Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 11>
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Đề thi
I. Đọc hiểu (6đ)
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi phía dưới:
VẾT NỨT VÀ CON KIẾN
Khi ngồi ở bậc thềm nhà, tôi thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần. Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát để tính toán. Tôi nghĩ con kiến hoặc là quay lại, hoặc là nó sẽ một mình bò qua vết nứt đó. Nhưng không. Con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó đến lượt nó vượt qua bằng cách bò lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con kiến lại tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình. Hình ảnh đó bất chợt làm tôi nghĩ rằng tại sao mình không thể học loài kiến bé nhỏ kia, biến trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn.
(Hạt giống tâm hồn 5- Ý nghĩa cuộc sống, NXB Tổng hợp TP. HCM)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1: Câu chuyện trên được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
D. Kết hợp nhiều ngôi kể
Câu 2: Nhân vật chính trong truyện là?
A. Chiếc lá
B. Tôi
C. Con kiến
D. Tôi và con kiến
Câu 3: Trong câu văn: “Khi ngồi ở bậc thềm nhà, tôi thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng.” có mấy trạng ngữ chỉ không gian?
A. Một
B. Hai
C. Ba
D. Bốn
Câu 4: “Vết nứt” trong văn bản tượng trưng cho điều gì trong cuộc sống?
A. Kinh nghiệm
B. Khó khăn, thử thách
C. Thành quả
D. Thất bại
Câu 5: Lúc đầu, khi gặp vết nứt, con kiến đã có hành động gì?
A. Dùng chiếc lá bắc qua
B. Ngay lập tức đổi hướng đi
C. Dùng hết sức nhảy qua
D. Dừng lại suy nghĩ
Câu 6: Chi tiết: Con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó đến lượt nó vượt qua bằng cách bò lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con kiến lại tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình thể hiện đức tính gì?
A. Kiên trì
B. Trung thực
C. Tự tin
D. Tự trọng
Câu 7: Từ “hành trang” trong “biến trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn.” được hiểu như thế nào?
A. Trang thiết bị trong trường học
B. Kỉ niệm thời thơ ấu
C. Tri thức, kĩ năng, trang bị cần thiết
D. Dụng cụ khi đi xa
Câu 8: Câu văn “Nó dừng lại giây lát để tính toán.” sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. So sánh
B. Nhân hoá
C. Ẩn dụ
D. Hoán dụ
Câu 9: Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện trên? (Trình bày dưới hình thức một đoạn văn từ 3- 5 câu).
Câu 10: Em có đồng tình với suy nghĩ của tác giả: “rằng tại sao mình không thể học loài kiến bé nhỏ kia, biến trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn” không? Nêu hai việc làm của em để chứng minh điều đó.
II. Làm văn
Chia sẻ một trải nghiệm về nơi em sống hoặc nơi em từng đến
-----Hết-----
- Học sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị không giải thích gì thêm.
Đáp án
Đáp án
PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Câu 1 (0.25đ) |
Câu 2 (0.25đ) |
Câu 3 (0.25đ) |
Câu 4 (0.25đ) |
Câu 5 (0.25đ) |
Câu 6 (0.25đ) |
Câu 7 (0.25đ) |
Câu 8 (0.25đ) |
A |
C |
A |
B |
D |
A |
C |
B |
Câu 1: Câu chuyện trên được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Kết hợp nhiều ngôi kể |
Phương pháp:
Nhớ lại kiến thức về ngôi kể
Lời giải chi tiết:
Truyện kể ngôi thứ nhất
→ Đáp án: A
Câu 2: Nhân vật chính trong truyện là? A. Chiếc lá B. Tôi C. Con kiến D. Tôi và con kiến |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Nhân vật chính trong truyện là: Con kiến
→ Đáp án: C
Câu 3: Trong câu văn: “Khi ngồi ở bậc thềm nhà, tôi thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng.” có mấy trạng ngữ chỉ không gian? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn |
Phương pháp:
Nhớ lại kiến thức về trạng ngữ
Lời giải chi tiết:
Có 1 trạng ngữ: khi ngồi ở bậc thềm nhà.
→ Đáp án: A
Câu 4: “Vết nứt” trong văn bản tượng trưng cho điều gì trong cuộc sống? A. Kinh nghiệm B. Khó khăn, thử thách C. Thành quả D. Thất bại |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản
Chú ý phân tích chi tiết “vết nứt”
Lời giải chi tiết:
Vết nứt : khó khăn, thử thách
→ Đáp án: B
Câu 5: Lúc đầu, khi gặp vết nứt, con kiến đã có hành động gì? A. Dùng chiếc lá bắc qua B. Ngay lập tức đổi hướng đi C. Dùng hết sức nhảy qua D. Dừng lại suy nghĩ |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Lúc đầu, khi gặp vết nứt, con kiến đã: Dừng lại suy nghĩ
→ Đáp án: D
Câu 6: Chi tiết: Con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó đến lượt nó vượt qua bằng cách bò lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con kiến lại tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình thể hiện đức tính gì? A. Kiên trì B. Trung thực C. Tự tin D. Tự trọng |
Phương pháp:
Đọc kĩ chi tiết
Chú ý các hành động của con kiến trước khó khăn
Lời giải chi tiết:
Thể hiện đức tính kiên trì
→ Đáp án: A
Câu 7: Từ “hành trang” trong “biến trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn.” được hiểu như thế nào? A. Trang thiết bị trong trường học B. Kỉ niệm thời thơ ấu C. Tri thức, kĩ năng, trang bị cần thiết D. Dụng cụ khi đi xa |
Phương pháp:
Phân tích từ ngữ và áp dụng vào toàn câu văn
Lời giải chi tiết:
Hành trang: Tri thức, kĩ năng và trang bị cần thiết
→ Đáp án: C
Câu 8: Câu văn “Nó dừng lại giây lát để tính toán.” sử dụng biện pháp tu từ gì? A. So sánh B. Nhân hoá C. Ẩn dụ D. Hoán dụ |
Phương pháp:
Nhớ lại kiến thức về biện pháp tu từ
Lời giải chi tiết:
Câu văn “Nó dừng lại giây lát để tính toán.” sử dụng biện pháp nhân hóa
→ Đáp án: B
Câu 9: Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện trên? (Trình bày dưới hình thức một đoạn văn từ 3- 5 câu).
Phương pháp
Đọc kĩ văn bản
Đưa ra quan niệm ý kiến của bản thân
Lời giải chi tiết
- Có thể lựa chọn những bài học như:
+ Trước bất cứ điều gì trong cuộc sống thường ngày, phải kiên trì, nhẫn nại, đối mặt với thử thách, không nên chỉ mới gặp trở ngại đã vội vàng bỏ cuộc.
+ Để theo đuổi được mục đích của bản thân, phải luôn nỗ lực, sáng tạo, khắc phục hoàn cảnh.
+ Phải biết biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành cơ hội, thành kinh nghiệm, thành hành trang quý giá cho ngày mai.
Câu 10: Em có đồng tình với suy nghĩ của tác giả: “rằng tại sao mình không thể học loài kiến bé nhỏ kia, biến trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn” không? Nêu hai việc làm của em để chứng minh điều đó.
Phương pháp
Nêu ý kiến của bản thân
Lời giải chi tiết
HS nêu được ý kiến đồng tình / không đồng tình và hai việc làm hợp lí (phù hợp với chuẩn mực đạo đức).
Gợi ý: Đồng tình. Vì: Trong cuộc sống, con người cũng phải trải qua những khó khăn, thử thách như “vết nứt” mà con kiến bé nhỏ kia gặp phải. Điều quan trọng là trước khó khăn đó, con người ứng xử và vượt qua khó khăn như thế nào. Hình ảnh con kiến đã cho chúng ta một bài học, hãy biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành trải nghiệm, là hành trang quý giá cho ngày mai để đạt đến thành công, tươi sáng. Ý kiến của tác giả cũng gián tiếp lên tiếng trước một thực trạng, trong cuộc sống, trước những khó khăn, nhiều người còn bi quan, chán nản, bỏ cuộc… đó là thái độ cần thay đổi để vươn lên trong cuộc sống
PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm)
II. Làm văn
Chia sẻ một trải nghiệm về nơi em sống hoặc nơi em từng đến
Phương pháp:
Dựa vào kiến thức và kĩ năng đã được học
Lời giải chi tiết:
Về kỹ năng, hình thức:
- Học sinh viết đúng kiểu bài tự sự kể về một trải nghiệm.
- Hành văn, diễn đạt trong sáng, kết cấu bài hoàn chỉnh, chặt chẽ. Không mắc lỗi thông thường về chính tả,
ngữ pháp.
Về nội dung:
1. Mở bài: Giới thiệu chung.
- Đó là nơi nào – con đến khi nào, nhân dịp gì, với ai?
2. Thân bài: Tả quang cảnh nơi đó từ bao quát đến cụ thể:
+ Thiên nhiên như thế nào?
+ Con người có những hoạt động gì?
+ Khi quan sát cảnh vật/con người ở đó con có cảm xúc gì?
+ Điều con thích nhất ở đó là gì? Vì sao?
3. Kết bài: Cảm xúc suy nghĩ của con khi ra về
Loigiaihay.com
- Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 12
- Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 13
- Tổng hợp 10 đề kiểm tra giữa học kì 2 Văn 6 kết nối tri thức có đáp án
- Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 10
- Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 9
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 6 - Kết nối tri thức - Xem ngay