Mục II - Phần A - Trang 103, 104 Vở bài tập Vật lí 6>
Giải trang 103, 104 VBT vật lí 6 Mục II - Vận dụng (Phần A - Học theo SGK) với lời giải chi tiết các câu hỏi và lý thuyết trong bài 6
II - VẬN DỤNG
1 - 2
1. Cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều:
2. Để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi ta dùng dụng cụ nào?
Lời giải chi tiết:
1. Cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều: Rắn - Lỏng - Khí
=> Đáp án A.
2.
Dùng nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi. Vì nhiệt kế thuỷ ngân dùng đế đo nhiệt độ sôi của nước hoặc những vật có nhiệt độ cao hơn \(100^0C\) (GHĐ của nhiệt kế thuỷ ngân là: \(130^0C\)). Nhiệt kế rượu và nhiệt kế y tế đều có GHĐ nhỏ hơn 100oC nên không dùng để đo nhiệt độ hơi nước đang sôi (\(100^0C\)) được.
=> Đáp án C.
3 - 4
3. Trên đường ống dẫn hơi phải có những đoạn được uốn cong để ....
4.
a. Chất có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là ...
b. Chất có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là ...
c. Có thể dùng nhiệt kế rượu để đo những nhiệt độ thấp tới -500C vì ...
d. Các câu trả lời phụ thuộc vào nhiệt độ trong lớp em.
Lời giải chi tiết:
3. Trên đường ống dẫn hơi phải có những đoạn được uốn cong để khi có hơi nóng chạy qua ống có thể nở dài mà không bị ngăn cản.
4.
a. Chất có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là sắt (15350C)
b. Chất có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là rượu (-1170C)
c. Có thể dùng nhiệt kế rượu để đo những nhiệt độ thấp tới -500C vì rượu có nhiệt độ đông đặc thấp hơn -500C nên ở -500C rượu vẫn ở thể lỏng.
Không thể dùng nhiệt kế thuỷ ngân đo những nhiệt độ này. Vì thuỷ ngân đông đặc ở -390C nên ở nhiệt độ -500C thủy ngân đã đông đặc rồi.
d. Các câu trả lời phụ thuộc vào nhiệt độ trong lớp em.
Giả sử nhiệt độ lớp học là 300C thì các câu trả lời sẽ như sau :
- Ở nhiệt độ cảu lớp học, thể rắn gồm các chất có nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ lớp học : nhôm, sắt, đồng, muối ăn. Thể lỏng gồm các chất có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ lớp học : nước đá, rượu, thủy ngân.
- Ở nhiệt độ của lớp học, có thể có hơi nước.
5 - 6
5. Ý kiến đúng là ý kiến của ....vì ....
6.
a) Đoạn BC ứng với quá trình ....
Đoạn DE ứng với quá trình ....
b) Đoạn AB, nước tồn tại ở thể ...
Đoạn CD, nước tồn tại ở thể ....
Lời giải chi tiết:
5. Ý kiến đúng là ý kiến của Bình vì khi nước sôi thì nhiệt độ của nước không thay đổi (1000C) dù có cho thêm củi vào.
6.
a) Đoạn BC ứng với quá trình nước đá đang tan (00C).
Đoạn DE ứng với quá trình nước đang sôi (1000C).
b) Đoạn AB, nước tồn tại ở thể rắn.
Đoạn CD, nước tồn tại ở thể lỏng.
Loigiaihay.com
Các bài khác cùng chuyên mục
- Mục II - Phần A - Trang 103, 104 Vở bài tập Vật lí 6
- Mục I - Phần A - Trang 102, 103 Vở bài tập Vật lí 6
- Câu 29a, 29b phần bài tập tương tự – Trang 100, 101 Vở bài tập Vật lí 6
- Câu 28 - 29.5, 28 - 29.6 phần bài tập trong SBT – Trang 99, 100 Vở bài tập Vật lí 6
- Mục III - Phần A - Trang 98, 99 Vở bài tập Vật lí 6
- Mục II - Phần A - Trang 103, 104 Vở bài tập Vật lí 6
- Mục I - Phần A - Trang 102, 103 Vở bài tập Vật lí 6
- Câu 29a, 29b phần bài tập tương tự – Trang 100, 101 Vở bài tập Vật lí 6
- Câu 28 - 29.5, 28 - 29.6 phần bài tập trong SBT – Trang 99, 100 Vở bài tập Vật lí 6
- Mục III - Phần A - Trang 98, 99 Vở bài tập Vật lí 6