Cái bóng trên tường (Nguyễn Đình Thi)>
Cái bóng trên tường (Nguyễn Đình Thi) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 9
Tác giả
1. Tiểu sử
- Nguyễn Đình Thi (1924 – 2003), sinh ra tại Thành phố Luông Pha Băng, nước Lào.
- Ông tham gia kháng chiến và giữ nhiều chức vụ quan trọng của Đảng.
- Nguyễn Đình Thi được xem là một nghệ sĩ đa tài, ông sáng tác nhạc, làm thơ, viết tiểu thuyết, kịch, tiểu luận phê bình, ở lĩnh vực nào ông cũng có những đóng góp đáng trân trọng.
2. Sự nghiệp
a. Phong cách nghệ thuật
- Thơ ông tự do, phóng khoáng mà vẫn hàm súc, sâu lắng, suy tư và có nhiều tìm tòi theo hướng hiện đại.
- Những tác phẩm văn xuôi của Nguyễn Đình Thi là sự phản ánh kịp thời cuộc chiến đấu anh dũng của nhân dân ta trong các cuộc kháng chiến. Các tác phẩm của ông đều mang tính thời sự về các cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam.
b. Tác phẩm chính
- Thơ: Người chiến sỹ (1958); Bài thơ Hắc Hải (1958); Dòng sông trong xanh (1974); Tia nắng (1985); Đất nước (1948 - 1955); Nhớ; Lá đỏ....
- Tiểu thuyết Xung kích, Vỡ bờ; Thu đông năm nay (1954), Bên bờ sông Lô (1957), Vào lửa (1966), Mặt trận trên cao (1967) ...
- Phê bình văn học: Tiểu luận Nhận đường.
- Kịch: Con nai đen (1961); Hoa và Ngần (1975); Giấc mơ (1983); Rừng trúc (1978); Nguyễn Trãi ở Đông Quan (1979); Người đàn bà hóa đá (1980); Tiếng sóng (1980); Cái bóng trên tường (1982); Trương Chi (1983); Hòn Cuội (1983 - 1986).
Sơ đồ tư duy về tác Nguyễn Đình Thi:
Tác phẩm
1. Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ
Cái bóng trên tường là chi tiết quan trọng trong một truyện kể dân gian về nỗi oan khuất của nàng Vũ Thị Thiết, sau được Nguyễn Dữ viết thành truyện truyền kì nổi tiếng: Chuyện người con gái Nam Xương
b. Tóm tắt
Người chồng đi trận mạc lâu ngày trở về nghe con nhỏ nói về cái bóng vợ đêm đêm in trên tường. Không rõ căn nguyên người chồng đã nghi ngờ và kết tội cho vợ là ngoại tình và người vợ đã chết để bảo vệ danh dự của mình. Người chồng hối lỗi không kịp và một đời mang nỗi ân hận.
c. Bố cục
- Phần 1 (từ đầu đến “- Giời đất ơi!”): Cuộc nói chuyện của người chồng và người con
- Phần 2 (tiếp đến “Đi đi!”): Người chồng hiểu lầm, đuổi người vợ đi
- Phần 3 (tiếp đến “- Mẹ ơi! Mẹ ơi!...”): Hiểu lầm được hóa giải
- Phần 4 (còn lại): Sự hối hận của người chồng và nỗi lòng của người vợ
d. Thể loại: Kịch
2. Giá trị nội dung, nghệ thuật
a. Giá trị nội dung
- Hãy trân trọng, tin tưởng những người xung quanh mình.
- Cần xem xét kĩ từng vấn đề, nhìn nhận đánh giá qua nhiều góc độ khác nhau.
- Hãy sáng suốt nhìn nhận vấn đề và đừng mù quáng, gây ra hối hận về sau.
b. Giá trị nghệ thuật
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật ở những đoạn độc thoại.
- Cốt truyện thắt nút, cởi nút hấp dẫn
Sơ đồ tư duy về văn bản Cái bóng trên tường:
- Nhớ rừng (Thế Lữ) 9
- Mùa xuân chín (Hàn Mặc Tử)
- Sông Đáy (Nguyễn Quang Thiếu)
- Nỗi nhớ thương của người chinh phụ
- Bức thư tưởng tượng (Lý Lan)
>> Xem thêm