Bài 25. Ăn uống khoa học để cơ thể khỏe mạnh trang 94, 95, 96, 97, 98 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo>
Hãy kể tên các món ăn mà gia đình em đã ăn trong vài ngày gần đây. Chúng chứa đủ các thành phần dinh dưỡng và năng lượng không?
Khởi động
Hãy kể tên các món ăn mà gia đình em đã ăn trong vài ngày gần đây. Chúng chứa đủ các thành phần dinh dưỡng và năng lượng không?
Lời giải chi tiết:
- Những món mà gia đình em đã ăn trong những ngày gần đây là: Cơm tẻ, thịt luộc, thịt bò xào rau muống, sữa chua, bánh mì, phở bò,...
- Những món ăn đó đều chứa đủ thành phần dinh dưỡng và năng lượng để cơ thể hoạt động khỏe mạnh.
? mục 1 CH1
Hãy quan sát, đọc các thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:
+ Thức ăn nào có nguồn gốc từ động vật, thức ăn nào có nguồn gốc từ thực vật?
+ Thức ăn chứa chất đạm, chất béo từ động vật có ích lợi gì?
+ Thức ăn chứa chất đạm và chất béo từ thực vật có ích lợi gì?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu cơ thể thiếu chất bột đường, vi- ta- min và chất khoáng?
+ Theo em, cần ăn phối hợp các loại thức ăn như thế nào để cơ thể khỏe mạnh?
Lời giải chi tiết:
+ Thức ăn có nguồn gốc từ động vật là: Thịt lợn, bò, gà, cá, thịt mỡ, cua.
+ Thức ăn có nguồn gốc từ thực vật là: Đậu, bơ, lạc, vừng, hoa quả, rau củ,...
+ Những thức ăn chứa chất đạm, chất béo từ động vật cung cấp dinh dưỡng và có lợi cho sức khỏe.
+ Những thức ăn chứa chất đạm và chất béo từ thực vật dễ tiêu và rất tốt cho tim mạch.
+ Nếu cơ thể thiếu chất bột đường, vi- ta- min và chất khoáng sẽ khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, mất đi hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể chống bệnh tật.
? mục 1 LT
+ Hãy chỉ ra các chất dinh dưỡng, năng lượng có trong mỗi suất ăn dưới đây.
+ Em nên chọn suất ăn nào? Vì sao?
+ Điều gì sẽ xảy ra đối với cơ thể nếu chúng ta thường xuyên ăn một hoặc hai loại thức ăn trong một thời gian dài?
Lời giải chi tiết:
Các chất dinh dưỡng và năng lượng có trong mỗi hình là:
+ Hình 1: Vi - ta - min và chất khoáng, chất bột đường, chất béo.
+ Hình 2: Chất bột đường, chất béo, chất đạm.
+ Hình 3: Chất đạm, chất béo, chất bột đường, vi- ta- min và chất khoáng.
Theo em, nên chọn suất ăn ở hình 3 bởi suất ăn ở hình 3 cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Nếu chúng ta thường xuyên ăn một hoặc hai loại thức ăn trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể bị thiếu chất dẫn đến các bệnh liên quan đến dinh dưỡng và không có đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể.
? mục 2 CH1
Hãy cho biết:
+ Vai trò của nước đối với cơ thể.
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không uống đủ nước?
Lời giải chi tiết:
Vai trò của nước đối với cơ thể là:
+ Nước làm mát cơ thể, tham gia vào quá trình bài tiết các chất thải của cơ thể qua việc đổ mồ hôi, đi tiểu và đại tiện,...
+ Nước chiếm khoảng 2/3 khối lượng của cơ thể, tham gia vào nhiều quá trình quan trọng như hỗ trợ quá trình tiêu hóa, phòng tránh một số bệnh như táo bón, sỏi thận,...
Nếu chúng ta không uống đủ nước sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu. Thậm chí, nếu không cung cấp đủ nước cho cơ thể sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến hoạt động của thận, tim, và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
? mục 3 CH2
a. Quan sát hình 5 để trả lời các câu hỏi:
+ Những thực phẩm nào nên ăn ít, ăn hạn chế?
+ Những thực phẩm nào cần ăn vừa phải?
+ Những thực phẩm nào cần ăn đủ?
b. Dựa vào tháp dinh dưỡng, hãy quan sát các hình 1, 2, 3 trang 95 và trả lời các câu hỏi:
+ Suất ăn nào cân bằng, lành mạnh? Vì sao?
+ Em cần bổ sung những thức ăn nào cho từng suất ăn để đảm bảo cân bằng, lành mạnh?
Lời giải chi tiết:
a. Sau khi quan sát tháp dinh dưỡng ở hình 5 em nhận thấy:
+ Những thực phẩm nên ăn ít, ăn hạn chế là: Muối, đường, nước ngọt, kẹo,...
+ Những thực phẩm cần ăn vừa phải là: Bánh mì kẹp (sandwich), dầu, thịt, sữa,...
+ Những thực phẩm cần ăn đủ: Các loại rau củ, hoa quả, cơm, bánh mì, ngô, khoai,...
b. Dựa vào tháp dinh dưỡng em nhận thấy suất ăn 3 cân bằng và lành mạnh do có đầy đủ các chất dinh dưỡng như chất đạm, chất béo từ động vật và thực vật, chất bột đường, vi - ta - min và chất khoáng.
Với suất ăn 1 cần bổ sung thêm chất béo như thịt lợn luộc…
Với suất ăn 2 cần bổ sung thêm vi - ta - min và khoáng chất như rau xanh, trái cây tươi…
? mục 3 LT
Cùng làm mô hình “Tháp dinh dưỡng”:
Chuẩn bị:
+ Bìa cứng, giấy màu hoặc trắng.
+ Bút màu.
+ Keo dính.
+ Ê ke, thước kẻ, kéo.
Thực hiện:
+ Vẽ hình tam giác lên bìa cứng rồi cắt theo hình vẽ.
+ Dán hình tam giác lên tờ giấy trắng hoặc giấy màu, kẻ các đường thẳng từ hai cạnh của tam giác.
+ Chia hình tam giác thành các phần phù hợp với nhóm chất dinh dưỡng mà em đã được học.
+ Vẽ hoặc dán ảnh các thực phẩm điển hình cho mỗi nhóm chất dinh dưỡng.
+ Chia sẻ sản phẩm với các bạn.
Lời giải chi tiết:
Học sinh tự thực hiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Học sinh có thể tham khảo bảng sau:
? mục 3 VD
Em tập làm nhà khoa học
+ Điều tra về bữa ăn trong ba ngày ở nhà hoặc ở trường của em và hoàn thành phiếu theo gợi ý:
+ Dựa vào tháp dinh dưỡng, em hãy nhận xét các bữa ăn đó đã cân bằng, lành mạnh chưa?
+ Em cần thay đổi điều gì về thói quen ăn uống để các bữa ăn cân bằng, lành mạnh và có lợi cho sức khỏe?
Lời giải chi tiết:
+ Học sinh có thể tham khảo bảng điều tra sau:
Ngày |
Thực đơn |
Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn |
Nhận xét |
Đề xuất |
1 |
Cơm, thịt rán, khoai tây chiên. |
Chất bột đường, chất béo, chất đạm |
Thiếu vi- ta- min và chất khoáng |
Cần bổ sung rau xanh, quả tươi để cân bằng các chất dinh dưỡng. |
2 |
Đậu rán, canh rau muống luộc, cơm tẻ. |
Chất bột đường, chất béo, chất khoáng |
Thiếu chất đạm và vi- ta- min |
Cần bổ sung hoa quả và thịt. |
3 |
Bún bò, nước lọc |
Chất bột đường, chất béo, chất đạm. |
Thiếu vi- ta-min và chất khoáng. |
Cần bổ sung thêm quả tươi. |
- Bài 26. Thực phẩm an toàn trang 99, 100, 101, 102 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo
- Bài 27. Một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng trang 103, 104, 105, 106 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo
- Bài 28. Phòng tránh đuối nước trang 107, 108, 109, 110 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo
- Bài 29. Ôn tập chủ đề con người và sức khỏe trang 111 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo
- Bài 24. Giá trị dinh dưỡng có trong thức ăn trang 91, 92, 93 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 32. Ôn tập chủ đề Sinh vật và môi trường trang 122 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo
- Bài 31. Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn trang 117, 118, 119, 120, 121 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo
- Bài 30. Chuỗi thức ăn trong tự nhiên trang 113, 114, 115, 116 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo
- Bài 29. Ôn tập chủ đề con người và sức khỏe trang 111 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo
- Bài 28. Phòng tránh đuối nước trang 107, 108, 109, 110 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo
- Bài 32. Ôn tập chủ đề Sinh vật và môi trường trang 122 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo
- Bài 31. Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn trang 117, 118, 119, 120, 121 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo
- Bài 30. Chuỗi thức ăn trong tự nhiên trang 113, 114, 115, 116 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo
- Bài 29. Ôn tập chủ đề con người và sức khỏe trang 111 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo
- Bài 28. Phòng tránh đuối nước trang 107, 108, 109, 110 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo