Bài 1. Một số tính chất và vai trò của nước trang 6, 7, 8, 9 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo>
Hằng ngày, gia đình em sử dụng nước vào những việc gì?
Khởi động
Hằng ngày, gia đình em sử dụng nước vào những việc gì?
Phương pháp giải:
Học sinh trả lời theo hiểu biết của bản thân.
Lời giải chi tiết:
Hằng ngày, gia đình em sử dụng nước vào những việc như:
+ Nấu ăn.
+ Rửa bát đũa, thức ăn.
+ Tưới cây.
+ Tắm gội.
+ Giặt quần áo.
+ Lau dọn nhà cửa.
+ Uống
? mục 1 CH1
Quan sát hình và trả lời các câu hỏi để hoàn thành bảng ở cuối trang.
+ Em nhìn thấy rõ trái cây trong cốc nước (hình 1a) hay cốc sữa (hình 1b)? Vì sao?
+ Có một cốc chứa nước đun sôi để nguội, một cốc chứa sữa và một cốc chứa giấm. Làm thế nào em nhận biết được cốc chứa nước, cốc chứa sữa và cốc chứa giấm?
+ Khi lần lượt rót cùng một lượng nước (hoặc sữa, hoặc giấm) vào mỗi vật dụng ở hình 2a, 2b và 2c, em nhận thấy nước, sữa và giấm có hình dạng như thế nào? Em rút ra kết luận gì về hình dạng của nước, sữa và giấm?
Phương pháp giải:
Học sinh làm thí nghiệm theo hướng dẫn.
Lời giải chi tiết:
+ Em nhìn thấy rõ trái cây trong cốc nước (hình 1a) bởi vì nước không có màu, trong suốt nên em có thể dễ dàng nhìn thấy trái cây ở bên trong cốc.
+ Để nhận biết được cốc chứa nước, cốc chứa sữa và cốc chứa giấm em sẽ làm như sau: Trước tiên, quan sát xem cốc nào có màu trắng đục thì cốc đó là cốc chứa sữa. Sau đó hai cốc còn lại em sẽ nếm thử vị, cốc nào không có vị sẽ là cốc chứa nước, cốc nào có vị chua sẽ là cốc chứa giấm.
+ Khi lần lượt rót cùng một lượng nước (hoặc sữa, hoặc giấm) vào mỗi vật dụng ở hình 2a, 2b và 2c, em nhận thấy nước, sữa và giấm có hình dạng giống như bình chứa. Như vậy, em rút ra được kết luận rằng: Nước, giấm và sữa đều không có hình dạng nhất định.
+ Từ đó, em hoàn thành bảng sau:
? mục 1 CH2
a. Thí nghiệm: “Nước hòa tan một số chất”
Chuẩn bị: Một thìa cát sạch, một thìa đường, một thìa muối, ba cốc trong suốt đựng nước.
Thực hiện: Cho cát sạch vào cốc thứ nhất, đường vào cốc thứ hai, muối vào cốc thứ ba. Quan sát cát, đường và muối trong mỗi cốc. Khuấy đều nước trong mỗi cốc.
Thảo luận:
+ Quan sát và nhận xét cát, đường, muối trong mỗi cốc sau khi khuấy nước.
+ Kết luận về tính hòa tan của nước.
b. Quan sát các hình và trả lời câu hỏi:
+ Trong hình 3, nước chảy ra từ cống thoát nước và trên mặt đất như thế nào?
+ Trong hình 4, nước thấm qua khăn vải hay mặt bàn?
Phương pháp giải:
Quan sát tranh và trả lời.
Lời giải chi tiết:
a.
+ Nhận xét cát, muối, đường trong mỗi cốc sau khi khuấy nước là:
-
Ở cốc thứ nhất, cát sạch không bị hòa tan vào nước
-
Ở cốc thứ hai đường bị hòa tan vào nước; ở cốc thứ ba muối cũng bị hòa tan vào nước.
+ Em rút ra được kết luận về tính hòa tan của nước là: Nước có thể hòa tan được đường và muối nhưng không thể hòa tan được cát.
b.
+ Trong hình 3, nước chảy ra từ cống thoát nước theo chiều từ trên cao xuống thấp và nước chảy lan ra mọi phía trên mặt đất.
+ Trong hình 4, nước thấm qua khăn vải nhưng không thấm được qua mặt bàn.
? mục 1 LT
Em rút ra kết luận chung gì về những tính chất của nước?
Phương pháp giải:
Từ những thí nghiệm bên trên rút ra kết luận.
Lời giải chi tiết:
Em rút ra được những kết luận chung về tính chất của nước là:
+ Nước là chất lỏng không màu, không mùi, không vị và vô định hình.
+ Nước hòa tan được muối, đường,...
+ Nước chảy từ trên cao xuống thấp và chảy lan ra khắp mọi phía.
+ Nước có thể thấm qua vải, giấy,... nhưng không thấp được qua ni lông, sắt...
? mục 1 VD
+ Khi trời mưa, chúng ta cần mặc loại trang phục gì để tránh mưa? Vì sao?
+ Vì sao mái nhà được làm dốc như hình 5?
Lời giải chi tiết:
+ Khi trời mưa, chúng ta cần mặc quần áo mưa (những trang phục bằng ni – lông, cao su …) bởi nước thì không thể thấm được qua ni – lông hay cao su ...
+ Mái nhà được làm dốc như hình 5 bởi tính chất của nước là chảy từ trên cao xuống thấp, vì vậy khi làm mái nhà dốc nước mưa sẽ không đọng lại trên mái nhà mà chảy xuống phía dưới.
? mục 2 CH1
Quan sát các hình dưới đây và trả lời câu hỏi:
+ Nước có vai trò gì đối với sinh hoạt hàng ngày của con người?
+ Hãy kể tên những hoạt động có sử dụng nước trong gia đình em.
+ Nước cần thiết như thế nào đối với đời sống thực vật và động vật?
+ Nước cần thiết như thế nào trong hoạt động sản xuất và dịch vụ?
Lời giải chi tiết:
+ Nước có vai trò vô cùng quan trọng trong sinh hoạt hàng ngày của con người: nước dùng để uống, vệ sinh cá nhân, nấu ăn, giặt đồ …
+ Những hoạt động có sử dụng nước trong gia đình em đó là: Dùng để nấu ăn, uống nước; để giặt quần áo; để tắm và vệ sinh cá nhân; để tưới cây;...
+ Nước rất cần thiết với đời sống thực vật và động vật bởi cây cối cần được tưới đủ nước để tươi tốt và phát triển, động vật cần nước uống hàng ngày để duy trì sự sống.
+ Nước cần thiết trong hoạt động sản xuất và dịch vụ bởi nước dùng để tưới tiêu và tạo ra nguồn điện hoặc để phát triển du lịch.
? mục 2 LT
Ở địa phương em, nước được sử dụng trong những hoạt động sản xuất hoặc dịch vụ nào?
Lời giải chi tiết:
Ở địa phương em, nước được sử dụng để:
+ Tưới cây, tưới hoa, trồng lúa nước.
+ Làm bể cá cảnh, ao sen, đài phun nước để thu hút khách du lịch.
+ Làm bể bơi nhân tạo.
? mục 2 VD
Ở một số tỉnh vùng Tây Bắc của Việt Nam, bánh xe nước được dùng để dẫn nước tưới trong sản xuất nông nghiệp. Theo em, bánh xe quay được nhờ sử dụng tính chất nào của nước?
Lời giải chi tiết:
Theo em, bánh xe quay được nhờ vào tính chất chảy từ cao xuống thấp của nước và tính không thấm đối với các loại vật liệu kim loại.
- Bài 2. Sự chuyển thể của nước trang 10, 11, 12, 13 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo
- Bài 3. Ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước trang 14, 15, 16, 17, 18 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo
- Bài 4. Thành phần và tính chất của không khí trang 19, 20, 21, 22, 23, 24 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo
- Bài 5. Gió, bão trang 25, 26, 27, 28 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo
- Bài 6. Ô nhiễm không khí và môi trường không khí trang 29, 30, 31, 32 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 32. Ôn tập chủ đề Sinh vật và môi trường trang 122 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo
- Bài 31. Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn trang 117, 118, 119, 120, 121 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo
- Bài 30. Chuỗi thức ăn trong tự nhiên trang 113, 114, 115, 116 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo
- Bài 29. Ôn tập chủ đề con người và sức khỏe trang 111 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo
- Bài 28. Phòng tránh đuối nước trang 107, 108, 109, 110 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo
- Bài 32. Ôn tập chủ đề Sinh vật và môi trường trang 122 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo
- Bài 31. Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn trang 117, 118, 119, 120, 121 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo
- Bài 30. Chuỗi thức ăn trong tự nhiên trang 113, 114, 115, 116 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo
- Bài 29. Ôn tập chủ đề con người và sức khỏe trang 111 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo
- Bài 28. Phòng tránh đuối nước trang 107, 108, 109, 110 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo