Bài 13. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp - SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức với cuộc sống>
Dựa vào thông tin mục I, hãy phân tích hình thức tổ chứ lãnh thổ nông nghiệp trang trại của nước ta hiện nay
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa
? mục I
Trả lời câu hỏi mục I trang 63 SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức
Dựa vào thông tin mục I, hãy phân tích hình thức tổ chứ lãnh thổ nông nghiệp trang trại của nước ta hiện nay
Phương pháp giải:
Phân tích được hình thức tổ chứ lãnh thổ nông nghiệp trang trại của nước ta hiện nay.
Lời giải chi tiết:
Hình thức tổ chứ lãnh thổ nông nghiệp trang trại của nước ta hiện nay:
- Trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp (bao gồm cả nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản) mà tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu (trừ đất đai) hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc lập.
- Sản xuất được tiến hành với quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất tập trung đủ lớn, cùng phương thức tổ chức, quản lí sản xuất tiến bộ và trình độ kĩ thuật cao, hoạt động tự chủ để sản xuất ra các loại sản phẩm hàng hoá phù hợp với yêu cầu của thị trường.
- Hình thức trang trại giúp người dân phát huy được lợi thế, mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp hàng hoá, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường.
- Trang trại ở nước ta được bắt đầu phát triển gắn liền với nền kinh tế sản xuất hàng hoá. Đến năm 2021, cả nước có 23 771 trang trại.
- Cùng với xu hướng chuyển dịch của ngành nông nghiệp, số lượng và cơ cấu trang trại theo lĩnh vực hoạt động cũng có sự thay đổi.
- Hai vùng có số lượng trang trại nhiều nhất là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Ở Đồng bằng sông Hồng, trang trại chăn nuôi chiếm tỉ trọng cao; trong khi ở Đồng bằng sông Cửu Long, trang trại nuôi trồng thuỷ sản chiếm tỉ trọng lớn.
- Việc tổ chức sản xuất trong trang trại tập trung vào những cây, con đặc thù có giá trị kinh tế cao; ứng dụng công nghệ cao, sản phẩm chất lượng, an toàn, gần với tiêu chuẩn quy định và truy xuất nguồn gốc rõ ràng. Đồng thời, sự liên kết được thực hiện theo chuỗi giá trị: sơ chế, bảo quản, chế biến sản phẩm và kết hợp phát triển du lịch; thích ứng với biến đổi khí hậu.
? mục II
Trả lời câu hỏi mục II trang 63 SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức
Dựa vào thông tin mục II, hãy phân tích hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp vùng chuyên canh ở nước ta
Phương pháp giải:
Phân tích hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp vùng chuyên canh ở nước ta.
Lời giải chi tiết:
Hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp vùng chuyên canh ở nước ta:
- Vùng chuyên canh hay vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm là vùng tập trung phát triển một hoặc vài loại cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái nông nghiệp (đất, khí hậu,...), điều kiện kinh tế – xã hội nhằm tạo ra khối lượng hàng hoá lớn, gắn với công nghiệp chế biến, đáp ứng nhu cầu của thị trường, mang lại hiệu quả cao.
- Vùng chuyên canh có ý nghĩa to lớn trong nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá, tăng cường sử dụng máy móc, vật tư lớn, áp dụng các tiến bộ khoa học – công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất. Đội ngũ lao động được nâng lên về trình độ và chuyên môn hoá.
- Các vùng chuyên canh được hình thành với quy mô lớn, tương đương với vùng nông nghiệp, như các vùng chuyên canh cây công nghiệp: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ; các vùng chuyên canh cây lương thực, thực phẩm: Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng....
- Ngoài các vùng chuyên canh có quy mô tương ứng với vùng nông nghiệp, còn có các vùng chuyên canh có quy mô lãnh thổ nhỏ hơn, nằm trong vùng sinh thái nông nghiệp (vùng chuyên canh mía ở Đồng bằng sông Cửu Long, dứa ở Bắc Trung Bộ,...), hoặc một địa phương cấp tỉnh, có mức độ chuyên môn hoá sâu về một sản phẩm chính (vùng chuyên canh vải ở Hải Dương, Bắc Giang, nhân ở Hưng Yên, nho và thanh long ở Bình Thuận,...).
- Các vùng chuyên canh được định hướng phát triển thành vùng sản xuất hàng hoá, vùng chuyên canh nông nghiệp hữu cơ, vùng chăn nuôi tập trung an toàn, hiệu quả cao dựa trên lợi thế vùng, miền, địa phương; đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, thích ứng với biến đổi khí hậu.
? mục III
Trả lời câu hỏi mục III trang 64 SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức
Dựa vào thông tin mục II, hãy phân tích hình thức tổ chức lãnh thổ vùng nông nghiệp ở nước ta
Phương pháp giải:
Phân tích hình thức tổ chức lãnh thổ vùng nông nghiệp ở nước ta
Lời giải chi tiết:
Hình thức tổ chức lãnh thổ vùng nông nghiệp ở nước ta:
- Vùng nông nghiệp là vùng có sự tương đồng về điều kiện sinh thái nông nghiệp, điều kiện kinh tế – xã hội, trình độ thâm canh, chuyên môn hoá trong sản xuất.
- Đây là hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp cao nhất, có phạm vi rộng lớn, dựa trên các đặc điểm tự nhiên, kinh tế, kĩ thuật cũng như các thế mạnh khác nhau giữa các vùng lãnh thổ của nước ta.
- Việc quy hoạch phát triển các vùng nông nghiệp nhằm khai thác tốt nhất các điều kiện tự nhiên, các điều kiện kinh tế - xã hội cho phát triển và phân bố hợp lí các hoạt động sản xuất nông nghiệp, phục vụ nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế.
- Từ những năm 1970, phương án 7 vùng sinh thái nông nghiệp của nước ta đã được hình thành.
Luyện tập
Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 64 SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức
Dựa vào bảng 13.1, nhận xét về quy mô và cơ cấu trang trại của nước ta năm 2011 và năm 2021
Phương pháp giải:
Nhận xét quy mô và cơ cấu trang trại của nước ta năm 2011 và năm 2021
Lời giải chi tiết:
- Nhận xét: Giai đoạn 2011-2021, quy mô trang trại của nước ta tăng, số lượng trang trại tăng từ 20078 (2011) lên 23771 trang trại (2021); tăng 3693 trang trại. Trong đó:
+ Trang trại trồng trọt giảm từ 8635 (2011) còn 6514 trang trại (2021); giảm 2121 trang trại (giảm 1,3 lần).
+ Trang trại chăn nuôi tăng từ 6267 (2011) lên 13748 trang trại (2021); tăng 7481 trang trại (tăng 2,2 lần).
+ Trang trại nuôi trồng thủy sản giảm từ 4440 (2011) còn 2813 trang trại (2021); giảm 1627 trang trại (giảm 1,3 lần).
+ Trang trại khác giảm từ 736 (2011) còn 696 trang trại (2021); giảm 40 trang trại.
- Cơ cấu trang trại tăng tỉ lệ ở trang trại chăn nuôi, giảm tỉ lệ ở trang trại trồng trọt, trang trại nuôi trồng thủy sản và trang trại khác. Trong đó:
+ Trang trại trồng trọt giảm từ 43,0% còn 27,4%
+ Trang trại chăn nuôi tăng từ 31,2% lên 58,7%
+ Trang trại nuôi trồng thủy sản giảm từ 22,1% còn 11,8%
+ Trang trại khác giảm từ 3,7% còn 3,0%
Vận dụng
Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 64 SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức
Sưu tầm một số hình ảnh về hoạt động sản xuất nông nghiệp nổi bật của một vùng nông nghiệp ở nước ta
Phương pháp giải:
Sưu tầm ảnh
Lời giải chi tiết:
Một số hình ảnh về hoạt động sản xuất nông nghiệp nổi bật của Đồng bằng sông Hồng:
- Bài 14. Thực hành: Tìm hiểu vai trò ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; vẽ biểu đồ và nhận xét về ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản - SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 15. Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp - SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 16. Một số ngành công nghiệp - SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 17. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp - SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 18. Thực hành: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích tình hình phát triển ngành công nghiệp - SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức với cuộc sống
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 18. Thực hành: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích tình hình phát triển ngành công nghiệp - SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 17. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp - SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 16. Một số ngành công nghiệp - SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 15. Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp - SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 14. Thực hành: Tìm hiểu vai trò ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; vẽ biểu đồ và nhận xét về ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản - SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 18. Thực hành: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích tình hình phát triển ngành công nghiệp - SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 17. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp - SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 16. Một số ngành công nghiệp - SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 15. Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp - SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 14. Thực hành: Tìm hiểu vai trò ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; vẽ biểu đồ và nhận xét về ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản - SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức với cuộc sống