Chiều xuân (Anh Thơ) 9>
Chiều xuân (Anh Thơ) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 9
Tác giả
1. Tiểu sử
- Anh Thơ (1921 - 2005).
- Tên khai sinh là Vương Kiều Ân, bút hiệu Tuyết Anh .
- Quê: tỉnh Hải Dương, trong một gia đình viên chức nhỏ, xuất thân Nho học.
- Nhà thơ chưa học hết bậc tiểu học nhưng chịu khó đọc sách ham văn chương.
- Sống trong không khí gia đình buồn tẻ nặng nền nếp phong kiến, bà tìm đến thơ ca tự giải thoát và khẳng định mình như nhiều thanh niên thời đó.
-Tháng Tám 1945 hăng hái tham gia cách mạng kháng chiến và xây dựng đất nước bằng thơ ca, là Uỷ viên Ban Chấp hành Hội nhà văn Việt Nam
2. Sự nghiệp sáng tác
a. Tác phẩm chính
- Tiểu thuyết "Răng đen", thơ "Bức tranh quê"
- Sau cách mạng tháng Tám: Kể chuyện Vũ Lăng, Theo cánh chim câu, Đảo ngọc, Hoa dứa trắng, Quê chồng.
b. Phong cách nghệ thuật
- Thơ thiên về tả cảnh bình dị quen thuộc: bờ tre, con đò, bến sống, với những nét vẽ chân thực, tinh tế thấm đượm một chút tình quê đằm thắm pha chút bâng khuâng buồn của thơ mới.
Sơ đồ tư duy về tác giả Anh Thơ:
Tác phẩm
1. Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ
Được rút từ tập "Bức tranh quê", tập thơ đầu tay của Anh Thơ
b. Bố cục
- Khổ 1: Bức tranh chiều xuân trên bên vắng.
- Khổ 2: Bức tranh chiều xuân trên đường đê.
- Khổ 3: Bức tranh chiều xuân trên cánh đồng.
c. Thể loại: 8 chữ
d. Phương thức biểu đạt: biểu cảm
2. Giá trị nội dung, nghệ thuật
a. Giá trị nội dung
- Vẻ đẹp chiều xuân bình dị, đơn sơ mộc mạc của làng quê Bắc Bộ.
- Tình yêu làng quê, đất nước sâu sắc và thiết tha.
b. Giá trị nghệ thuật
- Từ ngữ giàu sắc thái biểu cảm, sử dụng nhiều từ láy.
- Thủ pháp lấy cái động để nói cái tĩnh.
Sơ đồ tư duy về bài thơ Chiều xuân:
- Nhật kí đô thị hóa (Mai Văn Phấn)
- Cùng nhà văn Tô Hoài ngắm phố phường Hà Nội (Trần Đăng Khoa)
- Sống, hay không sống? (Trích vở kịch Ham-lét -Sếch-xpia)
- Người thứ bảy (Mu-ra-ka-mi)
- Đình công và nổi dậy (trích vở kịch Kim tiền - Vi Huyền Đắc)
>> Xem thêm