Bài 16. Nhu cầu sống của động vật trang 63, 64, 65, 66, 67SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo>
Con chuột ở hình 1 cần những yếu tố nào để sống và phát triển?
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 4 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh
Khởi động
Con chuột ở hình 1 cần những yếu tố nào để sống và phát triển?
Lời giải chi tiết:
Những yếu tố để con chuột ở hình 1 sống và phát triển là:
+ Nước.
+ Không khí.
+ Thức ăn.
+ Nhiệt độ môi trường phù hợp.
+ Ánh sáng mặt trời.
? mục 1 CH1
+ Quan sát các hình dưới đây và hoàn thành phiếu học tập theo gợi ý.
+ Dự đoán khả năng duy trì sự sống của các con chuột trong mỗi hình. Giải thích.
+ Để động vật có thể sống và phát triển, chúng cần những điều kiện sống nào?
Lời giải chi tiết:
Học sinh có thể tham khảo phiếu học tập sau:
Hình |
Nước |
Không khí |
Thức ăn |
Ánh sáng |
Nhận xét |
2 |
Có |
Có |
Có |
Có |
Điều kiện sống đầy đủ. |
3 |
Có |
Có |
Không |
Có |
Bị thiếu thức ăn. |
4 |
Có |
Không |
Có |
Có |
Bị thiếu không khí. |
5 |
Không |
Có |
Có |
Có |
Bị thiếu nước. |
6 |
Có |
Có |
Có |
Không |
Bị thiếu ánh sáng. |
Dựa vào phiếu học tập trên ta có thể dự đoán khả năng duy trì sự sống của các con chuột trong mỗi hình là:
+ Con chuột ở hình 2 sẽ sống và phát triển bình thường.
+ Con chuột ở hình 3 – 4 – 5 – 6, sẽ yếu dần đi và chết bởi không được cung cấp đầy đủ nước, không khí, thức ăn và ánh sáng mặt trời.
Từ đó, ta rút ra được kết luận: Để động vật có thể sống và phát triển chúng cần được cung cấp đầy đủ nước, không khí, thức ăn, ánh sáng và nhiệt độ môi trường phù hợp.
? mục 1 CH2
+ Điều gì sẽ xảy ra đối với những động vật trong hình 7 và hình 8?
+ Hãy lấy một số ví dụ về động vật cần nhiệt độ thích hợp để sống và phát triển.
Lời giải chi tiết:
- Hình 7: Con ngựa sống trong điều kiện lạnh giá, nếu nhiệt độ thấp vượt quá ngưỡng chịu đựng của con ngựa kéo dài thì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sống của con ngựa và có thể gây chết.
- Hình 8: Những con bò sống trong điều kiện nắng nóng, khô hạn kéo dài, nếu nhiệt độ môi trường cao vượt ngưỡng chịu đựng của con bò kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động sống của con bò và có thể gây chết.
- Những ví dụ về việc động vật cần nhiệt độ để sống và phát triển bình thường:
+ Chim cánh cụt sống ở những nơi có nhiệt độ môi trường thấp nên khi chuyển về nơi có nhiệt độ môi trường cao chúng cần phải có thời gian thích nghi.
+ Trâu, bò là loại chịu lạnh kém nên nếu sống ở những nơi có nhiệt độ thấp chúng sẽ yếu dần, thậm chí có thể chết.
? mục 1 LT
+ Kể một số ví dụ về không đảm bảo điều kiện sống của động vật xảy ra ở địa phương mà em biết.
+ Vì sao trong hồ nuôi tôm người ta thường gắn máy sục khí?
Lời giải chi tiết:
Một số ví dụ về việc không đảm bảo điều kiện sống của động vật xảy ra ở địa phương em là:
+ Gà con cần được sưởi ấm trong môi trường nhiệt độ cao để phát triển khỏe mạnh trước khi thả ra ngoài môi trường bình thường. Nhưng một số gia đình thì không che chắn, bật đèn sưởi để giữ ấm cho gà.
+ Mùa đông, bò không chịu được lạnh nhưng một số nhà chuồng trại còn sơ sài, không đủ giữ ấm cho bò.
+...
Trong hồ nuôi tôm, người ta thường gắn máy sục khí để đảm bảo cung cấp đầy đủ không khí cho tôm sống và phát triển.
? mục 2 CH1
Quan sát các hình dưới đây và trả lời câu hỏi:
+ Các con vật trong hình đang sử dụng những thức ăn nào? Thức ăn đó từ động vật hay thực vật?
+ Dựa vào loại thức ăn, có thể phân chia các động vật thành những nhóm nào?
+ Thức ăn của động vật khác với “thức ăn” của thực vật như thế nào?
Lời giải chi tiết:
Các con vật trong hình sử dụng những loại thức ăn là:
+ Hình 9: Thỏ ăn cà rốt
+ Hình 10: Dê ăn cỏ.
+ Hình 11: Cá mập ăn cá con.
+ Hình 12: Rắn ăn cóc, nhái.
+ Hình 13a: Gà ăn thóc.
+ Hình 13b: Gà ăn giun.
Những thức ăn trên vừa là thức ăn từ động vật, vừa là thức ăn từ thực vật.
Dựa vào loại thức ăn, có thể phân chia các động vật thành những nhóm sau:
+ Động vật ăn thực vật.
+ Động vật ăn động vật.
+ Động vật ăn cả thực vật và động vật.
Thức ăn của động vật khác với “thức ăn” của thực vật là:
+ Thực vật có thể tự tổng hợp chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể.
+ Động vật cần nguồn thức ăn từ thực vật, động vật khác để sống và phát triển.
? mục 2 LT
+ Sưu tầm tranh, ảnh một số động vật và nói với bạn về thức ăn của chúng.
+ Xếp hình ảnh động vật sưu tầm được vào các nhóm động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật và động vật ăn cả thực vật và động vật.
+ Chia sẻ với bạn về sản phẩm của nhóm em.
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu động vật thiếu nguồn thức ăn trong một thời gian dài?
Lời giải chi tiết:
+ Một số tranh ảnh về động vật ,nguồn thức ăn của nó và phân loại nhóm động vật.
Tên động vật |
Tranh ảnh |
Thức ăn |
NHÓM ĐỘNG VẬT ĂN THỰC VẬT |
||
Voi |
|
Cỏ, lá cây,.. |
Thỏ |
|
Cà rốt, su hào, bắp cải,... |
NHÓM ĐỘNG VẬT ĂN THỊT |
||
Hổ |
|
Thịt các loài động vật khác. |
Cá mập |
|
Các loại cá nhỏ và động vật. |
NHÓM ĐỘNG VẬT ĂN TẠP |
||
Mèo |
|
Cá, thịt, pate, rau củ. |
Gà |
|
Rau, giun, côn trùng,... |
+ Nếu động vật thiếu nguồn thức ăn trong một thời gian dài nó sẽ bị đói, thiếu chất dinh dưỡng để nuôi sống cơ thể. Từ đó nó sẽ yếu dần đi thậm chí là chết nếu không có thức ăn để phục hồi cơ thể.
? mục 3 CH1
+ Theo em, trong quá trình sống động vật cần lấy vào cơ thể và thải ra môi trường những gì?
+ Ghép đúng các thẻ chữ vào sơ đồ sau:
Lời giải chi tiết:
+ Theo em, trong quá trình sống, động vật cần lấy nước, thức ăn và khí ô – xi để sống và phát triển. Qua quá trình tiêu hóa và hô hấp, chúng thải ra môi trường khí các – bô – nic, chất thải và nước tiểu.
+ Học sinh có thể tham khảo sơ đồ sau:
? mục 3 LT
Vẽ sơ đồ mô tả sự trao đổi chất ở một con vật mà em yêu thích.
Lời giải chi tiết:
+ Học sinh tự thực hiện vẽ sơ đồ mô tả sự trao đổi chất dựa trên sơ đồ ở câu hỏi trên.
+ Học sinh có thể tham khảo sơ đồ sau:
? mục 3 VD
Quan sát bể cá cảnh ở hình 23 và trả lời các câu hỏi:
+ Việc trồng thêm rong hoặc cây thủy sinh trong bể cá cảnh có tác dụng gì?
+ Vì sao cần đèn chiếu sáng cho bể cá cảnh?
+ Vì sao cần phải lắp máy sục khí ô – xi cho bể cá cảnh?
+ Nếu không cho cá ăn thì các con cá trong bể sẽ như thế nào? Giải thích.
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu không thường xuyên thay nước cho bể cá?
Lời giải chi tiết:
+ Việc trồng thêm rong hoặc cây thủy sinh trong bể cá cảnh có tác dụng giúp bổ sung thêm khí ô – xi cho môi trường nước vì rong hoặc cây thuỷ tinh có khả năng quang hợp và thải ra môi trường nước khí ô – xi. Ngoài ra, cây thuỷ sinh hoặc rong làm trong lành môi trường nước trong bể cá do chúng sử dụng chất thải của cá làm nguồn dinh dưỡng cho quá trình sống và phát triển.
+ Cần đèn chiếu sáng cho bể cá cảnh để cung cấp đủ ánh sáng cho rong hoặc cây thuỷ sinh quang hợp, đặc biệt cần thiết với các bể cá cảnh trong nhà bị thiếu ánh sáng mặt trời.
+ Cần phải lắp máy sục khí ô – xi cho bể cá cảnh để cung cấp ô – xi cho cá sống và phát triển.
+ Nếu không cho cá ăn thì các con cá trong bể sẽ không có chất dinh dưỡng để sống và phát triển. Nếu không cho cá ăn trong một thời gian dài thì cá sẽ chết. Vì bể cá cảnh là môi trường nhân tạo, không có sẵn nguồn thức ăn tự nhiên. Nếu không bổ sung thức ăn, cá trong bể sẽ thiếu thức ăn và dẫn đến chết nếu kéo dài tình trạng này.
+ Nếu không thường xuyên thay nước cho bể cá thì bể cá sẽ bị bẩn do chất thải của cá, do thức ăn thừa lâu ngày sẽ làm ô nhiễm môi trường nước trong bể cá
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 32. Ôn tập chủ đề Sinh vật và môi trường trang 122 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo
- Bài 31. Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn trang 117, 118, 119, 120, 121 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo
- Bài 30. Chuỗi thức ăn trong tự nhiên trang 113, 114, 115, 116 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo
- Bài 29. Ôn tập chủ đề con người và sức khỏe trang 111 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo
- Bài 28. Phòng tránh đuối nước trang 107, 108, 109, 110 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo
- Bài 32. Ôn tập chủ đề Sinh vật và môi trường trang 122 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo
- Bài 31. Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn trang 117, 118, 119, 120, 121 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo
- Bài 30. Chuỗi thức ăn trong tự nhiên trang 113, 114, 115, 116 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo
- Bài 29. Ôn tập chủ đề con người và sức khỏe trang 111 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo
- Bài 28. Phòng tránh đuối nước trang 107, 108, 109, 110 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo