Soạn Địa 12, giải bài tập Địa Lí 12 Kết nối tri thức với cuộc sống Phần 3. Địa lí các ngành kinh tế - SGK Địa 12 Kết nối t..

Bài 16. Một số ngành công nghiệp - SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức với cuộc sống


Dựa vào thông tin mục 1 và hình 16.1, hãy trình bày đặc điểm phát triển và phân bố của công nghiệp khai thác than ở nước ta

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

? mục I 1

Trả lời câu hỏi mục I.1 trang 69 SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức

Dựa vào thông tin mục 1 và hình 16.1, hãy trình bày đặc điểm phát triển và phân bố của công nghiệp khai thác than ở nước ta

Phương pháp giải:

Nêu được đặc điểm phát triển và phân bố của công nghiệp khai thác than ở nước ta.

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm phát triển và phân bố của công nghiệp khai thác than ở nước ta:

- Đặc điểm:

+ Nước ta có lịch sử khai thác than từ đầu thế kỉ XIX. 

+ Ngày nay, ngành than đã được đầu tư, áp dụng công nghệ mới tiên tiến, hiện đại, cơ giới hoá, tự động hoá đồng bộ, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hạn chế tác động đến môi trường.

- Phân bố:

+ Than khai thác chủ yếu phục vụ công nghiệp nhiệt điện và xuất khẩu.

+ Được khai thác tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh, ngoài ra còn được khai thác ở các tỉnh như Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang,... 

? mục I 2

Trả lời câu hỏi mục I.2 trang 71 SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức

Dựa vào thông tin mục 2 và hình 16.1, hãy:

- Trình bày đặc điểm phát triển và phân bố của công nghiệp khai thác dầu, khí ở nước ta.

- Xác định một số mỏ dầu, khí của nước ta trên bản đồ.

Phương pháp giải:

Nêu đặc điểm phát triển và phân bố của công nghiệp khai thác dầu, khí ở nước ta, đồng thời kể tên được một số mỏ dầu, khí của nước ta trên bản đồ

Lời giải chi tiết:

- Đặc điểm phát triển:

+ Ngành công nghiệp dầu khí có lịch sử phát triển muộn hơn công nghiệp khai thác than. 

+ Sản lượng dầu thô và khí tự nhiên khai thác trong những năm gần đây có biến động.

+ Nhiều công nghệ mới, tiên tiến trong khai thác dầu khí đã được áp dụng như: công nghệ khai thác dầu trong đá móng, công nghệ làm lạnh sâu dòng khi nguyên liệu, công nghệ nén khí thiên nhiên,... góp phần làm gia tăng giá trị sản phẩm, giảm thất thoát tài nguyên và ô nhiễm môi trường. 

+ Trong tương lai, ngành công nghiệp dầu khí của nước ta sẽ phát triển theo hướng tăng cường chế biến sâu để đảm bảo nguồn năng lượng quốc gia.

+ Những năm gần đây, nước ta có triển khai đầu tư khai thác dầu khí ở nước ngoài. Sản lượng khai thác dầu thô ở nước ngoài năm 2021 đạt 1,9 triệu tấn.

- Phân bố và kể tên một số mỏ dầu, khí:

+ Dầu thô được khai thác chủ yếu ở thểm lục địa phía nam với các mỏ Rồng, Bạch Hồ, Rạng Đông, Hồng Ngọc,...

+ Khí tự nhiên được khai thác chủ yếu ở các bế Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay – Thổ Chu,…

? mục II

Trả lời câu hỏi mục II trang 72 SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức

Dựa vào thông tin mục II và hình 16.1, hãy trình bày đặc điểm phát triển và phân bố của ngành công nghiệp sản xuất điện ở nước ta

Phương pháp giải:

Nêu được đặc điểm phát triển và phân bố của công nghiệp sản xuất điện ở nước ta.

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm phát triển và phân bố của ngành công nghiệp sản xuất điện ở nước ta:

* Đặc điểm phát triển:

- Ngành công nghiệp sản xuất diện ở nước ta được hình thành và bắt đầu phát triển từ lâu, hiện nay có sự tăng trưởng nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu điện năng cho đất nước. 

- Năm 2021, sản lượng điện nước ta tăng mạnh đạt 244,9 tỉ kWh. 

- Cơ cấu nguồn điện ở nước ta gồm: thuỷ điện, nhiệt điện (than, khí, dầu), điện mặt trời, điện gió và nguồn khác. 

- Các thành tựu khoa học – công nghệ hiện đại, thông minh được ứng dụng hiệu quả trong sản xuất, vận hành, quản lí hệ thống lưới điện,...

- Để thực hiện mục tiêu giảm phát thải CO, bên cạnh việc cải tiến kĩ thuật, nâng cấp công nghệ, tăng khả năng vận hành, ngành điện nước ta đang từng bước thực hiện chuyển dịch cơ cấu sang các nguồn năng lượng sạch, năng lương tái tạo khác,

* Phân bố:

Về thuỷ điện

- Các nhà máy thuỷ điện nước ta phân bố gắn liền với những vùng có tiềm năng thuỷ điện lớn như: Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu (ở Trung du và miền núi Bắc Bộ); laly, Sê San 3, Sê San 4, Đồng Nai 4 (ở Tây Nguyên); Đại Ninh (ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung); Trị An, Cần Đơn (ở Đông Nam Bộ)....

Về nhiệt điện

- Nhiệt điện nước ta gồm có nhiệt điện than và nhiệt điện khi. Một số nhà máy nhiệt điện than có công suất lớn hiện nay là Phả Lại 2, Quảng Ninh 1, Mông Dương 1, Hải Phòng 1, Duyên Hải 1, Vũng Áng 1, Vĩnh Tân 2,... Các nhà máy nhiệt điện khí lớn chủ yếu ở phía Nam diễn hình như: Phú Mỹ 1 có công suất lớn nhất, Cà Mau 1, Nhơn Trạch 2, Ô Môn 1....

Điện mặt trời, điện gió và nguồn khác

Điện mặt trời, điện gió phát triển chủ yếu ở Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long. Các địa phương có các nhà máy điện mặt trời lớn hiện nay là Ninh Thuận, Đắk Lắk,... Các địa phương phát triển điện gió mạnh là Đắk Lắk, Bạc Liêu, Cà Mau,... Gần đây, nước ta đã xây dựng và vận hành một số nhà máy điện rác thải ở: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ,...

? mục III

Trả lời câu hỏi mục III trang 73 SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức

Dựa vào thông tin mục III và hình 16.1, hãy trình bày đặc điểm phát triển và phân bố của ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính ở nước ta

Phương pháp giải:

Nêu được đặc điểm phát triển và phân bố của công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính ở nước ta

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm phát triển và phân bố của ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính ở nước ta:

* Đặc điểm phát triển:

- Là ngành xuất hiện muộn hơn so với các ngành công nghiệp khác. 

- Cơ cấu của ngành rất đa dạng, gồm các lĩnh vực như sản xuất linh kiện điện tử, sản xuất máy vi tính, diện thoại di động, thiết bị điện dân dụng....

- Nhờ áp dụng công nghệ hiện đại (trí tuệ nhân tạo, tự động hoá, dữ liệu lớn,...) nên ngành có tốc độ tăng trưởng cao, dem lại giá trị kinh tế lớn và có tác động mạnh mẽ đến sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta.

- Định hướng phát triển của ngành là tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, gia tăng giá trị nội địa,...

* Phân bố:

Được phát triển và phân bố ở các địa phương có nhiều lợi thế về nguồn lao động, cơ sở hạ tầng và thu hút đầu tư nước ngoài như: Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng, Thái Nguyên, Bắc Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương.

? mục IV

Trả lời câu hỏi mục IV trang 74 SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức

Dựa vào thông tin mục IV và hình 16.1, hãy trình bày đặc điểm phát triển và phân bố của ngành công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm ở nước ta

Phương pháp giải:

Nêu được đặc điểm phát triển và phân bố của công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm ở nước ta.

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm phát triển và phân bố của ngành công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm ở nước ta:

* Đặc điểm phát triển:

- Là ngành được phát triển từ lâu đời dựa vào nguồn nguyên liệu dồi dào, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

- Trong giai đoạn 2010-2021, sản lượng các sản phẩm của ngành nhìn chung tăng lên.

- Chất lượng sản phẩm của ngành ngày càng được nâng cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nhờ dấy mạnh áp dụng các công nghệ mới vào sản xuất như công nghệ sinh học, công nghệ xử lí nhiệt, công nghệ bao bì và đóng gói,...

- Định hướng phát triển của ngành là thu hút đầu tư; chú trọng công nghệ tự động hoá, quân lí chất lượng; phát triển chuỗi sản phẩm theo hướng nâng cao giá trị gia tăng; đa dạng hoá sản phẩm cho thị trường nội địa; mở rộng thị trường xuất khẩu, chủ động hội nhập quốc tế

* Phân bố: rộng khắp cả nước dựa trên cơ sở nguồn nguyên liệu tại chỗ. Các trung tâm công nghiệp chế biến thực phẩm lớn ở nước ta là Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ..... 

? mục V

Trả lời câu hỏi mục V trang 74 SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức

Dựa vào thông tin mục V và hình 16.1, hãy trình bày đặc điểm phát triển và phân bố của ngành công nghiệp sản xuất đồ uống ở nước ta.

Phương pháp giải:

Nêu được đặc điểm phát triển và phân bố của công nghiệp sản xuất đồ uống ở nước ta.

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm phát triển và phân bố của ngành công nghiệp sản xuất đồ uống ở nước ta:

* Đặc điểm phát triển:

- Là một trong những ngành có truyền thống lâu đời ở nước ta. 

- Những năm gần đây, công nghệ mới đã được áp dụng trong sản xuất (công nghệ chiết lạnh vô trùng, tự động hoá,...) nên chất lượng sản phẩm đồ uống được cải thiện, giữ được thị phần trong nước và bước đầu xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

+ Định hướng phát triển của ngành là sản xuất theo hướng bền vững như: sử dụng các nguồn nguyên liệu hữu cơ, tái sử dụng – tái chế chất thải hoặc sản phẩm dư thừa từ quá trình sản xuất của ngành....

* Phân bố: tập trung ở các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hạ Long.…

? mục VI

Trả lời câu hỏi mục VI trang 75 SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức

Dựa vào thông tin mục VI và hình 16.1, hãy trình bày đặc điểm phát triển và phân bố của ngành công nghiệp dệt, sản xuất trang phục ở nước ta

Phương pháp giải:

Nêu được đặc điểm phát triển và phân bố của công nghiệp dệt, sản xuất trang phục ở nước ta

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm phát triển và phân bố của ngành công nghiệp dệt, sản xuất trang phục ở nước ta:

* Đặc điểm phát triển:

- Được hình thành từ sớm và trở thành một trong những ngành công nghiệp quan trọng của nước ta hiện nay. 

- Các sản phẩm chính của ngành là sợi, vải, quần áo,... có sản lượng tăng liên tục.

- Nhiều sản phẩm đã đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng trong và ngoài nước về chất lượng và mẫu mã nhờ công nghệ và kĩ thuật hiện đại. Đặc biệt công nghệ in 3D đã được áp dụng vào quá trình sản xuất từ phương pháp kéo sợi, nguyên liệu sợi đến hiệu ứng dệt, công nghệ nhuộm, may mặc, đóng gói,...

- Định hướng phát triển của ngành là chuyển từ gia công sang các hình thức sản xuất đòi hỏi năng lực cao hơn về quản lí chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, thiết kế và xây dựng thương hiệu trên cơ sở công nghệ phù hợp đến hiện đại, gắn với hệ thống quản lí chất lượng quản lí lao động và bảo vệ môi trường theo chuẩn mực quốc tế.

* Phân bố: Được phát triển mạnh ở các địa phương như: Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Cần Thơ, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng..…

? mục VII

Trả lời câu hỏi mục VII trang 76 SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức

Dựa vào thông tin mục VII và hình 16.1, hãy trình bày đặc điểm phát triển và phân bố của ngành công nghiệp sản xuất giày, dép ở nước ta

Phương pháp giải:

Nêu được đặc điểm phát triển và phân bố của công nghiệp sản xuất giày dép ở nước ta

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm phát triển và phân bố của ngành công nghiệp sản xuất giày, dép ở nước ta:

* Đặc điểm phân bố:

- Từ năm 2000 đến nay, công nghiệp sản xuất giày, dép ở nước ta phát triển nhanh, các sản phẩm giày, dép trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của đất nước.

- Công nghiệp sản xuất giày, dép được đẩy mạnh tự động hoá, tích hợp hệ thống trong sản xuất, thay đổi phương thức cung ứng nguyên, phụ liệu để phù hợp với chuỗi cung ứng toàn cầu.

- Định hướng phát triển của ngành là phát triển hiệu quả, bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn; hoàn thiện chuỗi giá trị sản xuất trong nước, tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu, phát triển được một số thương hiệu mang tâm khu vực và thế giới.

* Phân bố: Tập trung ở Hà Nội và các tỉnh phía Nam, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai,…

Luyện tập

Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 76 SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức

Lập bảng tóm tắt tình hình phát triển và phân bố của một ngành công nghiệp đã học.

Phương pháp giải:

Lập bảng tóm tắt kiến thức

Lời giải chi tiết:

Tình hình phát triển và phân bố của một số ngành công nghiệp:

Ngành

Sự phát triển

Phân bố

Công nghiệp khai thác than

+ Được đầu tư, áp dụng công nghệ mới tiên tiến, hiện đại, cơ giới hoá, tự động hoá đồng bộ, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hạn chế tác động đến môi trường.

+ Chủ yếu phục vụ công nghiệp nhiệt điện và xuất khẩu.

Tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh, ngoài ra còn được khai thác ở các tỉnh như Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang,... 

 

Công nghiệp khai thác dầu khí

+ Nhiều công nghệ mới, tiên tiến trong khai thác dầu khí đã được áp dụng như: công nghệ khai thác dầu trong đá móng, công nghệ làm lạnh sâu dòng khi nguyên liệu, công nghệ nén khí thiên nhiên,... góp phần làm gia tăng giá trị sản phẩm, giảm thất thoát tài nguyên và ô nhiễm môi trường. 

+ Trong tương lai, ngành công nghiệp dầu khí của nước ta sẽ phát triển theo hướng tăng cường chế biến sâu để đảm bảo nguồn năng lượng quốc gia.

+ Dầu thô được khai thác chủ yếu ở thểm lục địa phía nam với các mỏ Rồng, Bạch Hồ, Rạng Đông, Hồng Ngọc,...

+ Khí tự nhiên được khai thác chủ yếu ở các bế Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay – Thổ Chu,...

Công nghiệp sản xuất điện

+ Được hình thành và bắt đầu phát triển từ lâu, hiện nay có sự tăng trưởng nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu điện năng cho đất nước. 

+ Cơ cấu nguồn điện ở nước ta gồm: thuỷ điện, nhiệt điện (than, khí, dầu), điện mặt trời, điện gió và nguồn khác.

+ Các nhà máy thuỷ điện phân bố gắn liền với những vùng có tiềm năng thuỷ điện lớn

+ Nhiệt điện nước ta gồm có nhiệt điện than và nhiệt điện khí

+ Điện mặt trời, điện gió phát triển chủ yếu ở Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long

Công nghiệp sản xuất điện tử, máy vi tính

+ Cơ cấu của ngành rất đa dạng, gồm các lĩnh vực như sản xuất linh kiện điện tử, sản xuất máy vi tính, diện thoại di động, thiết bị điện dân dụng....

+ Nhờ áp dụng công nghệ hiện đại (trí tuệ nhân tạo, tự động hoá, dữ liệu lớn,...) nên ngành có tốc độ tăng trưởng cao, dem lại giá trị kinh tế lớn và có tác động mạnh mẽ đến sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta.

Được phát triển và phân bố ở các địa phương có nhiều lợi thế về nguồn lao động, cơ sở hạ tầng và thu hút đầu tư nước ngoài như: Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng, Thái Nguyên, Bắc Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương.

Công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm

- Sản xuất, chế biến thực phẩm là ngành được phát triển từ lâu đời dựa vào nguồn nguyên liệu dồi dào, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

- Chất lượng sản phẩm của ngành ngày càng được nâng cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nhờ dấy mạnh áp dụng các công nghệ mới vào sản xuất như công nghệ sinh học, công nghệ xử lí nhiệt, công nghệ bao bì và đóng gói,...

 

Phân bố rộng khắp cả nước dựa trên cơ sở nguồn nguyên liệu tại chỗ. 

Các trung tâm công nghiệp chế biến thực phẩm lớn ở nước ta là Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.....

Công nghiệp sản xuất đồ uống

- Là một trong những ngành có truyền thống lâu đời ở nước ta.

_ Công nghệ mới đã được áp dụng trong sản xuất (công nghệ chiết lạnh vô trùng, tự động hoá,...) nên chất lượng sản phẩm đồ uống được cải thiện, giữ được thị phần trong nước và bước đầu xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

Các cơ sở sản xuất đồ uống phân bố tập trung ở các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hạ Long....

Công nghiệp dệt và sản xuất trang phục

- Các sản phẩm chính của ngành là sợi, vải, quần áo,... có sản lượng tăng liên tục.

- Nhiều sản phẩm đã đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng trong và ngoài nước về chất lượng và mẫu mã nhờ công nghệ và kĩ thuật hiện đại. 

Được phát triển mạnh ở các địa phương như: Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Cần Thơ, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng.....

Công nghiệp sản xuất dày dép

- Từ năm 2000 đến nay, công nghiệp sản xuất giày, dép ở nước ta phát triển nhanh, các sản phẩm giày, dép trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của đất nước.

- Công nghiệp sản xuất giày, dép được đẩy mạnh tự động hoá, tích hợp hệ thống trong sản xuất, thay đổi phương thức cung ứng nguyên, phụ liệu để phù hợp với chuỗi cung ứng toàn cầu.

 

Các cơ sở sản xuất giày, dép tập trung ở Hà Nội và các tỉnh phía Nam, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai,…

Vận dụng

Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 76 SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức

Sưu tầm thông tin, tìm hiểu về một ngành công nghiệp quan trọng đối với địa phương em

Phương pháp giải:

Tìm kiếm thông tin về một ngành công nghiệp quan trọng đối với địa phương mình sinh sống

Lời giải chi tiết:

Ngành công nghiệp quan trọng đối với địa phương em:

Ví dụ: Ngành công nghiệp điện tử tại Hà Nội

- Vai trò:

+ Ngành công nghiệp quan trọng, đóng góp lớn vào GRDP của Hà Nội (chiếm 26,7% năm 2022).

+ Thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước.

+ Tạo việc làm cho hơn 1 triệu lao động.

+ Góp phần thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp khác như công nghiệp cơ khí, + công nghiệp hóa chất...

- Lợi thế:

+ Vị trí địa lý thuận lợi: Gần các thị trường tiêu thụ lớn như Trung Quốc, ASEAN.

+ Nguồn nhân lực dồi dào, trình độ chuyên môn ngày càng cao.

+ Hạ tầng giao thông, thông tin liên lạc phát triển.

+ Chính sách ưu đãi của Chính phủ.

- Thách thức:

+ Cạnh tranh gay gắt từ các quốc gia khác trong khu vực.

+ Thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao.

+ Chi phí sản xuất cao.

- Giải pháp:

+ Nâng cao trình độ chuyên môn cho lao động.

+ Thu hút đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao.

+ Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

+ Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh.

- Một số doanh nghiệp tiêu biểu:

+ Samsung Electronics Việt Nam

+ LG Electronics Việt Nam

+ Intel Products Vietnam

+ Foxconn Vietnam

+ Luxshare ICT


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí