Bài 3. Ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước trang 14, 15, 16, 17, 18 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo>
Hình 1a và 1b cho em biết điều gì?
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 4 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh
Khởi động
Hình 1a và 1b cho em biết điều gì?
Lời giải chi tiết:
+ Hình 1a cho em thấy nguồn nước đang bị ô nhiễm do bị con người vứt rác bừa bãi xuống sông, hồ, ao...
+ Hình 1b cho em thấy nguồn nước trong sạch, không có rác thải, có nhiều hoa sen đang nở tươi tốt vì nguồn nước sạch sẽ
? mục 1 CH1
Quan sát các hình dưới đây và cho biết:
+ Một số dấu hiệu nước bị ô nhiễm.
+ Những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước.
+ Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước là gì? Theo em, vì sao cần phải bảo vệ nguồn nước?
Lời giải chi tiết:
- Một số dấu hiệu cho thấy nước bị ô nhiễm là:
+ Nước có mùi hôi thối.
+ Nước có màu đục, vàng, đen hoặc nổi váng dầu trên mặt nước....
+ Các loài sinh vật không thể hoặc khó sinh sống ở khu vực nước đó.
+ ...
- Nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước:
+ Do con người vứt rác bừa bãi trên sông, hồ, ao, suối,...
+ Do bị rò rỉ dầu.
+ Do phân bón hóa học và thuốc trừ sâu.
+ Do chất thải công nghiệp chưa được xử lí đã xả thẳng xuống nguồn nước.
+ Do khai thác khoáng sản
+ ...
- Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước:
+ Cạn kiện nguồn thức ăn do các loài cá và các sinh vật biển không thể sống hoặc bị mất nơi sinh sống.
+ Nước sạch khan hiếm do nguồn nước ngầm bị ô nhiễm.
+ Dẫn đến nhiều bệnh tật do liên quan đến nguồn nước bị ô nhiễm.
+ Ảnh hưởng đến kinh tế bởi phải chi ra nhiều chi phí để xử lí nguồn nước bị ô nhiễm.
+ ...
- Theo em, cần phải bảo vệ nguồn nước bởi:
+ Nguồn nước có vai trò vô cùng quan trọng không chỉ với con người mà còn đối với các loài thực vật, động vật,...
+ Gây ô nhiễm nguồn nước sẽ đem đến những hậu quả nghiêm trọng, khó lường.
? mục 1 LT
+ Nêu một số dấu hiệu và nguyên nhân nước bị ô nhiễm ở địa phương em.
+ Hãy hoàn thành bảng theo gợi ý dưới đây và chia sẻ với bạn những nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm nguồn nước đó.
Lời giải chi tiết:
Một số dấu hiệu và nguyên nhân nước bị ô nhiễm ở địa phương em:
Hoàn thành bảng:
? mục 2 CH1
+ Quan sát các hình dưới đây và cho biết cần làm gì để bảo vệ nguồn nước.
+ Những việc nào nên làm, không nên làm để tiết kiệm nước? Vì sao?
+ Em cùng gia đình đã làm những việc gì để bảo vệ nguồn nước và sử dụng tiết kiệm nước?
Lời giải chi tiết:
- Những việc cần làm để bảo vệ nguồn nước:
+ Cần phân loại rác thải.
+ Không xả rác bừa bãi ra sông, hồ, ao, suối,...
+ Lắp đặt, cải tạo và bảo vệ đường ống dẫn nước.
+ Xử lí nước thải trước khi xả ra môi trường.
Những việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm nước:
- Những việc em và gia đình đã làm để bảo vệ nguồn nước và sử dụng tiết kiệm nước:
+ Tận dụng nước đã qua sử dụng để tưới cây, cọ rửa xe,...
+ Khóa vòi nước ngay sau khi sử dụng xong.
+ Thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng đường ống nước tránh hiện tượng rò rỉ gây lãng phí.
+ Không xả rác, vứt rác xuống sông, hồ, ao, suối gây ô nhiễm nguồn nước.
? mục 3 CH1
+ Quan sát các hình dưới đây và cho biết có những cách nào để làm sạch nước.
+ Gia đình và địa phương em thường làm sạch nước bằng cách nào?
+ Theo em, vì sao cần phải sử dụng tiết kiệm nước?
Lời giải chi tiết:
- Những cách để làm sạch nước đó là:
+ Sử dụng máy lọc, bộ lọc để lọc nước.
+ Đun sôi nước.
+ Sử dụng hóa chất để làm sạch nước.
- Ở gia đình và địa phương em, mọi người thường lọc hoặc đun để làm sạch nước.
- Theo em, cần phải sử dụng tiết kiệm nước bởi tài nguyên nước không phải là vô tận. Đặc biệt, hiện nay nguồn nước sạch đang dẫn bị cạn kiệt và ô nhiễm do tác động của con người. Chính vì vậy, chúng ta cần phải biết bảo vệ và sử dụng đúng cách nguồn nước.
? mục 3 ,LT1
Thực hành làm sạch nước:
Chuẩn bị:
+ Sỏi cỡ nhỏ.
+ Cát.
+ Bông.
+ Nước đục.
+ Một chai nhựa (loại nhựa được phép sử dụng) dung tích 1 lít, trong suốt.
+ Một cái cốc cớ lớn hoặc bình rót nước.
Thực hiện:
+ Cắt đôi chai thành hai phần.
+ Đục một lỗ ở nắp chai và ở phần phía trên của phần B.
+ Đặt ngược chai như hình 22.
+ Đặt lần lượt các lớp bông, cát, sỏi, cát.
+ Rót nước đục vào chai.
+ Quan sát nước nhỏ giọt qua các lớp lọc và chảy xuống dưới chai.
Thảo luận:
+ Nhận xét độ trong của nước trước khi lọc và sau khi lọc.
+ Có nên dùng nước lọc này để uống ngay hay chưa? Vì sao?
Lời giải chi tiết:
+ Nước sau khi lọc có màu trong hơn nước trước khi lọc.
+ Không nên dùng nước này để uống luôn bởi trong nước vẫn còn rất nhiều vi khuẩn, cần phải đun sôi để loại bỏ bớt các vi khuẩn rồi mới có thể uống được.
? mục 3 VD
Em tập làm tuyên truyền viên
+ Hãy cùng bạn vẽ tranh tuyên truyền bảo vệ nguồn nước, tiết kiệm nước và chia sẻ với bạn theo các nội dung gợi ý sau:
Nguyên nhân và hậu quả gây ô nhiễm nguồn nước.
Những việc cần làm để bảo vệ nguồn nước và sử dụng tiết kiệm nước.
+ Vận động mọi người xung quanh bảo vệ nguồn nước và sử dụng tiết kiệm nước.
Lời giải chi tiết:
Gợi ý một số tranh tuyên truyền để bảo vệ nguồn nước:
Vận động mọi người xung quanh bảo vệ nguồn nước và sử dụng tiết kiệm nước:
+ Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
+ Tái sử dụng nước đã dùng để tưới cây, cọ rửa xe,...
+ Khóa vòi nước ngay sau khi sử dụng xong.
+ Không xả rác xuống ao, hồ, sông, suối,...
- Bài 4. Thành phần và tính chất của không khí trang 19, 20, 21, 22, 23, 24 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo
- Bài 5. Gió, bão trang 25, 26, 27, 28 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo
- Bài 6. Ô nhiễm không khí và môi trường không khí trang 29, 30, 31, 32 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo
- Bài 7. Ôn tập chủ đề Chất trang 33 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo
- Bài 2. Sự chuyển thể của nước trang 10, 11, 12, 13 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 32. Ôn tập chủ đề Sinh vật và môi trường trang 122 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo
- Bài 31. Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn trang 117, 118, 119, 120, 121 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo
- Bài 30. Chuỗi thức ăn trong tự nhiên trang 113, 114, 115, 116 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo
- Bài 29. Ôn tập chủ đề con người và sức khỏe trang 111 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo
- Bài 28. Phòng tránh đuối nước trang 107, 108, 109, 110 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo
- Bài 32. Ôn tập chủ đề Sinh vật và môi trường trang 122 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo
- Bài 31. Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn trang 117, 118, 119, 120, 121 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo
- Bài 30. Chuỗi thức ăn trong tự nhiên trang 113, 114, 115, 116 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo
- Bài 29. Ôn tập chủ đề con người và sức khỏe trang 111 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo
- Bài 28. Phòng tránh đuối nước trang 107, 108, 109, 110 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo