Đề thi học kì 1 Văn 6 - Đề số 18>
Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi: “Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Đề thi
PHẦN ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)
Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:
“Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi càng tôi trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.”
Câu 1 (1.0 điểm): Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ mấy? Cách kể này có tác dụng gì trong việc thể hiện ý nghĩa của đoạn văn?
Câu 2 (1.0 điểm): Xác định ít nhất hai biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn và nêu tác dụng
Câu 3 (1.0 điểm): Hình ảnh con vật được miêu tả trong đoạn văn mang đặc điểm gì nổi bật về ngoại hình?
Câu 4 (1.0 điểm): Qua đoạn văn, em cảm nhận gì về thái độ của tác giả đối với nhân vật được miêu tả?
Câu 5 (1.0 điểm): Em hiểu thế nào về cụm từ “rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được”?
PHẦN VIẾT (5.0 điểm)
Viết bài văn kể lại một trải nghiệm giúp em có ý thức vươn lên trong học tập.
Đáp án
PHẦN ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)
Câu 1.
Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ mấy? Cách kể này có tác dụng gì trong việc thể hiện ý nghĩa của đoạn văn? |
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về ngôi kể trong thể loại truyện.
Quan sát các từ xưng hô
Lời giải chi tiết:
- Ngôi kể: thứ nhất xưng “tôi”
- Tác dụng:
Câu 2.
Xác định ít nhất hai biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn và nêu tác dụng |
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức đã học về các biện pháp tu từ.
Chỉ ra được ít nhất 2 biện pháp và nêu tác dụng
Lời giải chi tiết:
- Nhân hóa: "Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua."
→ Tác dụng: Làm sinh động hình ảnh, giúp người đọc cảm nhận được sức mạnh của nhân vật "tôi" qua sự tác động đến cỏ.
- So sánh: "Hai cái răng đen nhánh... như hai lưỡi liềm máy làm việc."
→ Tác dụng: Nhấn mạnh sự khỏe khoắn và đặc biệt của nhân vật, tạo hình tượng thú vị.
Câu 3.
Hình ảnh con vật được miêu tả trong đoạn văn mang đặc điểm gì nổi bật về ngoại hình? |
Phương pháp:
Đọc kĩ đoạn trích, tìm các chi tiết miêu tả ngoại hình của nhân vật “tôi”
Lời giải chi tiết:
- Con vật có ngoại hình khỏe mạnh, bóng bẩy: "một màu nâu bóng mỡ soi gương được."
- Đầu to, răng đen nhánh, càng dài và cứng cáp.
Câu 4.
Qua đoạn văn, em cảm nhận gì về thái độ của tác giả đối với nhân vật được miêu tả? |
Phương pháp:
Quan sát các từ ngữ, hình ảnh được sử dụng để miêu tả nhân vật (như "nâu bóng mỡ", "răng đen nhánh", "bóng mỡ soi gương được")
Lời giải chi tiết:
Tác giả có thái độ yêu mến, tự hào với nhân vật được miêu tả. Qua các chi tiết miêu tả công phu và đầy ấn tượng, tác giả bày tỏ sự ngưỡng mộ trước sức mạnh và vẻ đẹp của nhân vật.
Câu 5.
Em hiểu thế nào về cụm từ “rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được”? |
Phương pháp:
Phân tích nghĩa đen (ngoại hình bóng mỡ, đẹp đẽ).
Suy luận nghĩa bóng (mang ý nghĩa tích cực, khỏe mạnh).
Lời giải chi tiết:
- Cụm từ gợi tả sự bóng bẩy, khỏe khoắn của ngoại hình nhân vật.
- Ý nghĩa biểu trưng: Con vật mang dáng vẻ tràn đầy sức sống, năng động.
PHẦN VIẾT (5.0 điểm)
Viết bài văn kể lại một trải nghiệm giúp em có ý thức vươn lên trong học tập. |
Phương pháp:
Xác định nội dung câu chuyện em định kể
Xác định hình thức bài văn gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết
Sử dụng ngôn ngữ kể chuyện phù hợp
Tập trung vào bài học nhận thức rút ra từ trải nghiệm
Lời giải chi tiết:
Dàn ý
I. Mở bài
- Giới thiệu trải nghiệm: Một kỷ niệm đặc biệt giúp em nhận ra tầm quan trọng của sự nỗ lực trong học tập.
- Dẫn dắt vào câu chuyện: Tình huống hoặc sự kiện cụ thể đã tạo động lực cho em thay đổi.
II. Thân bài
1. Hoàn cảnh xảy ra trải nghiệm
- Thời gian, địa điểm: (Ví dụ: trong một kỳ kiểm tra, một buổi thuyết trình ở lớp, hoặc sau một lần thất bại).
- Trạng thái bản thân trước trải nghiệm: (Ví dụ: chưa chú tâm học tập, lười biếng, tự ti về khả năng của mình).
2. Diễn biến sự việc
- Tình huống chính xảy ra: (VD: Điểm kiểm tra thấp, bài thuyết trình thất bại, không hoàn thành nhiệm vụ nhóm…)
- Cuộc trò chuyện hoặc lời khuyên từ thầy cô, cha mẹ, hoặc bạn bè
- Cảm xúc của em: buồn, xấu hổ, cảm giác bản thân thua kém bạn bè.
- Những lời động viên, câu chuyện truyền cảm hứng từ người khác.
=> Quyết định thay đổi: Nhận ra ý nghĩa của việc học tập và bắt đầu lập kế hoạch rèn luyện.
3. Kết quả sau trải nghiệm
- Những thay đổi trong thái độ, hành động: Chăm chỉ học hơn, đặt mục tiêu rõ ràng, không ngừng cố gắng.
- Thành công đạt được (VD: Cải thiện điểm số, được thầy cô khen ngợi, cảm thấy tự tin hơn…)
III. Kết bài
- Bài học rút ra: Nỗ lực vươn lên là chìa khóa để đạt được thành công.
- Cảm xúc và suy nghĩ hiện tại: Trân trọng trải nghiệm ấy và tiếp tục cố gắng trong học tập.
Bài tham khảo
Mỗi người đều có những trải nghiệm đem đến cho bản thân nhiều bài học ý nghĩa. Tôi cũng đã có một trải nghiệm đáng nhớ về tiết kiểm tra đầu tiên dưới mái trường Trung học cơ sở.
Đó là tiết học kiểm tra của môn Ngữ Văn - một môn học mới mẻ khác hoàn toàn so với Tiểu học. Cô giáo đã cho chúng tôi đề bài để chuẩn bị trước: Cảm nghĩ về ngày đầu tiên bước chân vào trường Trung học cơ sở. Các bạn trong lớp đều tranh thủ ngồi xem lại tài liệu để có thể đưa ra một kết quả tốt nhất. Tuy vậy, các bạn trong lớp cũng không tránh khỏi sự căng thẳng hiện - điều đó hiện rõ lên trên từng khuôn mặt của các bạn học sinh. Tiếng trống báo hiệu vào lớp vang lên, khoảng tầm 5 phút sau thì cô Hồng - cô giáo dạy môn Ngữ văn của tôi đã bước vào, viết lên bảng đề văn. Đúng là một trong bốn đề mà cô đã yêu cầu chúng tôi ôn tập. Cô nói:
- Các em đã chuẩn bị xong chưa? Chúng ta bắt đầu tính giờ nhé.
Sau đó, cô giáo yêu cầu chúng tôi cất toàn bộ tài liệu, chỉ để lại giấy kiểm tra và bút viết trên mặt bài. Thời gian làm bài kiểm tra của chúng tôi là chín mươi phút. Cô giáo yêu cầu cả lớp trật tự, bắt đầu tính giờ làm bài. Không gian trong lớp học trở nên yên tĩnh lạ thường. Đa phần các bạn đều nghiêm túc làm bài. Tuy là đề mà cô giáo đã cho ôn tập nhưng vẫn có một số bạn cứ ngồi loay hoay mãi. Còn riêng tôi, do đã chuẩn bị cẩn thận nên tôi có thể nhanh chóng bắt đầu viết bài của mình. Trước hết là gạch ra giấy nháp những ý chính. Sau đó dựa vào dàn ý đó để viết thành bài văn hoàn chỉnh. Hai phần ba thời gian trôi qua, các bạn trong lớp đều đang cặm cụi viết bài. Cô giáo ngồi phía trên bàn giáo viên vẫn chăm chú quan sát cả lớp. Không một tiếng động lạ.
Hai viết trôi qua thật nhanh, chỉ còn lại khoảng hai mươi phút cuối. Tôi đã sắp hoàn thiện bài viết của mình. Nhiều bạn dường như đã sắp hoàn thành xong bài viết của mình. Khoảng mười lăm phút cuối giờ, tôi nhanh chóng viết nốt những ý chính quan trọng trong bài viết của mình. Tiếng xôn xao bắt đầu nổi lên. Nhiều bạn đã đứng lên nộp bài. Cô Hồng yêu cầu các bạn đã nộp bài nhanh chóng ổn định lại trật tự để không làm ảnh hưởng đến những bạn vẫn còn đang làm bài. Tiếng trống báo hiệu đã hết tiết vang lên. Bạn lớp trưởng được cô yêu cầu đi thu lại bài của toàn bộ các bạn trong lớp. Sau khi kiểm tra số lượng bài viết đã đầy đủ, cô cũng cho cả lớp nghỉ.
Đó là tiết kiểm tra đầu tiên của tôi dưới mái trường Trung học cơ sở. Sau khi kiểm tra, tôi cảm thấy rất vui vẻ, hài lòng. Và bản thân cũng rút ra được những kinh nghiệm quý giá.
- Đề thi học kì 1 Văn 6 - Đề số 17
- Đề thi học kì 1 Văn 6 - Đề số 16
- Đề thi học kì 1 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 15
- Đề thi học kì 1 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 14
- Đề thi học kì 1 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 13
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 6 - Kết nối tri thức - Xem ngay