Đề thi học kì 1 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 3

Tải về

Câu 1. Dòng nào dưới đây không nêu đúng đặc điểm của văn bản hồi kí?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề thi

Phần I: ĐỌC – HIỂU (2 điểm)

Đọc đoạn trích dưới đây và khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi:

 

Ngày xưa ta đi học 

Mười tuổi thơ nghe gió thổi mùa thu 

Mắt ngẩng lên trông bản đồ rực rỡ 

Như đồng hoa bỗng gặp một đêm mơ. 

Bản đồ mới tường vôi cũng mới 

Thầy giáo lớn sao, thước bảng cũng lớn sao

Gậy thần tiên và cánh tay đạo sĩ 

Đưa ta đi sông núi tuyệt vời. 

Tim đập mạnh hồn ngây không sao hiểu 

Mê Kông sông dài hơn hai ngàn cây số mông mênh.

 

(Cửu Long Giang ta ơi, Ngữ văn 6, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2021)

Câu 1. Bài thơ Cửu Long Giang ta ơi do ai sáng tác?

A. Nguyên Hồng 

B. Nguyễn Tuân

C. Xuân Quỳnh 

D. Lâm Thị Mỹ Dạ 

Câu 2. Biện pháp tu từ nào đã được tác giả sử dụng trong các câu thơ: 

Mắt ngẩng lên trông bản đồ rực rỡ 

Như đồng hoa bỗng gặp một đêm mơ

A. So sánh 

B. Ẩn dụ

C. Nhân hoá 

D. Hoán dụ 

Câu 3. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là gì? 

A. Tự sự 

B. Biểu cảm 

C. Miêu tả

D. Nghị luận 

Câu 4. Bài thơ Cửu Long Giang ta ơi có nhắc đến những địa danh nào ở Việt Nam? 

A. Mê Kông, Cô Tô, Hang Én.

B. Thác Khôn, Trường Sơn, Hang Én 

C. Cô Tô, Trường Sơn, Long Châu 

D. Trường Sơn, Hà Tiên, Cà Mau

Phần II: TẬP LÀM VĂN (8 điểm)

Câu 1. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ

“Gậy thần tiên và cánh tay đạo sĩ/ Đưa ta đi sông núi tuyệt vời”. 

Câu 2. Em hãy viết bài văn tả lại cảnh đẹp trên quê hương em vào buổi sáng mùa xuân

Câu 3. Hãy nêu một vài tác phẩm viết về một địa danh mà em đã được học.

Đáp án

Phần I:

Câu 1 (0.5 điểm):

Bài thơ Cửu Long Giang ta ơi do ai sáng tác?

A. Nguyên Hồng 

B. Nguyễn Tuân

C. Xuân Quỳnh 

D. Lâm Thị Mỹ Dạ

Phương pháp giải:

Dựa vào thông tin tác giả, tác phẩm

Lời giải chi tiết:

Bài thơ Cửu Long Giang ta ơi do Nguyên Hồng sáng tác

=> Đáp án: A

Câu 2 (0.5 điểm):

Biện pháp tu từ nào đã được tác giả sử dụng trong các câu thơ: 

Mắt ngẩng lên trông bản đồ rực rỡ 

Như đồng hoa bỗng gặp một đêm mơ

A. So sánh 

B. Ẩn dụ

C. Nhân hoá 

D. Hoán dụ

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn thơ và xác định biện pháp tu từ

Lời giải chi tiết:

Biện pháp tu từ được tác giả sử dụng: so sánh

=> Đáp án: A

Câu 3 (0.5 điểm):

Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là gì? 

A. Tự sự 

B. Biểu cảm 

C. Miêu tả

D. Nghị luận

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là biểu cảm

=> Đáp án: B

Câu 4 (0.5 điểm):

Bài thơ Cửu Long Giang ta ơi có nhắc đến những địa danh nào ở Việt Nam? 

A. Mê Kông, Cô Tô, Hang Én.

B. Thác Khôn, Trường Sơn, Hang Én 

C. Cô Tô, Trường Sơn, Long Châu 

D. Trường Sơn, Hà Tiên, Cà Mau

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ

Lời giải chi tiết:

Bài thơ Cửu Long Giang ta ơi có nhắc đến những địa danh: Trường Sơn, Hà Tiên, Cà Mau

=> Đáp án: D

Phần II (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm):

Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ

“Gậy thần tiên và cánh tay đạo sĩ/ Đưa ta đi sông núi tuyệt vời”. 

Phương pháp giải:

Vận dụng năng lực văn học để làm rõ tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong câu thơ

Lời giải chi tiết:

- Biện pháp: Ẩn dụ: 

+ gậy thần tiên: cây thước của thầy giáo

+ đạo sĩ: người thầy 

- Tác dụng: Thể hiện cách nhìn mơ mộng, ngưỡng mộ của cậu học trò đối với thầy giáo. Thầy mở ra chân trời mới, đưa học trò đi khám phá khắp mọi miền Tổ quốc, khám phá tri thức, nâng cánh ước mơ. 

Câu 2 (4 điểm):

Em hãy viết bài văn tả lại cảnh đẹp trên quê hương em vào buổi sáng mùa xuân

Phương pháp giải:

Nêu suy nghĩ của em

Lời giải chi tiết:

Dàn ý tham khảo:

1. Mở bài: Giới thiệu buổi sáng mùa xuân ở quê em, nơi em ở

2. Thân bài

- Tả bao quát:

+ Không khí buổi sáng mát lành, dịu nhẹ vẫn còn sương

+ Mùi lúa chín thơm

+ Những giọt sương long lanh vẫn còn đọng trên lá

- Tả chi tiết:

+ Tả không gian quê hương vào buổi sáng bình minh đầu xuân

Mặt trời mới lên còn ửng hồng

Không gian trong lành, yên bình nhẹ nhàng của sáng sớm

Sương mù bao phủ làng quê

+ Tả cảnh vật trên quê hương vào buổi sáng đầu xuân:

Cây cối: cành lá còn đọng sương sớm, chồi non xuân xanh biếc,…

Con vật: chim én bay trên bầu trời xuân, tiếng gà gáy sáng…

Ánh nắng len lỏi những mái nhà, con đường…

+ Tả cảnh sinh hoạt con người:

Những người đi tập thể dục sáng sớm…

Tiếng xe cộ qua lại…

Những học sinh đi học cười đùa…

Người nông dân ra đồng làm việc…

3. Kết bài: Nêu tình cảm của mình đối với quê hương

Câu 3 (1 điểm):

Hãy nêu một vài tác phẩm viết về một địa danh mà em đã được học.

Phương pháp giải:

Kể tên một vài tác phẩm viết về một địa danh mà em đã được học

Lời giải chi tiết:

Tác phẩm viết về một địa danh: Cô Tô, Hang Én…


Bình chọn:
4.3 trên 4 phiếu
Tải về

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 6 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí