Bài 25. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc trang 82, 83, 64, 85 SBT Địa lí 11 Chân trời sáng tạo>
Các vùng biển như biển Hoa Đông, Hoàng Hải thuộc đại dương nào dưới đây?
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Câu 1 1
Các vùng biển như biển Hoa Đông, Hoàng Hải thuộc đại dương nào dưới đây?
A. Thái Bình Dương.
B. Ấn Độ Dương.
C. Đại Tây Dương.
D. Bắc Băng Dương.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A
Câu 1 2
Dựa vào hình 25.1 SGK trang 134, cho biết phía bắc Trung Quốc tiếp giáp với quốc gia nào dưới đây.
A. Nhật Bản.
B. Mông Cổ.
C. Liên bang Nga.
D. Việt Nam.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: B
Câu 1 3
Dựa vào hình 25.1 SGK trang 134, cho biết các hoang mạc lớn ở Trung Quốc phân bố chủ yếu ở khu vực nào.
A. Đông Bắc.
B. Tây Nam.
C. Tây Bắc.
D. Đông Nam.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: C
Câu 1 4
Ý nào dưới đây đúng khi nói về khí hậu của Trung Quốc?
A. Kiểu khí hậu núi cao có đặc trưng là tuyết phủ quanh năm.
B. Khí hậu miền Đông ôn hoà hơn so với miền Tây.
C. Miền Tây có khí hậu gió mùa, miền Đông có khí hậu hải dương.
D. Phần lớn lãnh thổ Trung Quốc có khí hậu cận nhiệt đới.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: B
Câu 1 5
Các làng xã ở nông thôn của Trung Quốc có nhiều thay đổi tích cực chủ yếu do
A. chú trọng đào tạo lao động nông thôn.
B. chính sách công nghiệp hoá nông thôn.
C. thị trường hàng hoá được mở rộng.
D. tăng cường đầu tư phát triển giáo dục.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: B
Câu 2
Nối các ý ở cột A với các ý ở cột B cho phù hợp về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ở miền Đông và miền Tây Trung Quốc:
Lời giải chi tiết:
Ghép các thông tin theo thư tự sau:
1-a, c, e, g
2-b, d
Câu 3
Gạch dưới chữ (Đ) ứng với câu đúng hoặc (S) ứng với câu sai. Hãy sửa lại các câu sai:
1. Địa hình của Trung Quốc có hướng cao dần từ đông sang tây. (Đ/S)
→ Sửa lại:
2. Dãy Hi-ma-lay-a trải rộng trên lãnh thổ 5 quốc gia là Trung Quốc, Ấn Độ, Nê-pan, Bu-tan và Cư-rơ-gư-xtan (Kyrgyzstan). (Đ/S)
→ Sửa lại:
3. Đồng bằng Hoa Bắc và Hoa Trung lần lượt được bồi tụ bởi phù sa sông Hoàng Hà và Trường Giang. (Đ/S)
→ Sửa lại:
4. Miền Tây Trung Quốc có đất đai màu mỡ, phi nhiều, thuận lợi cho canh tác nông nghiệp. (Đ/S)
→ Sửa lại:
5. Phần lớn các sông ở Trung Quốc đều bắt nguồn từ miền núi phía tây và chảy ra các biển ở phía đông. (Đ/S)
→ Sửa lại:
6. Các hồ của Trung Quốc có giá trị thuỷ lợi nhưng ít có giá trị về du lịch. (Đ/S)
→ Sửa lại:
7. Trung Quốc có trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên hàng đầu thế giới. (Đ/S)
→ Sửa lại:
Lời giải chi tiết:
1. Đ
2. S → Sửa lại: Dãy Hi-ma-lay-a trải rộng trên lãnh thổ 5 quốc gia là Trung Quốc, Ấn Độ, Nê-pan, Bu-tan và Pa-ki-xtan
3. Đ
4. S → Sửa lại: MiềN Đông Trung Quốc có đất đai màu mỡ, phi nhiều, thuận lợi cho canh tác nông nghiệp.
5. Đ
6. S → Sửa lại: Các hồ của Trung Quốc không chỉ có giá trị thuỷ lợi mà còn có giá trị về du lịch. (Đ/S)
7. Đ
Câu 4
Dựa vào hình 25.3 SGK trang 137, hãy thực hiện các yêu cầu dưới đây:
1. Nhận xét đặc điểm phân bố dân cư ở Trung Quốc, năm 2020.
2. Kể tên các đô thị có quy mô dân số từ 5 triệu người trở lên ở Trung Quốc, năm 2020.
Lời giải chi tiết:
♦ Yêu cầu số 1: Phân bố dân cư của Trung Quốc có sự chênh lệch giữa miền Đông và miền Tây. Miền Đông chiếm khoảng ½ diện tích lãnh thổ nhưng tập trung đến 90% dân cư sinh sống, miền Tây có dân cư thưa thớt, nhiều nơi có mật độ dân số dưới 10 người/km2.
♦ Yêu cầu số 2: Các đô thị có quy mô dân số từ 5 triệu người trở lên ở Trung Quốc, năm 2020: Cáp Nhĩ Tân, Thẩm Dương, Đại Liên, Thanh Đảo, Tề Nam, Trịnh Châu, Tây An, Nam Kinh, Hàng Châu, Thanh Đảo, Vô Tích, Đông Hoàn, Hồng Công, Phật Sơn, Thành Đô, Trùng Khánh, Bắc Kinh,, Thiên Tân, Thượng Hải, Quảng Châu, Thâm Quyến.
Câu 5
Dựa vào hình 25.4 SGK trang 137, hãy nhận xét quy mô và tỉ lệ gia tăng dân số của Trung Quốc, giai đoạn 1990-2020:
Lời giải chi tiết:
Nhận xét: Giai đoạn 1990-2020, quy mô dân số của Trung Quốc không ngừng tăng qua các năm, từ 1176,9 triệu người (1990) lên 1439,3 triệu người (2020), tăng khoảng 1,22 lần. Tuy nhiên, 30 năm qua, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của Trung Quốc giảm xuống liên tục, từ 1,82% xuống còn 0,39%.
Câu 6
Sưu tầm thông tin và viết một bài giới thiệu về một di sản thế giới của Trung Quốc đã được UNESCO công nhận theo các gợi ý dưới đây:
- Tên di sản (tham khảo hình 25)
- Vị trí (thuộc thành phố hoặc tỉnh)
- Loại di sản
- Thời gian được UNESCO công nhận.
- Đặc điểm nổi bật của di sản
Lời giải chi tiết:
Tô Châu Viên Lâm là một kiến trúc lâm viên nằm tại nội thành Tô Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, là một trong những di sản thế giới đầy quyến rũ và đáng trải nghiệm. Được UNESCO công nhận vào năm 1997, nó đại diện cho một phần quan trọng trong di sản văn hóa của Trung Quốc và là một ví dụ xuất sắc về kiến trúc cảnh quan và thiết kế vườn độc đáo của người Trung Quốc.
Tô Châu Viên Lâm nổi tiếng với các vườn và hồ, tạo nên một cảnh quan tương đối phức tạp và tinh tế. Nhiều khu vườn đã tồn tại hàng trăm năm và được xây dựng vào thời kỳ đường thi của Trung Quốc. Các kiến trúc và thiết kế của vườn này phản ánh sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên, với các hồ, cầu, đá, cây cỏ và các phần trang trí khác tạo nên một môi trường tĩnh lặng và thư giãn. Các vườn này có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và truyền thống kiến thức về nghệ thuật cảnh quan và thiết kế vườn trong văn hóa Trung Quốc.
- Bài 26. Kinh tế Trung Quốc trang 86, 87,88, 89 SBT Địa lí 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 27. Thực hành: Tìm hiểu sự thay đổi của nền kinh tế tại vùng duyên hải Trung Quốc trang 90 SBT Địa lí 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 28. Thực hành: Tìm hiểu về kinh tế Ô-xtrây-li-a trang 91, 92, 93 SBT Địa lí 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 29. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Cộng hoà Nam Phi trang 94, 95, 96, 97 SBT Địa lí 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 30. Kinh tế Cộng hoà Nam Phi trang 98, 99 SBT Địa lí 11 Chân trời sáng tạo
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 24. Thực hành: Tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại Nhật Bản trang 80,81 SBT Địa lí 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 30. Kinh tế Cộng hoà Nam Phi trang 98, 99 SBT Địa lí 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 29. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Cộng hoà Nam Phi trang 94, 95, 96, 97 SBT Địa lí 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 28. Thực hành: Tìm hiểu về kinh tế Ô-xtrây-li-a trang 91, 92, 93 SBT Địa lí 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 27. Thực hành: Tìm hiểu sự thay đổi của nền kinh tế tại vùng duyên hải Trung Quốc trang 90 SBT Địa lí 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 24. Thực hành: Tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại Nhật Bản trang 80,81 SBT Địa lí 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 30. Kinh tế Cộng hoà Nam Phi trang 98, 99 SBT Địa lí 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 29. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Cộng hoà Nam Phi trang 94, 95, 96, 97 SBT Địa lí 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 28. Thực hành: Tìm hiểu về kinh tế Ô-xtrây-li-a trang 91, 92, 93 SBT Địa lí 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 27. Thực hành: Tìm hiểu sự thay đổi của nền kinh tế tại vùng duyên hải Trung Quốc trang 90 SBT Địa lí 11 Chân trời sáng tạo