Bài 13: Vương quốc Lào SBT Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo>
Hãy điền chữ Đ(đúng) hoặc chữ S(sai) vào ô trống trước các dữ kiện cho phù hợp.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
1
Hãy điền chữ Đ(đúng) hoặc chữ S(sai) vào ô trống trước các dữ kiện cho phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Vương quốc Lan Xang được chia thành các mường, có quan đứng đầu. -> Đ
Kinh đô ban đầu ở Viêng Chăn, sau chuyển về Mường Xoa. -> S
Dân cư làm nông nghiệp, chủ yếu trồng lúa nếp và phát triển các nghề thủ công truyền thống. -> Đ
Họ thường xuyên gây chiến tranh với các nước láng giềng (như Cam-pu-chia, Đại Việt). -> S
Thế kỉ XVI, họ đã đánh bại cuộc xâm lược của Miến Điện, bảo vệ được lãnh thổ và nền độc lập. -> Đ
Vương quốc Lan Xang được thành lập vào thế kỉ XIV. -> Đ
2 Bài tập 1
Chủ nhân đầu tiên sinh sống trên lãnh thổ Lào là
A. người Thái.
B. người Lào Lùm
C. người Lào Thơng.
D. Khơ-me.
Lời giải chi tiết:
Trả lời: Chọn C
2 Bài tập 2
Vương quốc Lan Xang đạt sự thịnh vượng nhất là từ
A. thế kỉ XIV đến thế kỉ XV.
B. thế kỉ XV đến thế kỉ XVI.
C. thế kỉ XV đến thế kỉ XVII.
D. thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII.
Lời giải chi tiết:
Trả lời: Chọn C
2 Bài tập 3
Văn hoá vương quốc Lào chịu ảnh hưởng sâu đậm của
A. Hin-đu giáo.
B. Hồi giáo.
C. Phật giáo.
D. Cả Phật giáo và Hin-đu giáo.
Lời giải chi tiết:
Trả lời: Chọn C
2 Bài tập 4
Văn hoá truyền thống Lào nổi tiếng với điệu múa nào sau đây?
A. Múa sạp
C. Múa khèn
B. Mùa Áp-sa-ra (Apsara)
D. Múa Lăm-vông
Lời giải chi tiết:
Trả lời: Chọn D
3 Bài tập 1
Dựa vào đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi:
Chùa Xiêng Thông (Wat Xieng Thong) là một trong những ngôi chùa cổ nhất và là ngôi chùa quan trọng nhất của thành phố Luông Pha-bang (Luang Prabang). Ngôi chùa nằm ở ngã ba sông Mê Công và sông Nậm Khăn. Ngôi chùa được tạo dựng vào năm 1559 – 1560. Tên gọi Wat Xieng Thong có nghĩa là chùa của thành phố Vàng.
Là ngôi chùa đẹp và quan trọng nhất của Luông Pha-bang với lối kiến trúc đặc thù Lào, mái cong cong buông xuống gần mặt đất. Wat Xieng Thong là ngôi chùa chính bao quanh là những miếu đường nhỏ có cùng một lối kiến trúc, hợp thành một cảnh quan đẹp đẽ.
Từ ngoài vào trong, trên các tường là những phù điêu, điêu khắc, chạm trổ công phu, sắc sảo nội dung dựa theo Phật tích.
Mỗi năm, vào dịp Bun-pi-may (Bunpimay) (Tết Lào) mọi chức sắc trong Giáo hội Phật giáo Lào cũng như quan chức trong chính quyền tại Luông Pha-bang đều hội tụ về chùa hành lễ chào mừng năm mới, rước tượng Pha-bang (Prabang) từ Bảo Tàng Viện về an vị trong sân chùa Xiêng Thông, mọi người cùng tắm tượng Phật Pha-bang bằng nước hoa đại suốt một ngày, biểu hiện lòng sùng tin đối với Phật giáo.
Bài tập 1: Tên gọi Wat Xieng Thong có nghĩa là gì?
Lời giải chi tiết:
Tên gọi Wat Xieng Thong có nghĩa là chùa của thành phố Vàng.
3 Bài tập 2
Nét độc đáo trong kiến trúc của chùa Xiêng Thông là gì?
Lời giải chi tiết:
Nét độc đáo là mái cong cong buông xuống gần mặt đất. Wat Xieng Thong là ngôi chùa chính bao quanh là những miếu đường nhỏ có cùng một lối kiến trúc, hợp thành một cảnh quan đẹp đẽ.
3 Bài tập 3
Theo em, vì sao chùa Xiêng Thông được coi là ngôi chùa đẹp nhất và quan trọng nhất của kinh đô cổ Luông Pha-bang?
Lời giải chi tiết:
Bởi vì vị trí đặc lợi của chùa cũng nhưng thiết kế kiến trúc độc đóa khiến các du khách đổ xô đến chùa vào những dịp lễ quan trọng.
4
Hoàn thành sơ đồ tư duy dưới đây về những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Vương quốc Lào.
Lời giải chi tiết:
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 7 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 23. Thiên nhiên châu Nam Cực trang 80 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Chân trời sáng tạo
- Bài 22. Vị trí địa lí, lịch sử khai thác và nghiên cứu châu Nam Cực trang 78, 79 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Chân trời sáng tạo
- Bài 21. Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Ô-xtrây-li-a trang 75, 76, 77 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Chân trời sáng tạo
- Bài 20. Đặc điểm dân cư, xã hội Ô-xtrây-li-a trang 73, 74 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Chân trời sáng tạo
- Bài 19. Thiên nhiên châu Đại Dương trang 70, 71, 72 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Chân trời sáng tạo
- Bài 23. Thiên nhiên châu Nam Cực trang 80 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Chân trời sáng tạo
- Bài 22. Vị trí địa lí, lịch sử khai thác và nghiên cứu châu Nam Cực trang 78, 79 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Chân trời sáng tạo
- Bài 21. Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Ô-xtrây-li-a trang 75, 76, 77 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Chân trời sáng tạo
- Bài 20. Đặc điểm dân cư, xã hội Ô-xtrây-li-a trang 73, 74 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Chân trời sáng tạo
- Bài 19. Thiên nhiên châu Đại Dương trang 70, 71, 72 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Chân trời sáng tạo