc họp thống nhất kế hoạch cho chuyến tham quan

Đề 2. Viết biên bản cuộc thảo luận nhóm đưa ra phương pháp học tập hiệu quả

C. LỜI GIẢI CHI TIẾT

1. Phần đọc hiểu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

B

A

B

C

C

B

A

C

B

C

C

D

B

C

A

A

C

D

B

C

B

A

C

A

 

2. Phần tiếng Việt

1

2

3

4

5

6

A

D

B

A

B

A

 

3. Phần Làm văn

a. Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện

Đề 1. Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện để lại ấn tượng sâu sắc trong em.

I. Mở bài: Giới thiệu ngày Tết cổ truyền của dân tộc.

Tết Nguyên đán ngày Tết quan trọng nhất trong năm của người Việt, là ngày nghỉ và sum họp gia đình giữa các thành viên với nhau sau một năm học tập, làm việc. Đây cũng là ngày tôn vinh những giá trị truyền thống và cổ truyền của dân tộc.

II. Thân bài

1. Nguồn gốc

– Tết Nguyên đán gốc gác xa xưa bắt nguồn ở Trung Quốc.

– Du nhập vào nước ta từ hàng ngàn năm trước.

– Nhiều người châu Á theo âm lịch đều ăn mừng Tết Nguyên đán để chào đón một năm mới.

2. Chuẩn bị đón Tết Nguyên đán

– Trước Tết người dân đi sắm sửa đồ đạc cho năm mới.

– Miền Bắc trang trí hoa đào còn miền Nam lại sử dụng hoa mai biểu tượng cho ngày Tết.

– Chuẩn bị mâm ngũ quả, hoa, bánh kẹo, nước ngọt thờ cúng tổ tiên. Mâm ngũ quả mỗi miền lại có một cách bày trí khác nhau.

– Trẻ con được bố mẹ mua sắm quần áo, đồ dùng mới.

3. Trình tự ngày Tết Nguyên đán

– Đêm 30 Tết mọi gia đình đều chuẩn bị đêm giao thừa, thờ cúng ông bà.

– Giao thừa là thời khắc thiêng liêng chuyển giao năm cũ và năm mới.

– Đêm 30 người dân hái cành lộc non mang về nhà với ý nghĩa mang tài lộc về nhà.

– Tục lệ truyền thống xông nhà vào năm Mới.

– Sáng mùng 1 con cháu sẽ đi chúc Tết ông bà, cha mẹ nhiều sức khỏe, tài lộc.

– Con cháu mừng tuổi ông bà, còn ông bà sẽ lì xì lại với ý nghĩa may mắn, thành công trong năm mới.

– Gia đình cùng các thành viên họ hàng sum họp vui vẻ và đầm ấm.

– Đầu năm mới nhiều người còn đi lễ chùa cầu may, tài lộc, vạn sự như ý.

– Tết Nguyên đán quan trọng nhất là 3 ngày đầu tiên đó là mùng 1, 2, 3.

– Mỗi gia đình tổ chức ăn uống, tiệc tùng, họp mặt người thân, bạn bè.

4. Ý nghĩa ngày Tết Nguyên đán

– Ngày lễ cổ truyền của dân tộc, ngày tụ họp của nhiều thành viên trong gia đình.

– Tôn vinh những giá trị truyền thống, giá trị văn hóa gia đình.

III. Kết bài

Tết cổ truyền ngày nghỉ dài nhất và quan trọng nhất trong năm. Ai đi xa học tập hoặc làm việc dù có bận rộn đến đâu cũng cố gắng về nhà thăm gia đình, bạn bè giúp tình cảm thêm gắn kết. Đây cũng là ngày tôn vinh giá trị truyền thống của gia đình và dân tộc.

Đề 2. Viết bài văn thuyết minh thuật lại sự kiện: Ngày 20/11

I. Mở bài: Giới thiệu sự kiện 20/11 em muốn thuyết minh. Sự kiện đó được tổ chức ở đâu? Vào thời gian nào?

II. Thân bài

Kể lại diễn biến của sự kiện theo trình tự thời gian:

– Trước khi bắt đầu sự kiện

+ Nơi diễn ra sự kiện được trang trí như thế nào? Có gì đặc biệt khác với thường ngày?

+ Những người đến tham dự sự kiện gồm những ai? Họ mặc trang phục như thế nào? Thái độ khi đến dự sự kiện ra sao?

+ Các khâu chuẩn bị cho sự kiện đến lúc này đã hoàn tất chưa? Có được kiểm tra lại khâu nào hay không?

– Quá trình diễn ra sự kiện

+ Sự kiện diễn ra với các hoạt động nào? Đâu là hoạt động chính và được mọi người mong chờ nhất?

+ Các sự kiện diễn ra lần lượt ra sao? Với sự dẫn dắt và tham gia của những ai?

+ Thái độ, cảm xúc của những người đến dự sự kiện như thế nào?

+ Bầu không khí của sự kiện ra sao?

+ Bản thân em đặc biệt cảm thấy ấn tượng nhất với điều gì của sự kiện? (trang trí, hoạt động, âm nhạc, ánh sáng, khách mời, quy mô…)

III. Kết bài

- Suy nghĩ, đánh giá của em dành cho sự kiện và ý nghĩa của sự kiện đó.

- Lời hứa cố gắng nỗ lực học tập để không phụ công ơn thầy cô.

b. Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích

Đề 1. Đóng vai nhân vật người em kể lại câu chuyện Cây khế

a) Mở bài: Giới thiệu về nhân vật mà em đóng vai kể lại câu chuyện (người anh trai, người em trai, chim thần, cây khế)

b) Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện dưới góc nhìn của nhân vật mà em chọn đóng vai. Gồm các sự kiện chính như sau:

- Người cha qua đời, gia sản bị người anh cướp hết, chỉ chia cho em trai một cây khế già rồi đuổi em ra ngoài

- Người em đi làm thuê vất vả vẫn chăm sóc cây khế chu đáo nên năm đó cây rất sai quả

- Một con chim lớn đến ăn khế mỗi ngày khiến cây vơi đi rất nhiều

- Người em than thở với chim, mong chim đừng ăn khế nữa thì được chim trả lời bằng tiếng người, dặn may túi 3 gang để đựng vàng

- Chim thần chở người em ra đảo vàng, sau khi nhặt đầy túi thì người em cưỡi chim trở về nhà, trở nên giàu có

- Người anh biết chuyện bèn lân la hỏi thăm bí quyết làm giàu của em

- Người anh xin đổi nhà cửa lấy cây khế già rồi bắt chước nói chuyện với chim lớn giống em trai

- Khi được chim thần hẹn đưa ra đảo, người anh lén mang theo túi lớn gấp ba lời dặn

- Đến đảo, anh ta không chỉ nhét đầy vàng vào túi mà còn treo lên người, nhét đầy túi áo túi quần và trở nên nặng trịch

- Cuối cùng, trên đường về, có bão lớn quét qua nên cả người và chim rơi xuống biển

- Chim lớn vùng lên bay thoát khỏi biển còn người anh do quá nặng nên không thể bơi được, bị nhấn chìm nhanh chóng

c) Kết bài:

- Đóng vai nhân vật nếu cảm xúc, suy nghĩ về kết cục của bản thân trong câu chuyện

- Đóng vai nhân vật nói lên bài học, ý nghĩa rút ra từ câu chuyện cổ tích

Đề 2. Đóng vai nhân vật Thạch Sanh kể lại câu chuyện Thạch Sanh

a) Mở bài: Giới thiệu bản thân

- Tên: Thạch Sanh

- Chức vị: vua nước Việt

b) Thân bài: kể lại câu chuyện bằng ngôi thứ nhất:

- Tôi sống một mình dưới gốc đa già, làm nghề tiều phu

- Tôi kết nghĩa huynh đệ với Lý Thông, về giúp hắn làm việc trong quán rượu

 - Tôi bị Lý Thông lừa đi canh miếu để nộp mạng cho Trăn Tinh

- Tôi giết Trăn Tinh và mang đầu nó về nhà

- Lý Thông lừa tôi để cướp công giết Trăn Tinh, đi lấy tiền thưởng

- Tôi trở về túp lều cũ và tình cờ phát hiện một cô gái bị Đại Bàng Tinh bắt

- Tôi lần theo, tìm được hang Đại Bàng nhưng chưa có cách xuống cứu người

- Tôi gặp Lý Thông mang theo binh lính tìm công chúa, nên cùng hắn đi cứu người

- Tôi chiến đấu với Đại Bàng Tinh, thành công giết nó và đưa được công chúa lên bờ

- Lý Thông lấp cửa hang hòng giết tôi cướp công

- Tôi tìm được lối thoát ra khỏi hang, đồng thời giải cứu con trai Vua Thủy Tề

- Vua Thủy tề đền ơn tôi bằng vàng bạc châu báu, nhưng tôi chỉ lấy cây đàn

- Về nhà, tôi bị hồn Trăn Tinh và Đại Bàng Tinh hãm hại bị bắt vào tù

- Trong tù, tôi lấy đàn ra để tâm tình một mình, tình cờ tiếng đàn bay vào cung chữa khỏi bệnh cho công chúa

- Tôi được triệu kiến vào cung, gặp nhà vua và kể hết mọi chuyện

- Mẹ con Lý Thông bị trừng phạt, còn tôi được phong làm phò mã

- Tôi một mình đẩy lùi đại quân của 18 nước chư hầu, khiến quần thần nể phục

- Tôi nối ngôi vua, trở thành một vị minh quân

c) Kết bài: Bài học mà nhân vật Thạch Sanh rút ra sau khi kể về cuộc đời của mình.

c. Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) mà em quan tâm

Đề 1. Suy nghĩ của em về hiện tượng ô nhiễm môi trường nước

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: Nghị luận xã hội nguồn nước ngọt bị ô nhiễm

2. Thân bài

a. Thực trạng

Tình trạng quy hoạch các đô thị chưa thể gắn liền với vấn đề về xử lý chất nước thải nên ô nhiễm nguồn nước ở các thành phố lớn, ở các khu công nghiệp và nhất là khu đô thị cũng đang ở mức báo động.

Nước bị ô nhiễm trên nhiều nơi và nhiều địa điểm khác nhau như ao hồ, sông ngòi, hay hệ thống ống dẫn thoát nước thải.

b. Nguyên nhân

Sự thiếu ý thức của nhiều người dân, do sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Họ thường đặt mục tiêu lợi nhuận đầu tiên nên đã vi phạm quy trình khai thác, làm ô nhiễm môi trường và không xử lí nước thải đúng theo quy định của pháp luật.

Việc quản lý bảo vệ môi trường chưa thực sự chặt chẽ, hiệu quả đã vô tình tiếp tay cho các hành vi phá hoại môi trường ngày càng tiếp diễn.

c. Hậu quả

Nhiều sông ngòi ao hồ bị ô nhiễm trầm trọng ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt cũng như sức khỏe của con người.

Nước ô nhiễm dẫn đến nguồn nước sạch sẽ không đủ phục vụ cho nhu cầu tưới tiêu cây trồng và sinh hoạt hàng ngày của con người

Nước ô nhiễm cũng là nguồn phát sinh sinh ra các mầm mống dịch bệnh nguy hiểm khác.

d. Giải pháp

Trước tiên, các cơ quan chức năng cần cung cấp một nguồn nước sạch an toàn đã qua xử lý để cung cấp cho các hộ dân trong vùng bị nước ô nhiễm và đưa ra các phương pháp xử lý nước đơn giản để họ có nguồn nước sạch sử dụng.

Tại các khu đô thị hay các khu công nghiệp, tiến hành xây dựng hệ thống xử lý nước thải trước khi cho chảy ra ngoài môi trường và giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện của các doanh nghiệp.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: Nghị luận xã hội nguồn nước ngọt bị ô nhiễm.

Đề 2. Trình bày ý kiến về vấn đề không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông của một bộ phận học sinh

1. Mở bài:

Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là hành động bắt buộc đối với người đi đường được quy định trong các điều luật của bộ luật giao thông Việt Nam. Kể từ khi điều luật này có hiệu lực trên toàn quốc đã làm giảm đáng kể các vụ thương vong và thương tật do tai nạn giao thông gây ra đối với con người, xây dựng một văn hóa giao thông tiến bộ ở nước ta. Thế nhưng, vẫn còn có nhiều người không thực hiện quy định này, tỏ rõ thái độ khinh thường pháp luật, gây bức xúc trong xã hội.

2. Thân bài:

* Giải thích:

– Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông nghĩa là khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông trên đường hay cùng ngồi trên phương tiện giao thông (thường bắt buộc đối với người điều khiển xa máy, xe đạp điện) phải đội mũ bảo hiểm để bảo vệ mình.

* Hiện trạng ý thức đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông ở Việt Nam hiện nay:

– Hầu hết người Việt Nam khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông đều chấp hành đội mũ bảo hiểm đúng quy định. Họ thường lựa chọn những chiếc mũ bảo hiểm đạt chuẩn của các nhà sản xuất uy tín, chắc chắn, có chức năng bảo vệ an toàn cho vùng đầu. Việc chấp hành đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông đã hạn chế được tổn thương và thương vong, góp phần ổn định trật tự an toàn giao đường bộ của đất nước.

– Thế nhưng, vẫn còn nhiều người cố tình không chấp hành quy định này. Họ ngang nhiên điều khiển phương tiện giao thông trên đường mà không đội mũ bảo hiểm. Đó là một hành động vi phạm pháp luật, xem thường luật pháp, có thể gây nguy hiểm đối với xã hội. Hầu hết những người vi phạm đều ở lứa tuổi thanh thiếu niên.

– Việc vi phạm qui định đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông đã gây không ít khó khăn đối với cơ quan quản lí, gây bức xúc trong xã hội hiện nay.

* Nguyên nhân:

– Không có ý thức tôn trọng quy định của pháp luật và xã hội.

– Xem thường tính mạng của mình và người khác.

– Lối sống buông thả, xem thường pháp luật.

– Thích làm nổi mình một cách hợm hĩnh, khác thường.

– Ngại đội mũ, sợ làm hỏng tóc.

– Chiếc mũ cồng kềnh, nặng nề, thường gây nóng và ngứa đầu.

– Lực lượng quản lí giao thông mỏng, thiếu, khó kiểm soát hết các tuyến đường.

– Xã hội chưa thật sự nghiêm khắc đối với những người có hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

– Vấn đề giáo dục, tuyên truyền chưa sâu rộng, các quy định chưa thật sự chặt chẽ và có sức mạnh cưỡng chế.

* Hậu quả:

– Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, nếu xảy ra tai nạn thường gây tử vong hoặc thương tật nặng, để lại những di chứng vô cùng nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đối với tinh thần và đời sống của gia đình và xã hội.

– Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông nêu gương xấu đối với xã hội. Hành vi bất chấp pháp luật này sẽ khiến nhiều người bắt chước, gây bất mãn trong xã hội nếu không bị nghiêm trị.

– Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông làm mất đi vẻ đẹp văn hóa giao thông, làm tăng tỉ lệ tai nạn, gây mất ổn định trật tự an toàn giao thông.

* Giải pháp khắc phục:

– Tăng cường giáo dục, tuyên truyền sâu trọng ý thức tuân thủ pháp luật trong cộng đồng, khuyến khích đội mũ bảo hiểm an toàn khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông trên đường.

– Tăng cường giám sát và xử phạt nghiêm khắc các trường hợp không tuân thủ quy định, làm gương cho xã hội.

– Nghiên cứu, sản xuất những chiếc mũ bảo hiểm chất lượng, phù hợp với thị hiếu và xu hướng thời trang người dùng. Đồng thời giảm giá bán để ai cũng có thể mua được một chiếc mũ bảo hiểm đúng chất lượng.

– Có chương trình giáo dục về ý thức an toàn khi tham gia giao thông cho mọi người, nhất là đối với lứa tuổi học sinh.

* Bài học:

– Có ý thức đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là tự bảo vệ chính mình.

– Tuân thủ pháp luật thể hiện lối sống lành mạnh, tiến bộ, dễ thành công hơn trong cuộc sống.

3. Kết bài:

Hãy đội mũ bảo hiểm mỗi khi tham gia giao thông trên đường. Hãy nhắc nhở mọi người cùng thực hiện hành động ý nghĩa này để cùng nhau xây dựng văn hóa giao thông an toàn, tiến bộ và văn minh.

d. Viết biên bản một cuộc họp, cuộc thảo luận

Đề 1. Viết biên bản cuộc họp thống nhất kế hoạch cho chuyến tham quan

Trường THCS …

Lớp 6A

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

BIÊN BẢN

Họp thống nhất kế hoạch cho chuyến tham quan Quần thể di tích Cố đô Huế 

Thời gian bắt đầu: 11 giờ ngày 27 tháng 04 năm 2023

Địa điểm: phòng học của lớp 6A

Thành phần tham dự:

- Giáo viên chủ nhiệm lớp: thầy giáo Đỗ Vinh Quang

- Toàn thể học sinh lớp 6A

Chủ tọa: Lớp trưởng Trần Anh Tuấn

Thư kí (người ghi biên bản): Bùi Bình Min

Nội dung:

(1) Chủ tọa Trần Anh Tuấn phổ biến cho tập thể lớp về Kế hoạch của chuyến tham quan Quần thể di tích Cố đô Huế.

(2) Tập thể lớp cùng bàn bạc, đưa ra các ý kiến về các hoạt động diễn ra trong chuyến tham quan cùng những điều cần lưu ý. Sau đó chủ tọa thống nhất lại qua sự góp ý của giáo viên chủ nhiệm.

(3) Chủ tọa tiến hành phân công nhiệm vụ:

- Nhóm Hậu cần do lớp phó Thảo Nga làm nhóm trưởng: chuẩn bị các đồ dùng cần thiết như nước uống, hoa quả, thuốc say xe, băng dán cá nhân... để đảm bảo chuyến đi an toàn

- Nhóm Giải trí do Tuấn Hùng làm nhóm trưởng: chuẩn bị một số trò chơi, bài hát để lớp cùng chơi khi ngồi trên xe di chuyển đến Quần thể di tích cố đô Huế

- Nhóm Truyền thông do lớp trưởng Anh Tuấn làm nhóm trưởng: chụp ảnh, quay clip các hoạt động của lớp trong chuyến đi để làm kỉ niệm và chia sẻ với phụ huynh

(4) Ý kiến của các bạn trong lớp:

- Mọi người thống nhất mặc áo đồng phục lớp để không bị lạc nhau khi di chuyển và có những tấm ảnh tập thể đẹp

- Mời thêm các thầy cô bộ môn, hội phụ huynh đi cùn

- Sau khi đến Cố đô Huế, cả lớp sẽ cùng nhau đi ngắm sông Hương và ăn các món đặc sản ở Huế trước khi trở về

(5) Chủ tọa tổng kết lại nội dung cuộc thảo luận, thông báo đến cả lớp và sẽ gửi danh sách các bạn tham gia công tác chuẩn bị cho cô giáo chủ nhiệm.

Cuộc họp kết thúc vào 12 giờ ngày 27 tháng 04 năm 2023

Thư kí

 

Bùi Bình Minh

Chủ tọa

 

Trần Anh Tuấn

 

Đề 2. Viết biên bản cuộc thảo luận nhóm đưa ra phương pháp học tập hiệu quả

TRƯỜNG THCS PHÚ THƯỢNG

LỚP 6C

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN

HỘI NGHỊ TRAO ĐỔI PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP MÔN TOÁN

Khai mạc: 7 giờ 30 phút ngày 07 tháng 03 năm 2024

Thành phần tham dự:

- Cô Nguyễn Hồng Nhung - Giáo viên môn Toán

- Tập thể học sinh lớp 6C

Chủ trì: Cô Nguyễn Hồng Nhung

Thư ký: Phạm Ngọc Anh (Lớp trưởng lớp 6A1)

NỘI DUNG HỘI NGHỊ

(1) Cô Nhung khai mạc, nêu yêu cầu và nội dung hội nghị:…

- Mục đích hội nghị: Tìm ra phương pháp học tập môn Toán tốt.

- Nội dung:

+ Các lớp trưởng sơ kết tình hình học tập môn Toán trong học kì I.

+ Các bạn học giỏi báo cáo kinh nghiệm: Bạn Phương Trang (Lớp 6A1), bạn Tùng Anh (Lớp 6A2).

+ Một số học sinh đặt ra câu hỏi cần trao đổi (Khoảng 5 bạn)

(2) Bạn Ngọc Anh - thư ký sẽ báo cáo sơ lược tình hình học tập môn Toán của khối 6:

- Một số bạn chưa nắm được các công thức toán học, phương pháp giải toán.

- Nhiều bạn còn lười học, chưa làm bài tập về nhà.

- Kết quả điểm thi cuối kì chưa cao: Điểm dưới trung bình chiếm khoảng 20%.

- Kết quả: Giỏi: 50%; Khá: 30%; Yếu: 20%.

(3) Trao đổi kinh nghiệm học tập:

- Kinh nghiệm của Trang:

+ Năm chắc các công thức Toán học

+ Tăng cường luyện tập

+ Làm một số đề thi thử

- Kinh nghiệm của Tùng Anh:

+ Nắm vững kiến thức cơ bản

+ Thường xuyên luyện tập

+ Làm thêm các bài nâng cao.

(4) Cô Nhung tổng kết:

- Lắng nghe và ghi chép lời giảng của thầy cô.

- Năm chắc lý thuyết

- Ôn tập mỗi ngày

- Trao đổi, học tập theo nhóm

Cuộc họp kết thúc lúc: 10 giờ cùng ngày 07 tháng 03 năm 2024

Thư kí

(kí và ghi rõ họ tên)

Phạm Ngọc Anh

Chủ tọa

(kí và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Hồng Nhung

 


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 6 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí