Soạn Địa 12, giải bài tập Địa Lí 12 Kết nối tri thức với cuộc sống Phần 2. Địa lí dân cư - SGK Địa 12 Kết nối tri thức

Bài 6. Dân số Việt Nam - SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức với cuộc sống


Dựa vào thông tin mục 1, hãy trình bày quy mô và gia tăng dân số của nước ta.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

? mục I 1

Trả lời câu hỏi mục I.1 trang 32 SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức

Dựa vào thông tin mục 1, hãy trình bày quy mô và gia tăng dân số của nước ta.

Phương pháp giải:

Trình bày được quy mô và gia tăng dân số nước ta.

Lời giải chi tiết:

Quy mô và gia tăng dân số của nước ta:

+ Năm 2021, số dân của Việt Nam là 98,5 triệu người, đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á, thứ 8 ở châu Á và thứ 15 trên thế giới. 

+ Hiện có hàng triệu người Việt Nam định cư ở nước ngoài, luôn hướng về Tổ quốc. 

+ Nước ta có quy mô dân số lớn, tiếp tục tăng lên nhưng có xu hướng tăng chậm lại, tỉ lệ tăng dân số giảm dần.

? mục I 2

Trả lời câu hỏi mục I.2 trang 33 SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức

Dựa vào thông tin mục 2, hãy trình bày cơ cấu dân số của nước ta?

Phương pháp giải:

Trình bày cơ cấu dân số nước ta theo tuổi, giới tính, dân tộc và trình độ học vấn.

Lời giải chi tiết:

Cơ cấu dân số của nước ta:

Cơ cấu dân số theo giới tính

- Cơ cấu dân số theo giới tính của Việt Nam khá cân bằng. 

+ Năm 2021, tỉ lệ nam, nữ trong tổng dân số là 49,84% và 50,16% (hay cứ 100 nữ, tương ứng trung bình có 99,4 nam).

- Tuy nhiên, hiện nay nước ta có tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Trong số trẻ được sinh ra năm 2021, cứ 100 bé gái, tương ứng bình quân có 112 bé trai.

Cơ cấu dân số theo tuổi

- Cơ cấu dân số theo tuổi của nước ta biến đổi nhanh theo hướng giảm tỉ lệ nhóm trẻ em, tăng tỉ lệ nhóm cao tuổi Do mức sinh giảm, tuổi thọ tăng nên. 

- Việt Nam đang có cơ cấu dân số vàng nhưng cũng đã bước vào thời kì già hoá dân số.

Cơ cấu dân số theo dân tộc

- Việt Nam có 54 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Kinh chiếm khoảng 85% tổng số dân, các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 15%. 

- Các dân tộc sinh sống đan xen nhau khá phổ biến trên các vùng miền của Tổ quốc. 

- Các dân tộc Việt Nam có truyền thống đoàn kết, cùng nhau bảo vệ và xây dựng đất nước.

Cơ cấu dân số theo trình độ học vấn

- Trình độ học vấn của người dân Việt Nam được nâng cao dần. 

+ Năm 2021, tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ đạt 95,7%. 

+ Số năm đi học trung bình của dân số từ 25 tuổi trở lên là 9,1 năm. 

- Tuy nhiên, trình độ học vấn có sự khác biệt đáng kể giữa thành thị với nông thôn và giữa các vùng.

? mục I 3

Trả lời câu hỏi mục I.3 trang 35 SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức

Dựa vào thông tin mục 3 và hình 6.3, hãy:

- Trình bày tình hình phân bố dân cư của nước ta.

- Xác định một số tỉnh, thành phố có mật độ dân số dưới 100 người/km² và một số tỉnh, thành phố có mật độ dân số từ 1000 người/km² trở lên (năm 2021).

Phương pháp giải:

Nêu được tình hình phân bố dân cư nước ta và xác định được một số khu vực đông dân và thưa dân.

Lời giải chi tiết:

- Tình hình phân bố dân cư của nước ta: Dân cư nước ta phân bố không đồng đều. Dân cư tập trung đông ở các vùng địa hình thấp, bằng phẳng do có điều kiện tự nhiên thuận lợi như các vùng đồng bằng và ven biển. Ngược lại, ở vùng địa hình cao như vùng núi, cao nguyên dân cư thưa thớt do điều kiện tự nhiên khó khăn.

- Năm 2021, mật độ dân số nước ta là 297 người/km², cao gấp 5 lần mức trung bình thế giới và có sự chênh lệch giữa các vùng. 

+ Trong khi vùng Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số lên tới 1091 người/km² thì vùng Tây Nguyên mật độ dân số chỉ có 111 người/km².

+ Dân cư nước ta sinh sốngchủ yếu ở nông thôn. 

+ Tỉ lệ dân nông thôn là 62,9%, tỉ lệ dân thành thị là 37,1% tổng số dân (Năm 2021).

? mục II

Trả lời câu hỏi mục II trang 35 SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức

Dựa vào thông tin mục II, hãy phân tích các thế mạnh và hạn chế của dân số nước ta.

Phương pháp giải:

Phân tích được các thế mạnh và hạn chế nổi bật của dân số nước ta

Lời giải chi tiết:

Các thế mạnh và hạn chế của dân số nước ta:

* Thế mạnh:

- Dân số là nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước:

+ Quy mô dân số lớn => nhu cầu về hàng hoá, dịch vụ lớn, tạo ra thị trường tiêu thụ lớn

=> Dân số là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội và tăng sức hấp dẫn thu hút đầu tư cả trong nước và nước ngoài. 

+ Người Việt Nam ở nước ngoài là nguồn lực quan trọng cho sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc.

- Nước ta có quy mô dân số lớn, cơ cấu dân số vàng 

=> Nguồn lao động dồi dào, đáp ứng đủ yêu cầu về nhân lực để phát triển nền kinh tế đa ngành và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

- Mức sinh thấp, dân số tăng chậm tạo điều kiện thuận lợi nâng cao chất lượng dân số và chất lượng cuộc sống dân cư.

* Hạn chế:

- Quy mô dân số lớn và tăng lên hằng năm 

=> Nảy sinh thách thức về an ninh lương thực, năng lượng; đảm bảo việc làm, giáo dục, y tế; sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường.....

- Số lượng và tỉ lệ người cao tuổi ngày càng lớn, đòi hỏi tăng chi phí cho an sinh xã hội, dịch vụ y tế,.... 

- Phân bố dân cư chênh lệch lớn gây ra nhiều thách thức. 

+ Ở những khu vực dân cư tập trung, mật độ quá cao gây sức ép đến việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường; quá tải trong việc đáp ứng nhu cầu về việc làm, dịch vụ y tế, giáo dục,... 

+ Ngược lại, những khu vực dân cư thưa thớt, thiếu lao động để khai thác tài nguyên thiên nhiên, khó khăn trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế – xã hội.

? mục III

Trả lời câu hỏi mục III trang 36 SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức

Dựa vào thông tin mục III, hãy nêu mục tiêu và giải pháp của chiến lược dân số ở nước ta?

Phương pháp giải:

Nêu được mục tiêu và giải pháp của chiến lược dân số ở nước ta?

Lời giải chi tiết:

* Mục tiêu của chiến lược dân số ở nước ta

- Duy trì vững chắc mức sinh thay thế (bình quân 2,1 con/một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ), giảm chênh lệch mức sinh giữa các vùng, đối tượng.

- Bảo vệ và phát triển dân số các dân tộc thiểu số có dưới 10 nghìn người, đặc biệt là những dân tộc thiểu số rất ít người.

- Đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, phẩn dấu duy trì cơ cấu tuổi ở mức hợp lí.

- Nâng cao chất lượng dân số: tăng tuổi thọ bình quân, nâng cao thể trạng người dân Việt Nam; phát huy tối đa lợi thế cơ cấu dân số vàng, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển đất nước nhanh, bền vững.

- Thúc đẩy phân bố dân số hợp lí và bảo đảm quốc phòng an ninh.

- Hoàn thành xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đẩy mạnh lồng ghép các yếu tố dân số vào xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

* Giải pháp:

- Hoàn thiện chính sách, pháp luật về dân số.

- Đẩy mạnh giáo dục, truyền thông về dân số và phát triển.

- Phát triển mạng lưới dịch vụ nâng cao chất lượng dân số: tư vẫn, khám sức khoẻ trước hôn nhân, kế hoạch hoá gia đình, tầm soát trước sinh và sơ sinh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, sức khoẻ người cao tuổi, phát triển giáo dục và đào tạo,...

- Bảo đảm đủ nguồn lực cho công tác dân số từ ngân sách Nhà nước và huy động nguồn lực xã hội.

- Tăng cường hợp tác khu vực, quốc tế trong lĩnh vực dân số.

Luyện tập

Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 36 SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức

Dựa vào hình 6.1, hãy nhận xét và giải thích sự biến động số dân và tỉ lệ tăng dân số của nước ta giai đoạn 1979 – 2021

Phương pháp giải:

Nhận xét và giải thích được sự biến động dân số và tỉ lệ tăng dân số của nước ta giai đoạn 1979 – 2021.

Lời giải chi tiết:

* Sự biến động số dân và tỉ lệ tăng dân số của nước ta giai đoạn 1979 – 2021:

- Trong giai đoạn này, số dân ở nước ta tăng nhanh (45,8 triệu người). Năm 1979, số dân là 52,7 triệu người; năm 2021, số dân là 98,5 triệu người.

- Giai đoạn 1979-2021, tỉ lệ tăng dân số giảm mạnh (giảm 1,22%). Giai đoạn 2009 – 2019 có sự tăng nhẹ (0,09%). 

* Giải thích:

- Do hiện tượng bùng nổ dân số, tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao đẫn đến số dân ngày càng tăng.

- Do thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình và có sự khác biệt giữa các vùng về trình độ phát triển kinh tế, phong tục tập quán nên gia tăng dân số giảm. Đặc biệt năm 2019, dịch bệnh làm giảm tỉ lệ tăng dân số của nước ta.

Vận dụng

Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 36 SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức

Tìm hiểu, viết báo cáo ngắn về đặc điểm dân số (quy mô, cơ cấu, phân bố dân cư) ở địa phương em.

Phương pháp giải:

Tìm kiếm thông tin và viết báo cáo về đặc điểm dân số nơi địa phương mình sống

Lời giải chi tiết:

Báo cáo đặc điểm dân số Hà Nội

* Quy mô dân số:

- Hà Nội có dân số trung bình 8,4 triệu người, xếp thứ 2 cả nước sau TP. Hồ Chí Minh (Theo Báo cáo thống kê năm 2022).

- Tốc độ gia tăng dân số cơ học hằng năm ở mức 1,4%/năm.

* Cơ cấu dân số:

- Về độ tuổi:

+ Nhóm tuổi 0-14 tuổi chiếm 20,7%

+ Nhóm tuổi 15-59 tuổi chiếm 71,8%

+ Nhóm tuổi 60 tuổi trở lên chiếm 7,5%

- Về giới tính:

+ Nữ giới: 4.162.534 người (chiếm 49,6%)

+ Nam giới: 4.238.300 người (chiếm 50,4%)

* Phân bố dân cư:

- Mật độ dân số trung bình: 2.398 người/km2, cao gấp 8,2 lần so với mật độ dân số cả nước.

- Phân bố dân cư không đồng đều:

+ Khu vực nội thành (12 quận): 3.718.182 người (chiếm 44,2%)

+ Khu vực ngoại thành (17 quận, huyện): 4.682.652 người (chiếm 55,8%)


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí