Tổng hợp 5 đề kiểm tra giữa học kì 2 Văn 7 kết nối tri thức có đáp án

Tải về

Tổng hợp 5 đề kiểm tra giữa học kì 2 Văn 7 kết nối tri thức có đáp án

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề 1

PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Quan sát hình ảnh và trả lời các câu hỏi:

 

Câu 1. Quan sát hình ảnh và nối cột A với cột B cho phù hợp với tên truyện sao cho phù hợp:

Cột A – hình ảnh

Cột B – tên truyện

1. Hình 1

a. Thỏ và Rùa

2. Hình 2

b. Đeo nhạc cho mèo

3. Hình 3

c. Con cáo và chùm nho

4. Hình 4

d. Ếch ngồi đáy giếng

Câu 2. Các truyện có hình ảnh minh họa vừa đề cập ở Câu 1 thuộc thể loại nào?

A. Truyện ngụ ngôn

B. Truyện cổ tích

C. Truyền thuyết

D. Truyện khoa học viễn tưởng

Câu 3. Con vật nào trong các hình ảnh trên thường mang tuyến nhân vật ác?

A. Con cáo

B. Con mèo

C. Con ếch

D. Con thỏ

Câu 4. Ở hình 2 bầu trời qua miệng giếng trong quan sát và suy nghĩ của ếch “chỉ bé bằng…”.

Hãy lựa chọn từ ngữ thích hợp trong các từ sau để hoàn thiện đúng suy nghĩ của ếch.

A. Chiếc lá

B. Chiếc vung

C. Bàn tay

D. Miệng bát

Câu 5. Ở hình 3, thỏ vốn nhanh nhẹn, rùa vốn chậm chạp, nhưng khi thi chạy thì rùa lại là người giành chiến thắng. Nguyên nhân vì sao?

A. Vì thỏ chủ quan, lơ là, khinh địch

B. Vì rùa được nhiều người trợ giúp

C. Vì rùa kiên trì, chăm chỉ, nỗ lực

D. A và C đúng

Câu 6. Chi tiết hình ảnh minh họa trong Hình 4 thể hiện điều gì?

A. Khắc họa sự hung dữ của mèo

B. Chế giễu sự hèn nhát của lũ chuột

C. Sự thân thiện gần gũi của mèo và chuột

D. Sự thông minh của đàn chuột

Câu 7. Bài học nào sau đây đúng với câu chuyện được minh họa ở Hình 2?

A. Không nên chủ quan kiêu ngạo, coi thường những người xung quanh; cần phải khiêm tốn học hỏi, khám phá thế giới

B. Cuộc sống phải biết nhường nhịn nhau

C. Cần phải biết kiên trì không được chủ quan

D. Khuyên người ta nên từ bỏ những thứ không thuộc về mình cho dù cố gắng đến mấy để đạt được

Câu 8. Tìm một thành ngữ phù hợp với nội dung của một trong các truyện có hình ảnh minh họa trên đây, giải nghĩa thành ngữ đó.

PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1. Chỉ ra và giải nghĩa thành ngữ trong các câu sau:

a. Rồi đến chiều, tự nhiên chị thấy máy mắt thì đâm lo thành ra ruột nóng như cào 

b. Giấy tờ ai dám đưa cho ông cụ ruột để ngoài da ấy

c. Thật không muốn có chuyện lôi thôi trong nhà đành nhiều khi phải nhắm mắt làm ngơ

d. Tất cả những cái đó cám dỗ tôi hơn là quy tắc về phân từ; nhưng tôi cưỡng lại được, và ba chân bốn cẳng chạy đến trường.

Câu 2. Tục ngữ có câu: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn, em hãy viết bài văn nghị luận thể hiện sự tán thành của mình về câu tục ngữ trên.

Đề 2

PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

[…]

- Thưa ngài giáo sư, ngài hãy nhìn xem biển có phải là một sinh vật không? Biển lúc thì giận dữ, khi thì dịu hiền. Ban đêm biển cũng ngủ như chúng ta và giờ đây đang tỉnh dậy, khoan khoái sau một giấc ngủ ngon! Nê-mô chẳng chào hỏi gì. Hình như con người bí hiểm này đang tiếp tục một câu chuyện bị bỏ dở. Ông ta nói:

- Giáo sư nhìn xem: đại dương tỉnh giấc dưới ánh nắng dịu hiền. Nó bắt đầu cuộc sống ban ngày. Thật kỳ thú khi quan sát những biểu hiện đầy sức sống của cơ thể nó! Biển có tim, có mạch máu, và tôi hoàn toàn đồng ý với nhà bác học Mô-ri, người đã phát hiện ra rằng nước ở đại dương cũng tuần hoàn, hệt như sự tuần hoàn của máu trong cơ thể sống. Nê-mô chẳng đợi trả lời, và tôi cũng thấy nếu ngắt lời ông ta bằng nhiều câu “vâng”, “tất nhiên”, “rất đúng” trống rỗng thì thật là thừa. Ông ta như tự nói với mình và sau mỗi câu lại im lặng hồi lâu.

[…] Và cuộc sống thật sự là ở đây, chỉ ở đây thôi! Tôi tin là có khả năng xây dựng những thành phố ngầm, những tòa nhà ngầm dưới biển cứ mỗi sáng lại nổi lên mặt nước để dự trữ không khí trong lành giống như tàu Nau-ti-lux. Những thành phố độc lập, những thành phố tự do…

(Trích Hai vạn dặm dưới đáy biển, Giuyn Véc-nơ)

Câu 1. Đoạn trích trên được kể theo ngôi kể nào?

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ ba

C. Đan xen ngôi thứ nhất và thứ ba

D. Không xác định được ngôi kể

Câu 2. Cuộc trò chuyện trong đoạn trích là của các nhân vật nào?

A. Nhân vật Mê-mô và Mô-ri

B. Nhân vật giáo sư và Nê-mô

C. Nhân vật Mô-ri và giáo sư

D. Nhân vật Nê-mô và Nau-ti-lux

Câu 3. Hai vạn dặm dưới đáy biển của Giuyn Véc-nơ là Truyện khoa học viễn tưởng, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 4. Thuyền trưởng Nê-mô trong đoạn trích được gọi là gì?

A. Người hoang tưởng

B. Người thiên tài

C. Người bí hiểm

D. Người nói nhiều

Câu 5. Đề tài mà đoạn trích (phần ngữ liệu) trong Hai vạn dặm dưới đáy biển của Giuyn Véc-nơ phản ánh là gì?

A. Công nghệ tương lai

B. Khám phá đại dương

C. Người ngoài hành tinh

D. Khám phá lòng đất

Câu 6. Nhà bác học Mô-ri đã phát hiện ra điều gì sau đây?

A. Biển cũng phải là một sinh vật

B. Biển lúc thì giận dữ, khi thì dịu hiền

C. Nước ở đại dương cũng tuần hoàn

D. Ban đêm biển cũng ngủ như chúng ta

Câu 7. Dấu ngoặc kép trong câu: Nê-mô chẳng đợi trả lời, và tôi cũng thấy nếu ngắt lời ông ta bằng nhiều câu “vâng”, “tất nhiên”, “rất đúng” trống rỗng thì thật là thừa. Ông ta như tự nói với mình và sau mỗi câu lại im lặng hồi lâu. Có tác dụng gì?

A. Dấu ngoặc kép thường được dùng để trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó

B. Dấu ngoặc kép được dùng để đánh dấu các từ ngữ có hàm ý mỉa mai

C. Dấu ngoặc kép còn được dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt

D. Dấu ngoặc kép được dùng để đánh dấu tên của các vở kịch, tác phẩm văn học, tờ báo, tập san … dẫn trong câu văn

Câu 8. Tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển của Giuyn Véc-nơ ra đời năm 1870, cách nay hơn 150 năm, từ lúc đó nhân vật giáo sư đã tin vào điều gì của con người mà hiện nay đã và đang trở thành hiện thực?

A. Con người có khả năng đặt chân lên mặt trăng, bay vào vũ trụ

B. Có khả năng xây dựng những thành phố ngầm, những tòa nhà ngầm dưới biển

C. Có khả năng tạo ra các phương tiện, thiết bị đạt tốc độ siêu nhanh

D. Có khả năng khai thác năng lượng từ sức gió, ánh sáng mặt trời

Câu 9. Liệt kê những chi tiết trong trích đoạn cho thấy trí tưởng tượng phong phú của nhà văn.

Câu 10. Biển cả bao la là món quà vô giá mà thiên nhiên đã ban tặng. Em hãy nêu một số giá trị, vai trò quan trọng của biển đối với con người.

PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (6 điểm)

Câu 1. Hãy đặt 4 câu, mỗi câu sử dụng một trong các cụm từ có biện pháp tu từ nói quá sau đây:

a. nghiêng nước nghiêng thành

b. dời non lấp biển

c. lấp biển vá trời

d. mình đồng da sắt

Câu 2. Em đã từng được nghe những sự việc có thật liên quan đến nhân vật lịch sử. Hãy kể lại một câu chuyện em ấn tượng nhất.

Đề 3

PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

1. Chị ngã em nâng

2. Nghĩa tử là nghĩa tận

3. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn

4. Người không học như ngọc không mài

5. Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

Câu 1. Trong các câu tục ngữ trên, câu nào được viết theo thể thơ lục bát?

A. Câu 2

B. Câu 3

C. Câu 4

D. Câu 5

Câu 2. Các câu tục ngữ trong ngữ liệu trên thường có bao nhiêu vế?

A. Hai vế

B. Bốn vế

C. Ba vế

D. Năm vế

Câu 3. Theo em hiểu, nghĩa của chữ tử trong câu Nghĩa tử là nghĩa tận là gì?

A. Chết

B. Khai sáng

C. Đứa trẻ

D. Đi

Câu 4. Câu tục ngữ Đi một ngày đàng học một sàng khôn đã dùng cách gieo vần như thế nào?

A. đàng - sàng

B. đàng - khôn

C. ngày - đàng

D. ngày - khôn

Câu 5. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu tục ngữ sau:

Người không học như ngọc không mài

A. Điệp ngữ

B. So sánh

C. Hoán dụ

D. Nhân hóa

Câu 6. Cho các từ ngữ: học hỏi, học tập, tri thức, hiểu biết. Em hãy lựa chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau để hoàn thiện thông điệp mà câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn gửi tới chúng ta:

Câu tục ngữ là lời động viên, khích lệ tinh thần … (1) …, khám phá của con người: Nên đi đến những chân trời tri thức mới để mở mang … (2) …, mở rộng tầm mắt và tiếp thu những tinh hoa của nhân loại.

Câu 7. Câu tục ngữ nào sau đây không cùng chủ đề với các câu được nêu ở ngữ liệu?

A. Trông mặt mà bắt hình dong

B. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa

C. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng

D. Lửa thử vàng, gian nan thử sức

Câu 8. Đặt câu với câu tục ngữ Chị ngã em nâng.

Câu 9. Em rút ra bài học gì từ câu tục ngữ Người không học như ngọc không mài?

PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (6 điểm)

Câu 1

Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nói quá trong những ví dụ sau:
a. Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

b. Anh cứ yên tâm, vết thương mới chỉ sướt da thôi. Từ giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận trời được.

Câu 2

Giao tiếp ứng xử làm một nét đẹp văn hóa được gìn giữ và lưu truyền từ xa xưa. Từ vấn đề trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) bàn về câu tục ngữ:

Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Đề 4

PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Đọc văn bản sau:

CON LỪA VÀ BÁC NÔNG DÂN

Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sẩy chân rơi xuống một cái giếng. Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì… Cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già, dù sao thì cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả. Thế là ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình.

Họ xúc đất và đổ vào giếng. Ngay từ đầu, lừa đã hiểu chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết. Nhưng sau đó lừa trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước lên cao hơn. Chỉ một lúc sau mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài.

(Con lừa và bác nông dân. TruyenDanGian.Com.)

Câu 1. Truyện Con lừa và bác nông dân thuộc thể loại nào?

A. Truyện thần thoại

B. Truyện ngụ ngôn

C. Truyền thuyết

D. Truyện cổ tích

Câu 2. Trong đoạn 1 con lừa đã rơi vào hoàn cảnh (tình huống) nào?

A. Con lừa sẩy chân rơi xuống một cái giếng

B. Con lừa sẩy chân rơi xuống một cái giếng

C. Con lừa bị ông chủ và hàng xóm xúc đất đổ vào người

D. Con lừa xuất hiện trên miệng giếng

Câu 3. Khi con lừa bị ngã, bác nông dân đã làm gì?

A. Ra sức kéo con lừa lên

B. Động viên và trò chuyện với con lừa

C. Ông nhờ những người hàng xóm xúc đất đổ vào giếng

D. Ông nhờ hàng xóm cùng giúp sức kéo con lừa lên

Câu 4. Dấu ba chấm trong câu sau có tác dụng gì?

Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sẩy chân rơi xuống một cái giếng. Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì…

A. Cho biết sự vật, hiện tượng chưa liệt kê hết

B. Thể hiện lời nói ngập ngừng, bỏ dở, ngắt quãng

C. Giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ, thường có sắc thái hài hước, châm biếm

D. Thể hiện sự bất ngờ

Câu 5. Vì sao bác nông dân quyết định chôn sống chú lừa?

A. Vì ông thấy phải mất nhiều công sức để kéo chú lừa lên

B. Vì ông không thích chú lừa

C. Ông nghĩ con lừa đã già, dù sao thì cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả

D. Ông không muốn mọi người phải nghe tiếng kêu la của chú lừa

Câu 6. Theo em, những “xẻng đất” trong văn bản tượng trưng cho điều gì?

A. Những nặng nhọc, mệt mỏi

B. Những thử thách, khó khăn trong cuộc sống

C. Là hình ảnh lao động

D. Là sự chôn vùi, áp bức

Câu 7. Vì sao chú lừa lại thoát ra khỏi cái giếng?

A. Ông chủ cứu chú lừa

B. Chú biết giũ sạch đất cát trên người để không bị chôn vùi

C. Chú lừa giẫm lên chỗ đất cát có sẵn trong giếng để thoát ra

D. Chú lừa giẫm lên chỗ đất cát có sẵn trong giếng để thoát ra

Câu 8. Dòng nào dưới đây, thể hiện đúng nhất về tính cách của chú lừa?

A. Nhút nhát, sợ chết

B. Bình tĩnh, khôn ngoan, thông minh

C. Yếu đuối

D. Nóng vội nhưng dũng cảm

Câu 9. Hãy chỉ ra sự khác nhau trong quyết định của người nông dân và con lừa?

Câu 10. Bài học tâm đắc nhất mà em rút ra từ câu chuyện?

PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm)

Có ý kiến cho rằng: “Sống trải nghiệm là lối sống rất cần thiết cho giới trẻ hôm nay”. Em hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên?

Đề 5

PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Đọc văn bản sau:

KIẾN VÀ CHÂU CHẤU

Vào một ngày hè nắng chói chang và gió thổi mát rượi, một chú châu chấu xanh nhảy tanh tách trên cánh đồng, miệng chú ca hát ríu ra ríu rít. Bỗng chú bắt gặp bạn kiến đi ngang qua, bạn ấy đang còng lưng cõng một hạt ngô để tha về tổ. Châu chấu cất giọng rủ rê: “Bạn kiến ơi, thay vì làm việc cực nhọc, chi bằng bạn hãy lại đây trò truyện và đi chơi thoả thích cùng tớ đi!”. Kiến trả lời: “Không, tớ bận lắm, tớ còn phải đi kiếm thức ăn để dự trữ cho mùa đông sắp tới. Bạn cũng nên làm như vậy đi bạn châu chấu ạ”. “Còn lâu mới tới mùa đông, bạn chỉ khéo lo xa”. Châu chấu mỉa mai. Kiến dường như không quan tâm tới những lời của châu chấu xanh, nó tiếp tục tha mồi về tổ một cách chăm chỉ và cần mẫn.

Thế rồi mùa đông lạnh lẽo cũng tới, thức ăn trở nên khan hiếm, châu chấu xanh vì mải chơi không chuẩn bị lương thực nên giờ sắp kiệt sức vì đói và rét. Còn bạn kiến của chúng ta thì có một mùa đông no đủ với một tổ đầy những ngô, lúa mì mà bạn ấy đã chăm chỉ tha về suốt cả mùa hè.

(Truyện ngụ ngôn “Kiến và Châu chấu”- trang 3-NXB thông tin)

Câu 1. Truyện Kiến và châu chấu thuộc thể loại nào?

A. Truyện ngụ ngôn

B. Truyện đồng thoại

C. Truyền thuyết

D. Thần thoại

Câu 2. Vào những ngày hè, chú châu chấu đã làm gì?

A. Nhảy tanh tách trên cánh đồng, miệng ca hát ríu ra ríu rít

B. Siêng năng làm bài tập về nhà cô giáo phát

C. Cần cù thu thập đồ ăn dự trữ cho mùa đông

D. Giúp châu chấu mẹ dọn dẹp nhà cửa

Câu 3. Châu chấu đã rủ kiến làm gì cùng mình?

A. Cùng nhau thu hoạch rau củ trên cánh đồng

B. Trò chuyện và đi chơi thoả thích

C. Cùng nhau về nhà châu chấu chơi

D. Cùng nhau chuẩn bị lương thực cho mùa đông

Câu 4. Trạng ngữ trong câu sau được dùng để làm gì?

“Vào một ngày hè nắng chói chang và gió thổi mát rượi, một chú châu chấu xanh nhảy tanh tách trên cánh đồng, miệng chú ca hát ríu ra ríu rít.”

A. Chỉ nguyên nhân

B. Chỉ thời gian

C. Chỉ mục đích

D. Chỉ phương tiện

Câu 5. Vì sao kiến không đi chơi cùng châu chấu?

A. Kiến không thích đi chơi

B. Kiến không thích châu chấu

C. Kiến đi kiếm thức ăn để dự trữ cho mùa đông

D. Kiến không muốn lãng phí thời gian

Câu 6. Theo em, châu chấu là những hình ảnh đại diện cho những kiểu người nào trong cuộc sống?

A. Những người vô lo, lười biếng

B. Những người chăm chỉ

C. Những người biết lo xa

D. Những người chỉ biết hưởng thụ

Câu 7. Vì sao kiến lại có một mùa đông no đủ?

A. Kiến còn dư thừa nhiều lương thực

B. Kiến chăm chỉ, biết lo xa

C. Kiến được bố mẹ cho nhiều lương thực

D. Được mùa ngô và lúa mì

Câu 8. Từ “kiệt sức” có nghĩa là gì?

A. Không còn sức để làm

B. Không có sức khỏe

C. Yếu đuối

D. Yếu ớt

Câu 9. Nếu là châu chấu trong câu chuyện, em sẽ làm gì trước lời khuyên của kiến?

Câu 10. Bài học tâm đắc nhất mà em rút ra từ câu chuyện?

PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm)

Em hãy viết bài văn nghị luận bàn luận về câu tục ngữ: Thất bại là mẹ của thành công.


Bình chọn:
3.8 trên 5 phiếu
Tải về

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí