Câu 11.1, 11.2, 11.3, 11.5 phần bài tập trong SBT – Trang 42 Vở bài tập Vật lí 6>
Giải câu 11.1, 11.2, 11.3, 11.5 phần bài tập trong SBT – Trang 42,43 VBT Vật lí 6. Muốn đo khối lượng riêng của các hòn bi thủy tinh....
1. Bài tập trong SBT
11.1
Muốn đo khối lượng riêng của các hòn bi thủy tinh, ta cần dùng những dụng cụ gì? Hãy chọn câu trả lời đúng.
A. Chỉ cần dùng một cái cân
B. Chỉ cần dùng một cái lực kế.
C. Chỉ cần dùng một cái bình chia độ.
D. Cần dùng một cái cân và một cái bình chia độ.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về dụng cụ đo.
Lời giải chi tiết:
Muốn đo khối lượng riêng của các hòn bi thủy tinh, ta cần dùng những dụng cụ là một cái cân và một cái bình chia độ. Cân để đo khối lượng, bình chia độ đo thể tích.
Chọn D
11.2
Một hộp sữa Ông Thọ có khối lượng 397g và có thể tích 320cm3. Hãy tính khối lượng riêng của sữa trong hộp theo đơn vị kg/m3.
Phương pháp giải:
Vận dụng công thức tính khối lượng riêng:
- Khối lượng riêng của một chất được xác định bằng khối lượng của một đơn vị thể tích \((1kg/{m^3})\) chất đó: \(D = m/V\).
- Đơn vị khối lượng riêng là kilôgam trên mét khối \((kg/{m^3})\).
Lời giải chi tiết:
Đề đã cho: \(m = 397g = 0,397kg\); \(V = 320c{m^3} = 0,00032{m^3}\)
Khối lượng riêng của sữa là \(D = \displaystyle{m \over V} = {{0,397} \over {0,00032}} = 1240,625kg/{m^3}\)
11.3
Biết 10 lít cát có khối lượng 15kg.
a) Tính thể tích của 1 tấn cát
b) Tính trọng lượng của một đống cát 3 m3.
Phương pháp giải:
Đề đã cho: \({V_1} = 10l = 10{\rm{ }}d{m^3} = 0,01{m^3};\) \({m_1} = 15kg\)
a) \(m = 1\) tấn \(= 1000kg \Rightarrow V = ?\)
b) \(V = 3m^3\Rightarrow P =?\)
Khối lượng riêng của cát là \(D = \displaystyle{m \over V} = {{15} \over {0,01}} = 1500kg/{m^3}\)
Lời giải chi tiết:
a) Thể tích 1 tấn cát \(V = \displaystyle{m \over D} = {{1000} \over {1500}} = 0,667{m^3}\)
(Theo quy tắc làm tròn số thập phân nên ta viết: \(0,6666..... \approx 0,667\))
b) Tính trọng lượng của một đống cát 3m3.
Khối lượng: \(m = D.V = 1500 . 3 = 4500\;kg\)
Trọng lượng: \(P = 10m = 45000N\)
11.5
Mỗi hòn gạch "hai lỗ" có khối lượng 1,6kg. Hòn gạch có thể tích 1200cm3. Mỗi lỗ có thể tích 192cm3. Tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng của gạch.
Phương pháp giải:
Vận dụng công thức tính khối lượng riêng:
- Khối lượng riêng của một chất được xác định bằng khối lượng của một đơn vị thể tích \((1kg/{m^3})\)chất đó: D = m/V.
- Đơn vị khối lượng riêng là kilôgam trên mét khối \((kg/{m^3})\).
Lời giải chi tiết:
Thể tích phần gạch trong mỗi viên gạch:
V = 1200 - (2.192) = 816cm3= 0,000816m3
Khối lượng riêng của gạch:
\(D = \displaystyle{m \over V} = {{1,6} \over {0,000816}} = 1960,8kg/{m^3}\)
Trọng lượng riêng của gạch \(d = 10D = 19608N/m^3\)
Loigiaihay.com
- Câu 11a, 11b, 11c phần bài tập tương tự – Trang 43 Vở bài tập Vật lí 6
- Mục IV - Phần A - Trang 42 Vở bài tập Vật lí 6
- Mục III - Phần A - Trang 42 Vở bài tập Vật lí 6
- Mục II - Phần A - Trang 41 Vở bài tập Vật lí 6
- Mục I - Phần A - Trang 41 Vở bài tập Vật lí 6
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Mục II - Phần A - Trang 103, 104 Vở bài tập Vật lí 6
- Mục I - Phần A - Trang 102, 103 Vở bài tập Vật lí 6
- Câu 29a, 29b phần bài tập tương tự – Trang 100, 101 Vở bài tập Vật lí 6
- Câu 28 - 29.5, 28 - 29.6 phần bài tập trong SBT – Trang 99, 100 Vở bài tập Vật lí 6
- Mục III - Phần A - Trang 98, 99 Vở bài tập Vật lí 6
- Mục II - Phần A - Trang 103, 104 Vở bài tập Vật lí 6
- Mục I - Phần A - Trang 102, 103 Vở bài tập Vật lí 6
- Câu 29a, 29b phần bài tập tương tự – Trang 100, 101 Vở bài tập Vật lí 6
- Câu 28 - 29.5, 28 - 29.6 phần bài tập trong SBT – Trang 99, 100 Vở bài tập Vật lí 6
- Mục III - Phần A - Trang 98, 99 Vở bài tập Vật lí 6