Bài 17. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp - SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức với cuộc sống>
Dựa vào thông tin mục I, hãy trình bày sự phát triển và phân bố khu công nghiệp ở nước ta.
? mục I
Trả lời câu hỏi mục I trang 78 SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức
Dựa vào thông tin mục I, hãy trình bày sự phát triển và phân bố khu công nghiệp ở nước ta.
Phương pháp giải:
Nêu được sự phát triển và phân bố khu công nghiệp ở nước ta
Lời giải chi tiết:
Sự phát triển và phân bố khu công nghiệp ở nước ta:
* Sự phát triển:
- Các khu công nghiệp được hình thành và phát triển gắn liền với công cuộc Đổi mới, mở cửa nên kinh tế của nước ta.
- Đến năm 2021, cả nước đã có 397 khu công nghiệp, trong đó 291 khu đang hoạt dộng; các khu công nghiệp đã thu hút được 8 257 dự án đi vào hoạt động.
- Định hướng phát triển khu công nghiệp ở nước ta là theo hướng giảm tiêu hao năng lượng, hạn chế phát thải khí nhà kính, chú trọng trách nhiệm xã hội và được quản trị theo mô hình Chính phủ số.
* Phân bố:
- Các khu công nghiệp phân bố không đồng đều tuỳ thuộc lợi thế về vị trí địa lí, điều kiện và trình độ phát triển sản xuất công nghiệp của các vùng.
- Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng là các vùng tập trung nhiều khu công nghiệp nhất cả nước
? mục II
Trả lời câu hỏi mục II trang 79 SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức
Dựa vào thông tin mục II, hãy trình bày sự phát triển và phân bố các khu công nghệ cao ở nước ta.
Phương pháp giải:
Nêu được sự phát triển và phân bố các khu công nghệ cao ở nước ta
Lời giải chi tiết:
Sự phát triển và phân bố các khu công nghệ cao ở nước ta:
- Khu công nghệ cao là nơi tập trung, liên kết hoạt động nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ cao, ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, đào tạo nhân lực công nghệ cao; sản xuất và kinh doanh sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao.
- Khu công nghệ cao có vai trò làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của đất nước; thu hút các nguồn lực trong nước và ngoài nước để thúc đẩy hoạt động công nghệ cao; tạo nhiều cơ hội việc làm cho những người lao động....
- Đến năm 2021, nước ta có các khu công nghệ cao đang hoạt động, bao gồm:
Tên khu công nghệ cao |
Năm thành lập |
Diện tích (ha) |
Sản phẩm/ hướng phát triển chính |
Khu công nghệ cao Hoà Lạc (Hà Nội) |
1998 |
1586,0 |
Điện thoại thông minh 5G, thiết bị mạng 5G, ra-đa cảnh giới biển ứng dụng công nghệ 4G, 5G, cấu kiện động cơ máy bay, dụng cụ cắt gọt công nghệ cao trong công nghiệp hàng không,... |
Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh |
2002 |
913,2 |
Vi điện tử – công nghệ thông tin - viễn thông; cơ khí chính xác – tự động hoá; công nghệ sinh học áp dụng trong dược phẩm và môi trường; năng lượng mới – vật liệu mới – công nghệ nano. |
Khu công nghệ cao Đà Nẵng |
2010 |
1128,4 |
Công nghệ thông tin – truyền thông, phần mềm tin học; công nghệ vật liệu mới, năng lượng mới; tự động hoá và cơ khí chính xác; công nghệ môi trường, công nghệ phục vụ hoá dầu; công nghệ sinh học,... |
Khu công nghệ sinh học Đồng Nai |
2016 |
207,8 |
- Nghiên cứu, ươm tạo, phát triển, chuyển giao, ứng dụng công nghệ cao; đào tạo nhân lực công nghệ cao; sản xuất và kinh doanh sản phẩm công nghệ cao; cung ứng dịch vụ công nghệ cao trong lĩnh vực công nghệ sinh học. |
? mục III
Trả lời câu hỏi mục III trang 79 SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức
Dựa vào thông tin mục III, hãy phân tích hình thức trung tâm công nghiệp ở nước ta.
Phương pháp giải:
Phân tích đặc điểm hình thức trung tâm công nghiệp ở nước ta
Lời giải chi tiết:
Hình thức trung tâm công nghiệp ở nước ta:
- Trung tâm công nghiệp là khu vực tập trung công nghiệp, thường gắn liền với các đô thị lớn và vừa.
- Mỗi trung tâm công nghiệp có thể gồm một số khu công nghiệp, thường có một hay một số ngành chuyên môn hoá, là hạt nhân phát triển vùng và địa phương.
- Cơ cấu ngành ở các trung tâm công nghiệp đa dạng, góp phần khai thác tốt tiềm năng phát triển công nghiệp của mỗi địa phương.
- Các trung tâm công nghiệp nước ta được phân bố từ Bắc vào Nam, trong đó, đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ là các vùng tập trung nhiều khu công nghiệp nhất cả nước.
- Các trung tâm công nghiệp lớn ở nước ta là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Bắc Ninh.
Luyện tập
Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 79 SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức
Lập bảng so sánh một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp của nước ta (khu công nghiệp, khu công nghệ cao, trung tâm công nghiệp).
Phương pháp giải:
Lập bảng so sánh
Lời giải chi tiết:
Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp |
Đặc điểm |
Phân bố |
Khu công nghiệp |
- Được hình thành và phát triển gắn liền với công cuộc Đổi mới, mở cửa nên kinh tế của nước ta. - Đến năm 2021, cả nước đã có 397 khu công nghiệp, trong đó 291 khu đang hoạt dộng; các khu công nghiệp đã thu hút được 8 257 dự án đi vào hoạt động. - Định hướng phát triển: theo hướng giảm tiêu hao năng lượng, hạn chế phát thải khí nhà kính, chú trọng trách nhiệm xã hội và được quản trị theo mô hình Chính phủ số. |
- Các khu công nghiệp phân bố không đồng đều tuỳ thuộc lợi thế về vị trí địa lí, điều kiện và trình độ phát triển sản xuất công nghiệp của các vùng. - Ở nước ta, các khu công nghiệp tập trung nhiều nhất ở hai vùng: Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng. |
Khu công nghệ cao |
- Là nơi tập trung, liên kết hoạt động nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ cao, ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, đào tạo nhân lực công nghệ cao; sản xuất và kinh doanh sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao. - Có vai trò làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của đất nước; thu hút các nguồn lực trong nước và ngoài nước để thúc đẩy hoạt động công nghệ cao; tạo nhiều cơ hội việc làm cho những người lao động.... |
Khu công nghệ cao Hoà Lạc (Hà Nội) Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh Khu công nghệ cao Đà Nẵng Khu công nghệ sinh học Đồng Nai |
Trung tâm công nghiệp |
- Là khu vực tập trung công nghiệp, thường gắn liền với các đô thị lớn và vừa. - Mỗi trung tâm công nghiệp có thể gồm một số khu công nghiệp, thường có một hay một số ngành chuyên môn hoá, là hạt nhân phát triển vùng và địa phương. - Cơ cấu ngành ở các trung tâm công nghiệp đa dạng, góp phần khai thác tốt tiềm năng phát triển công nghiệp của mỗi địa phương. |
- Các trung tâm công nghiệp nước ta được phân bố từ Bắc vào Nam và tập trung nhiều nhất ở hai vùng: Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ. - Các trung tâm công nghiệp lớn ở nước ta là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Bắc Ninh. |
Vận dụng
Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 79 SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức
Tìm hiểu và trình bày về một khu công nghiệp hoặc một trung tâm công nghiệp ở địa phương em
Phương pháp giải:
Tìm hiểu về một khu công nghiệp hoặc một trung tâm công nghiệp ở địa phương mình.
Lời giải chi tiết:
Một khu công nghiệp hoặc một trung tâm công nghiệp ở địa phương em:
Ví dụ: Khu công nghiệp Nội Bài (Hà Nội)
- Vị trí:
+ Xã Quang Tiến và Mai Đình, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
+ Cách sân bay quốc tế Nội Bài 2km.
- Giao thông thuận tiện:
+ Đường vành đai 3.
+ Quốc lộ 3, quốc lộ 2.
+ Đường cao tốc Thăng Long - Nội Bài.
- Diện tích: 115ha.
- Chủ đầu tư: Tổng công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị Udic.
- Ngành nghề thu hút:
+ Công nghiệp công nghệ cao.
+ Công nghiệp điện tử, điện tử viễn thông.
+ Công nghiệp cơ khí, chế tạo máy.
+ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
- Hạ tầng kỹ thuật:
+ Hệ thống giao thông nội khu hoàn thiện.
+ Hệ thống điện, nước, thông tin liên lạc đầy đủ.
+ Nhà máy xử lý nước thải.
+ Khu nhà ở cho chuyên gia.
- Ưu điểm:
+ Vị trí địa lý thuận lợi.
+ Hạ tầng kỹ thuật đồng bộ.
+ Chính sách ưu đãi của Chính phủ.
+ Nguồn nhân lực dồi dào.
- Nhược điểm:
+ Giá thuê đất cao.
+ Mức độ ô nhiễm môi trường cao.
- Doanh nghiệp tiêu biểu:
+ LG Electronics Việt Nam.
+ Intel Products Vietnam.
+ Samsung Electronics Việt Nam.
+ Luxshare ICT.
+ Foxconn Vietnam.
Khu công nghiệp Nội Bài là một trong những khu công nghiệp trọng điểm của Hà Nội. Nơi đây thu hút nhiều nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế của thành phố.
- Bài 18. Thực hành: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích tình hình phát triển ngành công nghiệp - SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 16. Một số ngành công nghiệp - SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 15. Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp - SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 14. Thực hành: Tìm hiểu vai trò ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; vẽ biểu đồ và nhận xét về ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản - SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 13. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp - SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức với cuộc sống
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 18. Thực hành: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích tình hình phát triển ngành công nghiệp - SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 17. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp - SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 16. Một số ngành công nghiệp - SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 15. Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp - SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 14. Thực hành: Tìm hiểu vai trò ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; vẽ biểu đồ và nhận xét về ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản - SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 18. Thực hành: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích tình hình phát triển ngành công nghiệp - SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 17. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp - SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 16. Một số ngành công nghiệp - SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 15. Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp - SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 14. Thực hành: Tìm hiểu vai trò ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; vẽ biểu đồ và nhận xét về ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản - SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức với cuộc sống