Bài 7. Bản đồ chính trị châu Á, các khu vực của châu Á trang 34,35,36,37 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Chân trời sáng tạo>
Số quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc châu Á (năm 2020) là Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nước châu Á Khu vực Đông Nam Á bao gồm các quốc gia:
Câu 1 1
Số quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc châu Á (năm 2020) là
A. 49. B. 50. C. 51. D. 52.
Phương pháp giải:
Em hãy dựa vào hình 7.1 Bản đồ chính trị các khu vực của châu Á để trong SGK.
Lời giải chi tiết:
Số quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc châu Á (năm 2020) là 49 => Chọn đáp án A.
Câu 2 2
Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nước châu Á
A. chủ yếu là các nước phát triển.
B. chủ yếu là các nước đang phát triển.
C. có trình độ phát triển rất khác nhau.
D. chủ yếu là công nghiệp hiện đại.
Phương pháp giải:
Em hãy liên hệ kiến thức về Bản đồ chính trị các khu vực của châu Á
Lời giải chi tiết:
Các nước châu Á có trình độ phát triển kinh tế - xã hội rất khác nhau => Chọn đáp án C.
Câu 1 3
Khu vực Đông Nam Á bao gồm các quốc gia:
A. Việt Nam, Mi-an-ma, Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Phi-líp-pin, Pa-ki-xtan.
B. Việt Nam, Mi-an-ma, Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Phi-líp-pin, Đông Ti-mo.
C. Việt Nam, Mi-an-ma, Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Đông Ti-mo, Nhật Bản.
D. Việt Nam, Mi-an-ma, Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Đông Ti-mo, Hàn Quốc.
Phương pháp giải:
Em hãy liên hệ kiến thức về Bản đồ chính trị các khu vực của châu Á
Lời giải chi tiết:
Khu vực Đông Nam Á bao gồm Việt Nam, Mi-an-ma, Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Phi-líp-pin, Đông Ti-mo => Chọn đáp án B.
Câu 2
Dựa vào thông tin hình 7.1 trong SGK, hãy hoàn thành bảng dưới đây:
Lời giải chi tiết:
Câu 3
Dựa vào hình 7.2, hình 7.3, hình 7.4, hình 7.5, hình 7.6 cùng thông tin trong SGK và thực hiện các nội dung sau:
Phương pháp giải:
Em hãy dựa vào hình 7.2, hình 7.3, hình 7.4, hình 7.5, hình 7.6 cùng thông tin trong SGK
Lời giải chi tiết:
1. Bắc Á có ba khu vực địa hình chính là
- Đồng bằng Tây Xibia
- Cao nguyên Trung Xibia
- Miền núi Đông và Nam Xibia
2. Trung Á có những cảnh quan chính là: thảo nguyên, bán hoang mạc, hoang mạc
3. Những sông chính ở Đông Á là Hoàng Hà, Trường Giang
4. Hồ nước mặn nổi tiếng trên thế giới, nằm dưới mực nước biển 427m là Biển Chết
5. Những khoáng sản chính ở Tây Á và Nam Á là: Than, sắt, đồng, mangan…
6. Nam Á có ba miền địa hình là
- Miền núi Hymalaya
- Cao nguyên Đê can, sơn nguyên Iran
- Đồng bằng Ấn Hằng
7. Đông Nam Á có hai bộ phận lãnh thổ là
- Đông Nam Á lục địa
- Đông Nam Á hải đảo
Câu 4
Dựa vào hình 7.3, hình 7.4, hình 7.5, hình 7.6 và thông tin trong SGK, hãy nối hình ảnh (ở cột A) với các thông tin (ở cột B) cho phù hợp.
Phương pháp giải:
Em hãy dựa vào hình 7.3, hình 7.4, hình 7.5, hình 7.6 và thông tin trong SGK
Lời giải chi tiết:
1-b, 2-d, 3-a, 4-c
Câu 5 1
Quốc gia có diện tích lãnh thổ lớn nhất ở Nam Á là
A. Pa-ki-xtan (Pakistan). B. Băng-la-đét (Bangladesh).
C. Ấn Độ. D. Nê-pan.
Phương pháp giải:
Em hãy dựa vào hình 7.1 để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Quốc gia có diện tích lãnh thổ lớn nhất ở Nam Á là Ấn Độ => Chọn đáp án C.
Câu 5 2
Khu vực Nam Á nằm trong đới khí hậu nào?
A. Nhiệt đới. B. Xích đạo. C. Nhiệt đới gió mùa. D. Ôn đới.
Phương pháp giải:
Em hãy liên hệ kiến thức về đặc điểm tự nhiên khu vực Nam Á.
Lời giải chi tiết:
Khu vực Nam Á nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa => Chọn đáp án C.
Câu 5 3
Khu vực địa hình cao nhất của Nam Á là
A. hệ thống dãy Hi-ma-lay-a. B. sơn nguyên Đê-can.
C. dãy Gát (Ghats) Đông và Gát Tây. D. đồng bằng Ấn – Hằng.
Phương pháp giải:
Em hãy liên hệ kiến thức về đặc điểm tự nhiên khu vực Nam Á.
Lời giải chi tiết:
Khu vực địa hình cao nhất của Nam Á là hệ thống dãy Hi-ma-lay-a => Chọn đáp án A.
Câu 5 4
Khí hậu chủ yếu của Tây Á là
A. khí hậu gió mùa. B. khí hậu hải dương.
C. khí hậu lục địa. D. khí hậu xích đạo.
Phương pháp giải:
Em hãy liên hệ kiến thức về đặc điểm tự nhiên khu vực Tây Á.
Lời giải chi tiết:
Khí hậu chủ yếu của Tây Á là khí hậu lục địa => Chọn đáp án C.
Câu 5 5
Địa hình chủ yếu của Tây Á là
A. núi và sơn nguyên. B. đồng bằng. C. hoang mạc. D. cao nguyên.
Phương pháp giải:
Em hãy liên hệ kiến thức về đặc điểm tự nhiên khu vực Tây Á.
Lời giải chi tiết:
Địa hình chủ yếu của Tây Á là núi và sơn nguyên => Chọn đáp án A.
Câu 5 6
Núi Phú Sĩ là biểu tượng của quốc gia nào ở Đông Á?
A. Trung Quốc. B. Nhật Bản. C. Hàn Quốc. D. Triều Tiên.
Phương pháp giải:
Em hãy dựa vào hiểu biết của bản thân để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Núi Phú Sĩ là biểu tượng của quốc gia Nhật Bản => Chọn đáp án B.
Câu 5 7
Đông Á có thể chia thành mấy bộ phận?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Phương pháp giải:
Em hãy liên hệ kiến thức về đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á.
Lời giải chi tiết:
Đông Á có thể chia thành 2 bộ phận => Chọn đáp án B.
Câu 5 8
Phần hải đảo của Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của những thiên tai nào?
A. Bão tuyết. B. Động đất, núi lửa. C. Lốc xoáy. D. Hạn hán kéo dài.
Phương pháp giải:
Em hãy liên hệ kiến thức về đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Nam Á.
Lời giải chi tiết:
Phần hải đảo của Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của thiên tai: động đất, núi lửa => Chọn đáp án B.
Câu 5 9
Đông Nam Á chủ yếu nằm trong kiểu khí hậu nào?
A. Khí hậu gió mùa. B. Khí hậu cận nhiệt địa trung hải.
C. Khí hậu lục địa. D. Khí hậu núi cao.
Phương pháp giải:
Em hãy liên hệ kiến thức về đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Nam Á.
Lời giải chi tiết:
Đông Nam Á chủ yếu nằm trong kiểu khí hậu gió mùa => Chọn đáp án A.
Câu 5 10
Đông Nam Á là cầu nối của hai đại dương nào?
A. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
B. Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương.
C. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
D. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.
Phương pháp giải:
Em hãy liên hệ kiến thức về đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Nam Á.
Lời giải chi tiết:
Đông Nam Á là cầu nối của hai đại dương: Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương => Chọn đáp án C.
- Bài 5. Thiên nhiên châu Á trang 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Chân trời sáng tạo
- Bài 6. Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á trang 31, 32, 33 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Chân trời sáng tạo
- Bài 8. Thực hành: Tìm hiểu các nền kinh tế lớn và kinh tế mới nổi ở châu Á trang 38, 39 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Chân trời sáng tạo
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 7 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 23. Thiên nhiên châu Nam Cực trang 80 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Chân trời sáng tạo
- Bài 22. Vị trí địa lí, lịch sử khai thác và nghiên cứu châu Nam Cực trang 78, 79 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Chân trời sáng tạo
- Bài 21. Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Ô-xtrây-li-a trang 75, 76, 77 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Chân trời sáng tạo
- Bài 20. Đặc điểm dân cư, xã hội Ô-xtrây-li-a trang 73, 74 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Chân trời sáng tạo
- Bài 19. Thiên nhiên châu Đại Dương trang 70, 71, 72 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Chân trời sáng tạo
- Bài 23. Thiên nhiên châu Nam Cực trang 80 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Chân trời sáng tạo
- Bài 22. Vị trí địa lí, lịch sử khai thác và nghiên cứu châu Nam Cực trang 78, 79 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Chân trời sáng tạo
- Bài 21. Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Ô-xtrây-li-a trang 75, 76, 77 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Chân trời sáng tạo
- Bài 20. Đặc điểm dân cư, xã hội Ô-xtrây-li-a trang 73, 74 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Chân trời sáng tạo
- Bài 19. Thiên nhiên châu Đại Dương trang 70, 71, 72 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Chân trời sáng tạo