Đề thi học kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 5>
Đọc- hiểu ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi: Trong các đại dương, số lượng rác thải nhựa ước tính khoảng 150 triệu tấn – nặng gần bằng 1/5 khối lượng cá
Đề thi
Phần I: ĐỌC – HIỂU (2 điểm)
Đọc- hiểu ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:
Trong các đại dương, số lượng rác thải nhựa ước tính khoảng 150 triệu tấn – nặng gần bằng 1/5 khối lượng cá. Các nhà khoa học dự báo với tốc độ gia tăng rác thải nhựa như hiện nay, vào năm 2050, khối lượng rác thải nhựa sẽ nặng hơn cả khối lượng cá. Việt Nam là một trong các quốc gia xả rác thải nhựa nhiều nhất thế giới. Tại Việt Nam, số lượng túi nilon, chai nhựa, ly nhựa, ống hút, hộp xốp, ... được sử dụng nhiều vượt trội so với các nước khác. Rác thải nhựa ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái, làm ô nhiễm môi trường nước, gây nguy hại cho nguồn lợi thủy hải sản và động xấu đến sức khỏe con người.
(Theo báo Tuổi trẻ, thời nay)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính củ đoạn văn trên là gì?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Nghị luận
D. Thuyết minh
Câu 2. Thông tin chính mà đoạn trích đem đến cho độc giả là gì?
A. Thực trạng và tác hại của rác thải nhựa.
B. Tác hại của rác thải nhựa.
C. Thực trạng của rác thải nhựa
D. Biện pháp xử lí rác thải nhựa.
Câu 3. Đặc trưng nào của văn bản thông tin đã được thể hiện qua đoạn trích?
A. Sử dụng phép liệt kê về tác hại của rác thải nhựa.
B. Sử dụng nhiều số liệu cụ thể để làm tăng tính thuyết phục của vấn đề được nói tới.
C. Sử dụng phép so sánh làm nổi bật tình trạng rác thải nhựa.
D. Sử dụng phép nhân hóa làm tăng tính thuyết phục về tác hại của rác thải nhựa.
Câu 4. Cho biết tác hại của rác thải nhựa đối với cuộc sống?
A. Ảnh hưởng tiêu cực hệ sinh thái
B. Làm ô nhiễm môi trường nước
C. Tác động xấu đến sức khỏe con người
D. Ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người
Câu 5. Việt Nam là một quốc gia có số lượng rác thải nhựa nhiều nhất thế giới vì sao?
A. Ý thức xả rãi bừa bãi của người dân.
B. Đồ nhựa rẻ, tiện dụng nên dân hay sử dụng
C. Nhà nước chưa xử phạt nghiêm khắc
D. Ý thức dân chưa tốt, nhà nước chưa nghiêm khắc xử phạt nghiêm khắc.
Câu 6. Tại sao rác thải nhựa ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người?
A. Gây nhiều bệnh nguy hiểm.
B. Gây bệnh về mắt.
C. Gây bệnh về đường hô hấp.
D. Gây bệnh ung thư.
Câu 7. Trên thế giới rác thải nhựa có xu hướng:
A. Giữ nguyên
B. Ngày càng giảm
C. Ngày càng tăng
D. Vừa phải
Câu 8. Từ “quốc gia” là từ thuần Việt hay Hán Việt?
A. Thuần Việt
B. Hán Việt
C. Thuần Việt và Hán Việt
D. Không là gì.
Phần II: TẬP LÀM VĂN (8 điểm)
Câu 1. Những thông tin về tác hại của rác thải nhựa có ý nghĩa như thế nào đối với nhận thức và hành động của chúng ta hôm nay?
Câu 2. Viết một đoạn văn từ 7-10 dòng trình bày suy nghĩ của mình về các giải pháp để giảm rác thải nhựa hiện nay.
Câu 3. Hiện nay có nhiều bạn học sinh vì quá đam mê các trò chơi điện tử mà sao nhãng việc học. Em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về hiện tượng trên.
Đáp án
Phần I:
Câu 1 (0.25 điểm):
Phương thức biểu đạt chính củ đoạn văn trên là gì? A. Tự sự B. Miêu tả C. Nghị luận D. Thuyết minh |
Phương pháp giải:
Căn cứ các phương thức biểu đạt đã học.
Lời giải chi tiết:
Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
=> Đáp án: C
Câu 2 (0.25 điểm):
Thông tin chính mà đoạn trích đem đến cho độc giả là gì? A. Thực trạng và tác hại của rác thải nhựa. B. Tác hại của rác thải nhựa. C. Thực trạng của rác thải nhựa D. Biện pháp xử lí rác thải nhựa. |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ nội dung đoạn trích
Lời giải chi tiết:
Thông tin là: Thực trạng và tác hại của rác thải nhựa.
=> Đáp án: A
Câu 3 (0.25 điểm):
Đặc trưng nào của văn bản thông tin đã được thể hiện qua đoạn trích? A. Sử dụng phép liệt kê về tác hại của rác thải nhựa. B. Sử dụng nhiều số liệu cụ thể để làm tăng tính thuyết phục của vấn đề được nói tới. C. Sử dụng phép so sánh làm nổi bật tình trạng rác thải nhựa. D. Sử dụng phép nhân hóa làm tăng tính thuyết phục về tác hại của rác thải nhựa. |
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc trưng thể loại
Lời giải chi tiết:
Đặc trưng của văn bản thông tin là: Sử dụng nhiều số liệu cụ thể để làm tăng tính thuyết phục của vấn đề được nói tới.
=> Đáp án: B
Câu 4 (0.25 điểm):
Cho biết tác hại của rác thải nhựa đối với cuộc sống? A. Ảnh hưởng tiêu cực hệ sinh thái B. Làm ô nhiễm môi trường nước C. Tác động xấu đến sức khỏe con người D. Ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người |
Phương pháp giải:
Căn cứ bài đọc hiểu.
Lời giải chi tiết:
Tác hại của rác thải nhựa: Ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người.
=> Đáp án: D
Câu 5 (0.25 điểm):
Việt Nam là một quốc gia có số lượng rác thải nhựa nhiều nhất thế giới vì sao? A. Ý thức xả rãi bừa bãi của người dân. B. Đồ nhựa rẻ, tiện dụng nên dân hay sử dụng C. Nhà nước chưa xử phạt nghiêm khắc D. Ý thức dân chưa tốt, nhà nước chưa nghiêm khắc xử phạt nghiêm khắc. |
Phương pháp giải:
Căn cứ bài đọc hiểu.
Lời giải chi tiết:
Do: Ý thức dân chưa tốt, nhà nước chưa nghiêm khắc xử phạt nghiêm khắc.
=> Đáp án: D
Câu 6 (0.25 điểm):
Tại sao rác thải nhựa ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người? A. Gây nhiều bệnh nguy hiểm. B. Gây bệnh về mắt. C. Gây bệnh về đường hô hấp. D. Gây bệnh ung thư. |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích kết hợp hiểu biết của em
Lời giải chi tiết:
Vì: gây nhiều bệnh nguy hiểm.
=> Đáp án: A
Câu 7 (0.25 điểm):
Trên thế giới rác thải nhựa có xu hướng: A. Giữ nguyên B. Ngày càng giảm C. Ngày càng tăng D. Vừa phải |
Phương pháp giải:
Căn cứ bài đọc hiểu.
Lời giải chi tiết:
Rác thải nhựa trên thế giới có xu hương ngày càng tăng.
=> Đáp án: C
Câu 8 (0.25 điểm):
Từ “quốc gia” là từ thuần Việt hay Hán Việt? A. Thuần Việt B. Hán Việt C. Thuần Việt và Hán Việt D. Không là gì. |
Phương pháp giải:
Căn cứ bài từ Hán Việt.
Lời giải chi tiết:
“Quốc gia” là từ Hán Việt.
=> Đáp án: B
Phần II (8 điểm)
Câu 1 (1 điểm):
Những thông tin về tác hại của rác thải nhựa có ý nghĩa như thế nào đối với nhận thức và hành động của chúng ta hôm nay? |
Phương pháp giải:
Liên hệ thực tế, nêu suy nghĩ
Lời giải chi tiết:
Những thông tin về tác hại của rác thải nhựa có ý nghĩa đối với nhận thức và hành động của chúng ta hôm nay: Trong đoạn trích, đằng sau những thông tin mang tính tiêu cực là một nỗi lo về sự an nguy của chính con người về việc môi trường sống bị ô nhiễm và sự cần thiết phải bảo vệ môi trường sống.
Câu 2 (2 điểm):
Viết một đoạn văn từ 7-10 dòng trình bày suy nghĩ của mình về các giải pháp để giảm rác thải nhựa hiện nay. |
Phương pháp giải:
Nêu suy nghĩ của em về các giải pháp để giảm rấc thải nhựa
Lời giải chi tiết:
Các giải pháp để giảm rác thải nhựa:
- Cấm sản xuất kinh doanh đối với những mặt hàng làm từ nhựa rẻ tiền không cần thiết cho sinh hoạt hàng ngày.
- Khuyến khích các sản phẩm làm từ thiên nhiên như tre, gỗ.
- Tái chế rác thải nhựa thành những vật có ích,…
Câu 3 (5 điểm):
Hiện nay có nhiều bạn học sinh vì quá đam mê các trò chơi điện tử mà sao nhãng việc học. Em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về hiện tượng trên. |
Phương pháp giải:
1. Mở bài: Giới thiệu hiện tượng
2. Thân bài
- Giải thích vấn đề
- Biểu hiện của vấn đề
- Nguyên nhân của vấn đề
- Tác hại của vấn đề
- Bài học rút ra từ vấn đề
- Liên hệ bản thân
3. Kết bài: Khái quát lại hiện tượng
Lời giải chi tiết:
Dàn ý tham khảo:
1. Mở bài: Giới thiệu hiện tượng quá đam mê trò chơi điện tử của nhiều bạn học sinh ngày nay dẫn đến “nghiện” …
2. Thân bài
- Giải thích vấn đề: Trò chơi điện tử là trò chơi được cài đặt sẵn trên máy vi tính… Nhiều bạn vì quá đam mê dẫn dến nghiện.
- Biểu hiện của vấn đề: Ngồi hàng ngày hàng giờ trước màn hình máy tính, điện thoại thông minh chỉ để chơi các trò chơi, đến quên ăn, quên ngủ, … bỏ bê học hành, công việc…
- Nguyên nhân của vấn đề:
+ Khách quan: do sự phát triển của kinh tế xã hội
+ Chủ quan: do bản thân mỗi người chưa tự chủ được bản thân, …
- Tác hại của vấn đề:
+ Làm cho kết quả học tập, công việc bị sút kém
+ Ảnh hưởng đến sức khỏe, mắc các bệnh về mắt: Cận thị, loạn thị… cơ thể suy nhược, gầy yếu…
+ Tinh thần: bị đầu độc bởi các trò chơi chém giết, bạo lực…
+ Ảnh hưởng đến đạo đức, nhân cách của con người: trộm cắp, giết người… sa vào các tệ nạn xã hội…
- Bài học rút ra từ vấn đề: Không nên quá đam mê, chỉ nên chơi có chừng mực, coi đó là trò để giải trí, cần có điểm dừng…
- Liên hệ bản thân: Không chơi để khỏi bị nghiện… Tập trung cố gắng nỗ lực học tập
3. Kết bài:
- Khái quát lại tác hại của hiện tượng quá đam mê điện tử của học sinh hiện nay
- Nêu cảm nghĩ của bản thân.
- Đề thi học kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 6
- Đề thi học kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 7
- Đề thi học kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 8
- Đề thi học kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 9
- Đề thi học kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 10
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 6 - Kết nối tri thức - Xem ngay