Bài tập cuối tuần Tiếng Việt 5 tuần 15 - Đề 1 (Có đáp án và lời giải chi tiết)


Bài tập cuối tuần 15 - Đề 1 bao gồm các bài tập chọn lọc với dạng bài tập đọc hiểu và trả lời câu hỏi giúp các em ôn tập lại kiến thức về tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn đã được học trong tuần

Đề bài

Câu 1: Ý nghĩa của chuyện Buôn Chư Lênh đón cô giáo?

A. Kể lại một nét đẹp trong phong tục đón tiếp người lạ vào làng của người Tây Nguyên, qua đó nhắc nhở con em phải hết sức giữ gìn để những giá trị văn hóa này không bị mai một.

B. Tình  cảm của người Tây Nguyên yêu quý cô giáo, biết trọng văn hóa, mong muốn cho con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.

C. Tình cảm của người Tây Nguyên yêu quý cô giáo và cả những người từ dưới xuôi lên đây.

D. Cả A và C đều đúng

 

Câu 2: Trong bài thơ Về ngôi nhà đang xây có những sự vật liên quan đến xây dựng nào được nhắc tới trong bài

A. giàn giáo, trụ bê tông, cái bay, vôi, gạch, vữa.

B. giàn giáo, trụ bê tông, xi măng, cát, cái bay

C. giàn giáo, trụ bê tông, cái bang, mũ bảo hộ, cần cẩu

D. giàn giáo, trụ bê tông, xi măng, cần cẩu, cái bay

 

Câu 3: Phát hiện lỗi sai trong các câu sau và sửa lại cho đúng

a. Đây là bải biễn thơ mộng nhất mà em từng biết.

b. Đi đến nữa đường thì chúng tôi quyết định dừng xe để hõi lại đĩa chị cho chính xác

 

Câu 4: Trong các câu sau câu nào mắc lỗi chính tả

A. Trao đổi/chao liệng

B. Trồng cây/vợ chồng

C. Chả lại/Trả giò

D. Tra lúa/Cha mẹ

 

Câu 5: Chọn ý thích hợp nhất để giải nghĩa từ hạnh phúc?

A. Cảm giác dễ chịu vì được ăn ngon, ngủ yên.

B. Trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện

C. Hồ hởi, háo hức sẵn sàng làm mọi việc.

D. Cảm giác mãn nguyện vì được khen ngợi, khích lệ

 

Câu 6: Cho một số từ sau em hãy sắp xếp vào hai cột sao cho hợp lý

Sung sướng, sầu thảm, vui sướng, bất hạnh, đau khổ, mãn nguyện, toại nguyện, đau buồn, bi thảm, tuyệt vọng

Đồng nghĩa với hạnh phúc

Trái nghĩa với hạnh phúc

 

 

 

Câu 7: Em hãy sắp xếp các từ ngữ sau đây  vào các nhóm phù hợp

Cha, mẹ, chú, dì, thầy giáo, cô giáo, bạn bè, ông, bà, cụ, mợ, cô, bác, cậu, anh, chị, em, cháu,lớp trưởng, phụ trách đội, Kinh, bác sĩ, kĩ sư, công nhân, Nùng, Thái, tổng phụ trách, y tá, nông dân, công an, thợ điện, phi công, bộ đội, Tày, Dao, Mường, Ba-na

Chỉ những người thân trong gia đình

Chỉ những người gần gũi với em trong trường học

Chỉ các nghề nghiệp khác nhau

Chỉ các dân tộc anh em trên đất nước ta

 

 

 

 

 

Câu 8: Cho các từ miêu tả hình dáng con người sau đây, em hãy sắp xếp chúng vào các nhóm tương ứng

Đen mượt, bạc phơ, nhăn nheo, thô ráp, vạm vỡ, óng ả, xơ xác, dày dặn, long lanh, một mí, hai mí, bồ câu, tinh anh, trầm buồn, lùn tịt, thấp bé, căng bóng, thon thả, thanh tú, đục mờ, trái xoan, vuông vức, vuông chữ điền, phúc hậu, bầu bĩnh, mịn màng, trắng hồng, bánh mật, dong dỏng, nho nhã

Miêu tả mái tóc

Miêu tả đôi mắt

Miêu tả

khuôn mặt

Miêu tả làn da

Miêu tả

vóc người

 

 

 

 

 

 

Câu 9: Sắp xếp các câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao dưới đây vào các nhóm tương ứng

Chị ngã em nâng; Muốn sang thì bắc cầu Kiều/Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy; Học thầy không  tày học bạn; Buôn có bạn, bán có phường; Không thầy đố mày  làm nên; Anh em như thể chân tay/Rách lành đùm bọc dở hay  đỡ đần; Bán anh em xa, mua láng giềng gần; Công cha như núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra; Kính thầy yêu bạn; Máu chảy ruột mềm; Khôn ngoan đối đáp người ngoài/Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau; Tôn sư trọng đạo; Thua trời một vạn không bằng thua bạn một li

Về quan hệ trong gia đình

Về tình thầy trò

Về bạn bè

 

 

 

 

Câu 10: Lập dàn ý cho bài văn tả một em bé đang tuổi tập nói tập đi.

Lời giải chi tiết

Câu 1:

Ý nghĩa của chuyện Buôn Chư Lênh đón cô giáo:

Tình  cảm của người Tây Nguyên yêu quý cô giáo, biết trọng văn hóa, mong muốn cho con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.

Đáp án đúng: B.

Câu 2:

Trong bài thơ có những sự vật liên quan đến xây dựng được nhắc tới trong bài thơ là:

Giàn giáo, trụ bê tông, cái bay, vôi, gạch, vữa.

Đáp án đúng: A.

Câu 3:

a. Đây là bải biễn thơ mộng nhất mà em từng biết.

bải -> bãi, biễn -> biển

b. Đi đến nữa đường thì chúng tôi quyết định dừng xe để hõi lại đĩa chị cho chính xác

nữa -> nửa, hõi -> hỏi, đĩa-> địa, chị -> chỉ

Câu 4:

Câu mắc lỗi chính tả là: Chả lại/Trả giò

Sửa lại: Trả lại/Chả giò

Đáp án đúng: C.

Câu 5:

Hạnh phúc là trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện.

Đáp án đúng: B.

Câu 6:

- Đồng nghĩa với hạnh phúc: Sung sướng, vui sướng, mãn nguyện, toại nguyện

- Trái nghĩa với hạnh phúc: bất hạnh, đau khổ, đau buồn, sầu thảm, bi thảm, tuyệt vọng

Câu 7:

- Chỉ những người thân trong gia đình: Cha, mẹ, chú, dì, ông, bà, cụ, mợ, cô, bác, cậu, anh, chị, em, cháu

- Chỉ những người gần gũi với em trong trường học: thầy giáo, cô giáo, bạn bè, lớp trưởng, phụ trách đội, tổng phụ trách

- Chỉ các nghề nghiệp khác nhau: y tá, bác sĩ, kĩ sư, công nhân, nông dân, công an, thợ điện, phi công, bộ đội

- Chỉ các dân tộc và anh em trên đất nước ta: Tày, Kinh, Nùng, Thái, Dao, Mường, Ba-na

Câu 8:

- Miêu tả mái tóc: Đen mượt, bạc phơ, óng ả, xơ xác, dày dặn

- Miêu tả đôi mắt: long lanh, một mí, hai mí, bồ câu, tinh anh, trầm buồn, đục mờ

- Miêu tả khuôn mặt: trái xoan, vuông vức, vuông chữ điền, phúc hậu, bầu bĩnh

- Miêu tả làn da: mịn màng, trắng hồng, bánh mật, căng bóng, nhăn nheo, thô ráp

- Miêu tả vóc dáng: vạm vỡ, thon thả, thanh tú, dong dỏng, lùn tịt, thấp bé, nho nhã

Câu 9:

- về quan hệ trong gia đình: Chị ngã em nâng; Anh em như thể chân tay/Rách lành đùm bọc dở hay  đỡ đần; Công cha như núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra; Máu chảy ruột mềm; Khôn ngoan đối đáp người ngoài/Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau

- về tình thầy trò: Không thầy đố mày  làm nên; Kính thầy yêu bạn; Tôn sư trọng đạo; Muốn sang thì bắc cầu Kiều/Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

- về bạn bè: Học thầy không  tày học bạn; Buôn có bạn, bán có phường; Bán anh em xa, mua láng giềng gần; Thua trời một vạn không bằng thua bạn một li

Câu 10:

Lập dàn ý

A. Mở bài

- Giới thiệu về em bé đó

- Đối với em, em bé đó có quan hệ gì?( là em hay cháu?)

B. Thân bài

- Tả sơ qua về hình dáng

+Mấy tuổi: 2 tuổi

+Hình dáng: Bụ bẫm, đáng yêu

+Nước da: Trắng hồng

+Tóc: Lơ thơ vài sợi tóc tơ

+Mắt: Đôi mắt to tròn, linh động, đen lay láy

- Tả hoạt động

+Những bước đi chập chững, đáng yêu

+Thích nũng nịu với mẹ và những người thân trong nàh, nhưng ở bên những người khác thì lại bày ra dáng vẻ rất tự lập

+Thích chơi búp bê, thích nghịch đồ chơi

+Tối nào đi ngủ cũng phải ôm gấu bông mới có thể ngủ ngon

C. Kết bài

- Tình cảm của em đối với em bé

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí