Bài 23. Kinh tế Nhật Bản trang 76, 77, 78, 79 SBT Địa lí 11 Chân trời sáng tạo>
Ý nào dưới dày không phải nguyên nhân dẫn đến sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1952 – 1973?
Câu 1 1
Ý nào dưới dày không phải nguyên nhân dẫn đến sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1952 – 1973?
A. Nguồn lao động có trình độ tay nghề cao, tận tuỵ với công việc; học hỏi và ứng dụng nhanh chóng những tiến bộ khoa học - kĩ thuật.
B. Duy trì cấu trúc kinh tế hai tầng, vừa phát triển các công ty lớn có công nghệ tiên tiến, vốn đầu tư lớn vừa phát triển các công ty nhỏ, truyền thống.
C. Mở rộng thị trường trong nước và đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài, đồng thời sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư.
D. Đẩy mạnh khai thác tài nguyên khoáng sản đề xuất khẩu thu ngoại tệ, thu hút lao động có trình độ từ các quốc gia khác.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: D
Câu 1 2
Trong cơ cấu GDP của Nhật Bản (năm 2020), khu vực chiếm tỉ trọng lớn nhất là
A. nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản.
B. công nghiệp, xây dựng.
C. dịch vụ.
D. thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: C
Câu 1 3
Ý nào dưới đây không đúng với đặc điểm ngành công nghiệp Nhật Bản?
A. Là nước có ngành công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới.
B. Cơ cấu ngành đơn giản, chủ yếu là ngành truyền thống.
C. Ngành công nghiệp đóng góp khoảng 29% trong cơ cấu GDP (năm 2020).
D. Tập trung phát triển các ngành công nghệ và kĩ thuật cao.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: B
Câu 1 4
Ngành công nghiệp nào được xem là ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhật Bản?
A. Sản xuất ô tô.
B. Sản xuất hàng tiêu dùng.
C. Điện tử – tin học.
D. Sản xuất rô-bốt.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: D
Câu 1 5
Dựa vào hình 23.3 SGK trang 125, cho biết các trung tâm công nghiệp của Nhật Bản tập trung chủ yếu trên đảo nào.
A. Hô-cai-đô.
B. Hôn-su.
C. Xi-cô-cư.
D. Kiu-xiu.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: B
Câu 1 6
Ý nào dưới đây không đúng với đặc điểm ngành nông nghiệp Nhật Bản?
A. Nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu GDP.
B. Hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu là các trang trại có quy mô lớn.
C. Nông nghiệp phát triển theo hướng ứng dụng công nghệ cao.
D. Sử dụng ít lao động, đạt năng suất và chất lượng cao.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: B
Câu 1 7
Thị trường khách du lịch quốc tế đến Nhật Bản chủ yếu từ các nước thuộc
A. châu Âu.
B. châu Á.
C. châu Mỹ.
D. châu Đại Dương.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: B
Câu 2
Điền các từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….....) để hoàn thành đoạn thông tin dưới đây:
Nhật Bản có ngành công nghiệp phát triển…………….. thế giới, đóng góp khoảng 29% trong cơ cấu GDP (năm 2020). Ngành công nghiệp của Nhật Bản có…………….. để phát triển như lực lượng lao động…………….. cao, công nghệ hiện đại, thị trường tiêu thụ lớn, ... Cơ cấu ngành công nghiệp rất…………….., trong đó công nghiệp chế tạo là ngành giữ vị trí quan trọng là chiếm khoảng 40% tổng giá trị hàng công nghiệp…………….. của Nhật Bản. Hiện nay, Nhật Bản tập trung phát triển các ngành …………….. và …………….. cao, một số sản phẩm nổi bật trên thế giới như ô tô, rô-bốt, chất bán dẫn, dụng cụ quang học, hoá dược phẩm,...
Lời giải chi tiết:
Nhật Bản có ngành công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới, đóng góp khoảng 29% trong cơ cấu GDP (năm 2020). Ngành công nghiệp của Nhật Bản có thế mạnh để phát triển như lực lượng lao động có trình độ cao, công nghệ hiện đại, thị trường tiêu thụ lớn, ... Cơ cấu ngành công nghiệp rất đa dạng, trong đó công nghiệp chế tạo là ngành giữ vị trí quan trọng là chiếm khoảng 40% tổng giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu của Nhật Bản. Hiện nay, Nhật Bản tập trung phát triển các ngành công nghệ và kĩ thuật cao, một số sản phẩm nổi bật trên thế giới như ô tô, rô-bốt, chất bán dẫn, dụng cụ quang học, hóa dược phẩm,...
Câu 3
Dựa vào hình 23.3 SGK trang 125, hãy điền tên các trung tâm công nghiệp, ngành công nghiệp chính của Nhật Bản vào bảng dưới đây:
Lời giải chi tiết:
Đảo |
Trung tâm công nghiệp |
Các ngành công nghiệp chính |
Hô-cai-đô |
Xáp-pô-rô, Cu-si-rô, Mu-rô-ran |
Cơ khí, hóa chất. đóng tàu, thực phẩm, luyện kim đen, gỗ, giấy,… |
Hôn-su |
Tô-ky-ô, Y-ô-cô-ha-ma, Na-gôi-a, Tô-ya-ma, Cô-bê, Ô-xa-ca,… |
Đóng tàu, hóa chất, luyện kim đen, cơ khí, điện tử - tin học, thực phẩm, xản xuất ô tô, hóa dầu,… |
Xi-cô-cư |
Phu-cu-ya-ma, Hi-rô-si-ma, Cô-chi |
Hóa dầu, luyện kim đen, thực phẩm, cơ khí, thực phẩm |
Kiu-xiu |
Ô-i-ta, Phu-cu-ô-ca, Na-ga-xa-ki, Ki-ta-kiu-su |
Điện tử - tin học, cơ khí, luyện kim đen, hóa chất, thực phẩm,… |
Câu 4
Nối các ý ở cột A với các ý ở cột B cho phù hợp về đặc điểm phát triển của ngành nông nghiệp Nhật Bản:
Lời giải chi tiết:
1-d,h |
2 –c,g |
3-b,e |
4 - a |
Câu 5
Hoàn thành thông tin về hoạt động xuất, nhập khẩu của Nhật Bản vào sơ đồ dưới đây:
Lời giải chi tiết:
- Xuất khẩu:
+ Sản phẩm: xe có động cơ, linh kiện và phụ tùng ô tô, hóa chất, sản phẩm và linh kiện điện tử - điện thoại, máy móc và thiết bị cơ khí, tàu biển.
+ Bạn hàng chính: Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, Hàn Quốc, Thái Lan,..
- Nhập khẩu:
+ Sản phẩm: nhiên liệu, thực phẩm, hóa chất, hàng dệt may, nguyên liệu thô,...
+ Bạn hàng chính: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, A-rập Xê-út, Thái Lan,...
Câu 6
Xác định thông tin đúng hoặc sai bằng cách đánh dấu (X) vào ô tương ứng:
Thông tin |
Đúng |
Sai |
1. Giao thông vận tải ở Nhật Bản phát triển nhanh, chất lượng tốt, áp dụng công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới. |
|
|
2. Giao thông vận tải đường bộ chiếm ưu thế trong vận tải hành khách nội địa của Nhật Bản. |
|
|
3. Mạng lưới đường sắt phân bố tập trung ở các thành phố lớn và các vùng đô thị của Nhật Bản, nổi tiếng là hệ thống tàu cao tốc Sin-can-sen. |
|
|
4. Giao thông vận tải đường sắt và đường biển đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hàng hoá của Nhật Bản. |
|
|
5. Giao thông vận tải đường hàng không ở Nhật Bản chủ yếu phục vụ cho nhu cầu đi lại giữa các vùng trong nước. |
|
|
Lời giải chi tiết:
Thông tin |
Đúng |
Sai |
1. Giao thông vận tải ở Nhật Bản phát triển nhanh, chất lượng tốt, áp dụng công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới. |
x |
|
2. Giao thông vận tải đường bộ chiếm ưu thế trong vận tải hành khách nội địa của Nhật Bản. |
|
x |
3. Mạng lưới đường sắt phân bố tập trung ở các thành phố lớn và các vùng đô thị của Nhật Bản, nổi tiếng là hệ thống tàu cao tốc Sin-can-sen. |
x |
|
4. Giao thông vận tải đường sắt và đường biển đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hàng hoá của Nhật Bản. |
|
x |
5. Giao thông vận tải đường hàng không ở Nhật Bản chủ yếu phục vụ cho nhu cầu đi lại giữa các vùng trong nước. |
|
x |
Câu 7
Hoàn thành thông tin về các vùng kinh tế của Nhật Bản vào sơ đồ dưới đây:
Lời giải chi tiết:
- Bài 24. Thực hành: Tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại Nhật Bản trang 80,81 SBT Địa lí 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 25. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc trang 82, 83, 64, 85 SBT Địa lí 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 26. Kinh tế Trung Quốc trang 86, 87,88, 89 SBT Địa lí 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 27. Thực hành: Tìm hiểu sự thay đổi của nền kinh tế tại vùng duyên hải Trung Quốc trang 90 SBT Địa lí 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 28. Thực hành: Tìm hiểu về kinh tế Ô-xtrây-li-a trang 91, 92, 93 SBT Địa lí 11 Chân trời sáng tạo
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 24. Thực hành: Tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại Nhật Bản trang 80,81 SBT Địa lí 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 30. Kinh tế Cộng hoà Nam Phi trang 98, 99 SBT Địa lí 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 29. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Cộng hoà Nam Phi trang 94, 95, 96, 97 SBT Địa lí 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 28. Thực hành: Tìm hiểu về kinh tế Ô-xtrây-li-a trang 91, 92, 93 SBT Địa lí 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 27. Thực hành: Tìm hiểu sự thay đổi của nền kinh tế tại vùng duyên hải Trung Quốc trang 90 SBT Địa lí 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 24. Thực hành: Tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại Nhật Bản trang 80,81 SBT Địa lí 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 30. Kinh tế Cộng hoà Nam Phi trang 98, 99 SBT Địa lí 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 29. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Cộng hoà Nam Phi trang 94, 95, 96, 97 SBT Địa lí 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 28. Thực hành: Tìm hiểu về kinh tế Ô-xtrây-li-a trang 91, 92, 93 SBT Địa lí 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 27. Thực hành: Tìm hiểu sự thay đổi của nền kinh tế tại vùng duyên hải Trung Quốc trang 90 SBT Địa lí 11 Chân trời sáng tạo