Bài 12: Vương quốc Cam-pu-chia SBT Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo>
Dựa vào đoạn tư liệu dưới đây và trả lời các câu hỏi: Thế kỉ XIII, sứ thần nhà Nguyên là Chu Đạt Quan đã tới Ăng-co và ghi chép ti mi về tình hình của Cam-pu-chia từ khí hậu, thời tiết đến phong tục, tập quán, kinh tế, văn hoá, xã hội,..., trong đó có đoạn:
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
1 Bài tập 1
Dựa vào đoạn tư liệu dưới đây và trả lời các câu hỏi:
Thế kỉ XIII, sứ thần nhà Nguyên là Chu Đạt Quan đã tới Ăng-co và ghi chép ti mi về tình hình của Cam-pu-chia từ khí hậu, thời tiết đến phong tục, tập quán, kinh tế, văn hoá, xã hội,..., trong đó có đoạn:
“Ở xứ này, trời mưa nửa năm, nửa năm kia không có mưa. Từ tháng 4 đến tháng 9, trời mưa mỗi ngày vào xế chiều. Bấy giờ mực nước ở Biển Hồ có thể dâng cao từ 7 đến 8 trượng,... Dân chúng trong bờ hồ rút hết lên núi. Kế đó, từ tháng 10 đến tháng 3 (năm sau), trời không một giọt mưa,... Dân chúng trở về, các nhà nông tính theo thời tiết lúc nào lúa chín và vùng đất nào có thể ngập nước (khi có mưa) mà gieo trồng."
(Chu Đạt Quan, Chân Lạp phong thổ ký, bản dịch Lê Hương,
NXB Kỉ nguyên mới, Sài Gòn, 1973, trang 76 – 77)
Bài tập 1: Theo em, đoạn văn mô tả đặc điểm gì về điều kiện tự nhiên của Cam-pu-chia? Điều đó tương đồng với đặc điểm tự nhiên của vùng nào ở Việt Nam?
Lời giải chi tiết:
Campuchia có khí hậu gió mùa với mùa khô và mùa mưa kéo dài trong một khoảng thời gian tương đối bằng nhau. Nhiệt độ và độ ẩm thường ở mức cao quanh năm. Rừng chiếm khoảng 2/3 diện tích đất nước, song đã bị suy thoái phần nào tại các khu vực dễ tiếp cận do bị đốt để để chuyển đổi thành đất nông nghiệp.
Đặc điểm khí hậu này giống với khí hậu miền Nam Việt Nam.
1 Bài tập 2
Theo mô tả của Chu Đạt Quan, người dân cam-pu-chia thời kì Ăng-co trồng lúa như thế nào? Họ chủ động hay lệ thuộc vào tự nhiên? Vì sao?
Lời giải chi tiết:
Các nhà nông tính theo thời tiết lúc nào lúa chín và vùng đất nào có thể ngập nước (khi có mưa) mà gieo trồng.
Họ chủ động tính thời gian thời tiết để biết trồng lúa như thế nào là hợp lí.
2 Bài tập 1
Thời kì phát triển huy hoàng của vương quốc Cam-pu-chia là
A. thời sơ kì.
B. thời kì Chân Lạp.
C. thời kì Ăng-co.
D. thời kì hậu Ăng-co.
Lời giải chi tiết:
Trả lời: Chọn C
2 Bài tập 2
Lãnh thổ Cam-pu-chia được mở rộng nhất là dưới thời vua
A. Giay-a-vác-man V.
B. Giay-a-vác-man VI.
C. Giay-a-vác-man VII.
D. Giay-a-vác-man VIII.
Lời giải chi tiết:
Trả lời: Chọn C
2 Bài tập 3
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình Cam-pu-chia thời Ăng-co?
A. Kinh tế phát triển mạnh, xã hội ổn định.
B. Nhiều công trình kiến trúc đồ sộ, độc đáo được xây dựng.
C. Chuyển kinh đô về Phnôm Pênh.
D. Lãnh thổ được mở rộng.
Lời giải chi tiết:
Trả lời: Chọn C
2 Bài tập 4
Vành cung thịnh vượng thời Ăng-co nằm ở
A. phía bắc Biển Hồ.
B. phía nam Biển Hồ.
C. phía đông Biển Hồ.
D. phía tây Biển Hồ.
Lời giải chi tiết:
Trả lời: Chọn A
3
Hãy lập hồ sơ học tập về một công trình kiến trúc của Cam-pu-chia mà em có ấn tượng nhất.
(Gợi ý: Hồ sơ gồm các mục: tên và hình ảnh công trình kiến trúc; địa điểm (thành phố tỉnh); thời gian xây dựng; mục đích xây dựng; câu chuyện lịch sử lí do lựa chọn để giới thiệu)
Lời giải chi tiết:
Cung điện Hoàng gia là một kiến trúc tiêu biểu của xứ chùa vàng. Cung điện nằm ngay thủ đô Phnom Penh của Campuchia. Nó được quốc vương ra quyết định xây dựng vào năm 1866 và hoàn thành sau đó 7 năm.
Cung điện Hoàng gia khiến du khách phải thốt lên bởi sự hoành tráng và nguy nga của nó. Đây là nơi mà Quốc Vương và các thành viên trong hoàng tộc cùng sinh hoạt và làm các nghi lễ quan trọng.
Cung điện được trang trí công phu với những hoa văn rất tinh xảo kèm theo đó là những vườn hoa rực rỡ. Có nhiều công trình lộng lẫy tọa lạc ngay trong cung điện Hoàng gia. Bao gồm chùa Bạc, phòng khánh tiết, sân khấu Chanchhaya, cung điện đồng, điện nghỉ yên tĩnh,…Những nơi này đều mang vẻ đẹp độc đáo của kiến trúc Campuchia.
4
Hãy hoàn thiện thẻ nhớ về vua Giay-a-vác-man VII theo mẫu sau.
Lời giải chi tiết:
Tên nhân vật: GIAY-A-VÁC-MAN VII
Tiểu sử (thời gian trị vì, năm sinh, năm mất, qua đời trong trường hợp nào,...): GIAY-A-VÁC-MAN VII (1181? - 1220?) là vua của Đế quốc Khmer (1181-1215?), ngày nay là Campuchia. Ông là con trai của Dharanindravarman II (trị vì 1150-1160) và Sri Jayarajacudamani. Ông đã cưới Jayarajadevi và sau khi bà qua đời ông cưới chị gái bà là Indradevi. Người ta cho rằng hai người phụ nữ này đã truyền cảm hứng lớn cho ông, đặc biệt là lòng mộ đạo của ông đối với Phật giáo. Trước đó chỉ có một vị vua khác của Đế quốc Khmer là một Phật tử. Ông là người đã cho xây dựng nhiều đền đài như Ta Prohm, Preah Khan, Angkor Thom và Bayon.
Công lao của Giay-a-vác-man VII: Năm 1177, người Chăm xâm chiếm Campuchia[1] trong trận thủy chiến Tonlé Sap. Năm 1177, người Chăm đã bất ngờ tấn công kinh đô Khmer bằng đội thuyền đi ngược dòng sông Mê Kông, qua hồ Tonlé Sap và ngược lên sông Siem Reap. Người Chăm đã cướp bóc thủ đô Khmer Yasodharapura và giết chết vua Khmer. Cũng năm 1178, Jayavarman nổi bật nhờ lãnh đạo quân độ Khmer đánh đuổi người Chăm, lúc này ông có thể đã đến độ tuổi lục tuần. Ông đã dẹp loạn các phe phái tại kinh đô và lên ngôi vua. Vào thời kỳ đầu trị vì, ông có lẽ đã đánh bại một cuộc tấn công nữa của người Chăm, dẹp một cuộc nổi loạn và xây lại kinh đô Angkor. Năm 1191, ông đã chiếm được kinh đô của Champa.
Điều em học tập được từ Giay-a-vác-man VII: một vụ vua vĩ đại, vì dân vì nước và với trí thông minh của mình ông đã đưa Cam-pu-chia thoát khỏi sự chiếm đóng của người Gia-va.
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 7 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 23. Thiên nhiên châu Nam Cực trang 80 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Chân trời sáng tạo
- Bài 22. Vị trí địa lí, lịch sử khai thác và nghiên cứu châu Nam Cực trang 78, 79 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Chân trời sáng tạo
- Bài 21. Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Ô-xtrây-li-a trang 75, 76, 77 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Chân trời sáng tạo
- Bài 20. Đặc điểm dân cư, xã hội Ô-xtrây-li-a trang 73, 74 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Chân trời sáng tạo
- Bài 19. Thiên nhiên châu Đại Dương trang 70, 71, 72 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Chân trời sáng tạo
- Bài 23. Thiên nhiên châu Nam Cực trang 80 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Chân trời sáng tạo
- Bài 22. Vị trí địa lí, lịch sử khai thác và nghiên cứu châu Nam Cực trang 78, 79 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Chân trời sáng tạo
- Bài 21. Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Ô-xtrây-li-a trang 75, 76, 77 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Chân trời sáng tạo
- Bài 20. Đặc điểm dân cư, xã hội Ô-xtrây-li-a trang 73, 74 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Chân trời sáng tạo
- Bài 19. Thiên nhiên châu Đại Dương trang 70, 71, 72 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Chân trời sáng tạo