Soạn Địa 12, giải bài tập Địa Lí 12 Kết nối tri thức với cuộc sống Phần 2. Địa lí dân cư - SGK Địa 12 Kết nối tri thức

Bài 8. Đô thị hóa - SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức với cuộc sống


Dựa vào thông tin mục I, hãy trình bày đặc điểm đô thị hóa ở nước ta.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

? mục I

Trả lời câu hỏi mục I trang 41 SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức

Dựa vào thông tin mục I, hãy trình bày đặc điểm đô thị hóa ở nước ta

Phương pháp giải:

Trình bày được đặc điểm đô thị hóa nước ta

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm đô thị hóa ở nước ta:

- Đô thị hoá gắn với công nghiệp hoá, hiện đại hoá:

+ Tỉ lệ dân thành thị của nước ta năm 2021 là 37,1%. 

+ Kinh tế phát triển, nhiều đô thị được đầu tư quy hoạch đồng bộ về cơ sở hạ tầng làm xuất hiện ngày càng nhiều đô thị hiện đại, đô thị thông minh. 

+ Tỉ lệ dân thành thị giữa các vùng có sự khác biệt. 

+ Tỉ lệ dân thành thị của Đông Nam Bộ là 66,4%, Trung du và miền núi Bắc Bộ là 20,5% (Năm 2021).

- Số lượng đô thị ngày càng mở rộng và thay đổi chức năng:

+ Năm 2021, tổng số đô thị nước ta là 749 đô thị. 

+ Các đô thị không chỉ có chức năng hành chính mà còn là trung tâm kinh tế, văn hoá, đổi mới sáng tạo, có ý nghĩa thu hút đầu tư và lan toả sự phát triển đến các địa phương lân cận.

? mục II

Trả lời câu hỏi mục II trang 43 SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức

Dựa vào thông tin mục II và hiểu biết của bản thân, hãy:

- Trình bày sự phân bố mạng lưới đô thị ở nước ta.

- Kể tên một số đô thị biển và đô thị dọc theo quốc lộ 1 của nước ta

Phương pháp giải:

Trình bày được sự phân bố mạng lưới đô thị và kể tên một số đô thị biển và đô thị dọc theo quốc lộ 1 của nước ta

Lời giải chi tiết:

Sự phân bố mạng lưới đô thị ở nước ta:

- Số lượng đô thị tăng khá nhanh:

Mạng lưới đô thị Việt Nam bao gồm thành phố trực thuộc Trung ương (đơn vị hành chính cấp tỉnh); thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc thành phố và thị xã (đơn vị hành chính cấp huyện); thị trấn (đơn vị hành chính cấp xã). Bước sang thế kỉ XXI, tổng số đô thị tăng khá nhanh, trong đó số lượng thành phố tăng nhanh nhất.

- Phân loại đô thị: 

+ Dựa trên các tiêu chí về vị trí, chức năng, vai trò; quy mô và mật độ dân số; tỉ lệ lao động phi nông nghiệp; trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan, đô thị nước ta được phân thành 6 loại: Loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III, loại IV và loại V được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định công nhận. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai đô thị đặc biệt của Việt Nam.

+ Về phương diện quản lí, cấp Trung ương quản lí Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ. Cấp tỉnh quản lí các thành phố trực thuộc tỉnh (đô thị loại I, loại II, loại III) và thị xã (đô thị loại III, loại IV). Cấp huyện quản lí các trấn (đô thị loại IV, loại V)

- Mạng lưới đô thị phủ khắp cả nước nhưng có sự khác nhau giữa các vùng:

+ Nước ta đang tập trung xây dựng các vùng đô thị, hành lang đô thị, dải đô thị ven biển, nhất là các đô thị động lực của từng vùng và cả nước, đô thị kết nối khu vực và quốc tế. Phát triển chuỗi các đô thị ven biển, đô thị hải đảo gắn với thực hiện chiến lược kinh tế biển và bảo đảm quốc phòng an ninh.

+ Một số đô thị biển: Móng Cái (Quảng Ninh), Hạ Long (Quảng Ninh), Cẩm Phả (Quảng Ninh), Hội An (Quảng Nam), Tam Kỳ (Quảng Nam), Quy Nhơn (Bình Định), Nha Trang (Khánh Hòa), Phan Thiết (Bình Thuận),…

+ Một số đô thị dọc theo quốc lộ 1 của nước ta: Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Hưng Yên, Thái Bình,…

? mục III

Trả lời câu hỏi mục III trang 43 SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức

Dựa vào thông tin mục III, hãy phân tích ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta

Phương pháp giải:

Nêu được tác động tích cực và tiêu cực của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.

Lời giải chi tiết:

Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta: 

- Tích cực:

+ Đô thị hoá kéo theo sự dịch chuyển lao động nông nghiệp sang lao dộng công nghiệp và dịch vụ có năng suất cao hơn. Năng suất lao động cao là nhân tố quyết định phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống.

+ Đô thị hoá là động lực phát triển kinh tế của cả nước và các địa phương. Năm 2021, mặc dù chỉ chiếm 36,2% số lao động đang làm việc của cả nước nhưng đô thị đóng góp tới 70% GDP, tạo nguồn thu chủ yếu cho ngân sách. Trình độ đô thị hoá càng cao, tỉ lệ lao động đô thị càng lớn thì đóng góp cho GDP càng nhiều, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh.

+ Đô thị hoá sẽ tăng cường cơ sở hạ tầng kĩ thuật, xã hội, như: điện nước, đường sá, trường học, bệnh viện, hệ thống thông tin liên lạc, thương mại, ngân hàng, tài chính,... phục vụ tốt hơn cho sản xuất, kinh doanh và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

+ Đô thị hoá nông thôn góp phần phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn; lan toả và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị vào nông thôn; môi trường, cảnh quan nông thôn biến đổi theo hướng hiện đại hơn.

- Tiêu cực: Đô thị hoá diễn ra tự phát, không theo quy hoạch gây sức ép việc làm, quá tải về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật, sức ép về y tế, giáo dục, nảy sinh các vấn đề an ninh xã hội và ô nhiễm môi trường....

Luyện tập

Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 43 SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức

Vẽ sơ đồ thể hiện ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế – xã hội ở nước ta

Phương pháp giải:

Vẽ sơ đồ

Lời giải chi tiết:

Sơ đồ thể hiện ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế – xã hội ở nước ta:

Vận dụng

Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 43 SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức

Sưu tầm thông tin và giới thiệu về một đô thị ở nước ta mà em quan tâm.

Phương pháp giải:

Tìm kiếm thông tin và trình bày về một đô thị ở nước ta

Lời giải chi tiết:

Ví dụ một đô thị ở nước ta: Thành phố Hồ Chí Minh 

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là thành phố lớn nhất Việt Nam, được mệnh danh là "Hòn ngọc Viễn Đông". Nơi đây là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục và khoa học kỹ thuật của cả nước.

* Đặc điểm nổi bật:

- Lịch sử:

+ Thành phố Hồ Chí Minh trải qua nhiều biến động lịch sử.

+ Từng là thủ đô của Việt Nam Cộng hòa.

- Văn hóa:

+ Giao thoa văn hóa nhiều vùng miền.

+ Nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử, văn hóa.

- Kinh tế:

+ Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế năng động nhất cả nước.

+ Có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất lớn.

- Du lịch:

+ Nhiều điểm tham quan hấp dẫn.

+ Ẩm thực phong phú, đa dạng


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Tham Gia Group Dành Cho 2K7 luyện thi Tn THPT - ĐGNL - ĐGTD