Bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) SBT Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo>
Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào trước các dữ kiện cho phù hợp.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
1
Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào trước các dữ kiện cho phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Trả lời:
Năm 1416, tại Lũng Nhai, một địa điểm gần Lam Sơn, Nguyễn Trãi cùng 18 chiến hữu thân cận nhất làm lễ thế kết nghĩa anh em, nguyện một lòng đánh giặc cứu nước. -> Đ
Đầu năm 1418, Lê Lợi tự xưng là Vạn Thắng Vương, truyền hịch, kêu gọi nhân dân khởi nghĩa. -> S
Giữa năm 1418, quân Minh vây ráp liên tiếp, tình thế nguy khốn. Một trong 18 hào kiệt Lũng Nhai là Lê Lợi đã đóng giả làm Lê Lai để nhử địch, cứu chủ tướng khỏi bị truy sát, giải vây cho cuộc khởi nghĩa. -> S
Mùa hè năm 1424, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn, từng bước khôi phục và phát triển lực lượng.->S
Tháng 9 – 1426, Vương Thông mở cuộc tấn công vào Cao Bộ (Chương Mỹ, Hà Nội) nhưng rơi vào trận địa bị phục kích, tổn thất nặng nề. -> S
Cuối năm 1427, nghe tin Liễu Thăng đầu hàng nghĩa quân Lam Sơn, Mộc Thanh dẫn quân tháo chạy về nước. -> S
Năm 1424, theo kế hoạch mà Nguyễn Chích đề xuất, Lê Lợi chuyển địa bàn hoạt động, đưa quân tiến về phía nam, đánh chiếm Nghệ An. -> Đ
Hội thề Đông Quan được tổ chức vào cuối năm 1427 tại phía nam thành Đông Kinh. -> S
Nguyễn Trãi đề cao nghệ thuật “tâm công". Ông đã viết hàng chục lá thư dụ hàng quân Minh. -> Đ
Cho đến cuối năm 1425, nghĩa quân đã giải phóng được một vùng rộng lớn từ Thanh Hoá đến đèo Hải Vân. -> Đ
2
Dựa vào sơ đồ tóm tắt những sự kiện tiêu biểu của khởi nghĩa Lam Sơn, hãy xác định các mốc sự kiện thuộc giai đoạn nào của khởi nghĩa Lam Sơn.
Lời giải chi tiết:
3
Quan sát lược đồ dưới đây và hoàn thành các nội dung:
Lời giải chi tiết:
1. Doanh trại của quân Minh đóng tại Ninh Kiều (Chương Mỹ)
2. Doanh trại của nghĩa quân Lam Sơn đóng tại Cao Bộ (Chương Mỹ)
3. Quân Minh tấn công nghĩa quân Lam Sơn theo mấy hướng: 2 hướng
4. Nghĩa quân đã đặt phục binh ở Chúc Động và Tốt Động.
5. Cánh quân của Vương Thông sau khi thua trận đã rút chạy về Xương Giang.
4
So sánh sự giống nhau và khác nhau về cách đánh của nghĩa quân Lam Sơn trong hai trận đánh tiêu biểu là Tốt Động - Chúc Động (11-1426) và Chi Lăng - Xương Giang (10,11-1427) và hoàn thành bảng dưới đây.
Lời giải chi tiết:
-
Điểm giống nhau:
+ Cả hai trận quân ta đều tổ chức phục binh, phục kích địch (Trận Tốt Động – Chúc Động nghĩa quân phục binh ở Tốt Động – Chúc Động. Trận Chi Lăng – Xương Giang nghĩa quân phục kích ở Chi Lăng, Cần Trạm, Phố Cát).
+ Nghĩa quân đã nắm vững đường hành quân của giặc, dựa vào địa hình để tổ chức phục kích, tiêu diệt sinh lực địch.
-
Điểm khác nhau:
+ Trận Tốt Động - Chúc Động: Sau khi vây đánh quân Minh, nghĩa quân thừa thắng vây hãm Đông Quan và giải phóng nhiều châu, huyện.
+ Trận Chi Lăng- Xương Giang: quân ta chém đầu Liễu Thăng và tiêu diệt hết số lính còn lại.
5
Dựa vào hai tư liệu dưới đây và trả lời các câu hỏi:
Kế sách “vây thành, diệt viện”:
Bàn về kế sách đánh giặc, Lê Lợi nói: “Đánh thành là hạ sách. Ta đánh thành bền vững hàng năm hàng tháng không hạ được, khi ấy quân ta sức mỏi chí nhụt, nếu viện binh của giặc lại đến thì trước mặt, sau lưng đều bị tấn công, đó là con đường nguy hiểm. Chi bằng nuôi sức quân, mài giũa tinh thần sắc bén, để đợi viện binh của giặc. Viện binh giặc bị phá thì thành giặc nhất định phải hàng. Như thế là nhất cử lưỡng tiện, là mưu chước vẹn toàn.
(Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2, Sđd, trang 275)
Chiến lược “tâm công”:
...Nguyễn Trãi nhân danh nghĩa quân Lam Sơn
, nhân danh Lê Lợi viết thư dụ hàng gửi cho các tướng chỉ huy quân Minh như Trần Trí, Sơn Thọ, Phương Chính, Lý An, Thái Phúc, Đà Trung, Vương Thông và các ngụy quan cao cấp như Trần Phong, Lương Nhữ Hốt,... Qua các thư từ đó, Nguyễn Trãi đã tiến hành một cuộc đấu tranh tâm lí với kẻ thù một cách có hệ thống, bền bỉ và hiệu quả. Rất nhiều thành luỹ của quân Minh bị thu phục bởi chính sách dụ hàng. Đầu Đinh Mùi (1427), quân tướng nhà Minh trong các thành Tân Bình, Thuận Hoá, Nghệ An, Diễn Châu, Điêu Diêu đã lần lượt nộp thành đầu hàng. Sau đó, các thành Thị Cầu, Tam Giang cũng chịu ra hàng.
(Viện Khoa học Xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh, Lịch sử Việt Nam tập 3,
NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2006, trang 237)
1. Em hiểu như thế nào về kế sách "vây thành, diệt viện"?
Trả lời:
"Vây thành, diệt viện" có nghĩa là:
- Vây ép, cô lập hoàn toàn địch trong thành, buộc chúng phải kéo viện binh chiến lược để giải cứu, tạo điều kiện cho ta tiêu diệt lớn lực lượng địch, kết thúc chiến tranh.
- Nhận định, đánh giá đúng tình hình, xác định chính xác mục tiêu tiến công chủ yếu để đánh trận quyết định, kết thúc chiến tranh.
- Vận dụng cách đánh linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với tình hình để tiêu diệt lớn viện binh địch.
2. Chiến thuật "tâm công" do Nguyễn Trãi đề xướng đã góp công lao gì trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
Trả lời:
Nguyễn Trãi đề cao nghệ thuật “tâm công". Ông đã viết hàng chục lá thư dụ hàng quân Minh, mở đường sống cho quân Minh sau đó cấp thuyền, xe và lương thực cho quân Minh rút về nước. Ông coi trọng đánh vào tinh thần, tư tưởng quân địch, làm suy sụp ý chí chiến đấu của chúng, thực hiện “không đánh mà thắng, tích cực kêu gọi ngụy quân, ngụy quyền - những người lầm đường lạc lối quay về với chính nghĩa và mở lượng khoan hồng đối với quân địch thất bại, giữ tình hòa hiếu lâu dài giữa hai nước.
6
Từ thông tin trong bài kết hợp với tư liệu dưới đây, hãy hoàn thành thẻ nhớ về Lê Lợi.
Lời giải chi tiết:
-
Tên nhân vật: Lê Lợi
-
Năm sinh - năm mất: 1385-1433
-
Công lao của Lê Lợi:
+Chống lại và đánh đuổi nhà Minh xâm lược + Kết thúc 20 năm đô hộ của nhà Minh.
+ Hướng dẫn và dẫn dắt quân khởi nghĩa để có được những trận thắng
+ Lê lợi đã đóng góp nhiều công sức vào các trận đánh
+ Chấp nhận hi sinh để đánh đuổi quân xâm lược và chọn được một đội quân sĩ dũng cảm
+ Trong công cuộc xây dựng lại đất nước, với thời gian trị vì quá ngắn ngủi (5 năm), Lê Lợi chưa làm được nhiều việc làm. Nhưng những hoạt động với cương vị hoàng đế đầu tiên của triều Lê đó đã đặt cơ sở vững vàng cho việc khẳng định nên độc lập - thống nhất quốc gia. công cuộc phục hưng đất nước và một bước phát triển mới của chế độ phong kiến.
-
Điều em học tập được từ Lê Lợi: tinh thần yêu nước, trí thông minh, sự dũng cảm.
- Bài 21: Vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI SBT Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo
- Bài 18: Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh (1400 - 1407) SBT Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo
- Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên SBT Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo
- Bài 16. Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226 - 1400) SBT Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo
- Bài 15: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Lý (1009-1226) SBT Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 7 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 23. Thiên nhiên châu Nam Cực trang 80 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Chân trời sáng tạo
- Bài 22. Vị trí địa lí, lịch sử khai thác và nghiên cứu châu Nam Cực trang 78, 79 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Chân trời sáng tạo
- Bài 21. Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Ô-xtrây-li-a trang 75, 76, 77 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Chân trời sáng tạo
- Bài 20. Đặc điểm dân cư, xã hội Ô-xtrây-li-a trang 73, 74 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Chân trời sáng tạo
- Bài 19. Thiên nhiên châu Đại Dương trang 70, 71, 72 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Chân trời sáng tạo
- Bài 23. Thiên nhiên châu Nam Cực trang 80 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Chân trời sáng tạo
- Bài 22. Vị trí địa lí, lịch sử khai thác và nghiên cứu châu Nam Cực trang 78, 79 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Chân trời sáng tạo
- Bài 21. Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Ô-xtrây-li-a trang 75, 76, 77 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Chân trời sáng tạo
- Bài 20. Đặc điểm dân cư, xã hội Ô-xtrây-li-a trang 73, 74 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Chân trời sáng tạo
- Bài 19. Thiên nhiên châu Đại Dương trang 70, 71, 72 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Chân trời sáng tạo