Tổng hợp 21 đề thi học kì 1 Văn 9 có đáp án

Tải về

Tổng hợp 21 đề thi học kì 1 Văn 9 có đáp án

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề 1

Phần I: (5 điểm)

Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi

Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

 

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa, như ùa vào buồng lái.

(Trích Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Ngữ văn 9, tập 1)

Câu 1: Nêu tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ

Câu 2: Bài thơ xây dựng được hình tượng thơ rất độc đáo – những chiếc xe không kính. Nêu ý nghĩa của việc xây dựng hình tượng thơ trên.

Câu 3: Dựa vào đoạn thơ trên, hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu lập luận theo cách diễn dịch để thấy được vẻ đẹp tâm hồn của người lính lái xe. Trong đoạn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và phép nối liên kết câu.

Phần II (5 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

      Họa sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”. Ông rất ngạc nhiên khi bước lên bậc thang bằng đất, thấy người con trai đang hái hoa. Còn cô kĩ sư chỉ “ồ” lên một tiếng! Sau gần hai ngày, qua ngót bốn trăm cây số đường dài cách Hà Nội, đứng trong mây mù ngang tầm với chiếc cầu vồng kia, bỗng nhiên lại gặp hoa dơn, hoa thược dược, vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong, … ngay lúc dưới chân kia là mùa hè, đột ngột và mừng rỡ, quên mát e lệ, cô chạy đến bên người con trai đang cắt hoa. Anh con trai, rất tự nhiên nhứ với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy.

(Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, SGK Ngữ văn 9)

Câu 1: Cô họa sĩ trong đoạn văn trên giữ vai trò như thế nào trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa?

Câu 2: Giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm

Câu 3: Đoạn văn trên giúp em hiểu gì về nhân vật anh thanh niên – nhân vật chính trong truyện?

Câu 4: Ứng xử của anh thanh niên trong đoạn văn trên đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Từ nhận xét đó, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về cách ứng xử đối với mọi người trong cuộc sống bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi.

Đề 2

Phần I: (3.0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa khoa học được lưu trữ bằng trí nhớ, chữ viết được lưu chuyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu trữ, lưu truyền khác. Nó bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn sướng dân gian, lối sống, nếp sống”.

(Sách giáo khoa Giáo dục công dân 7)

a. Đoạn văn trên cung cấp thông tin về điều gì? Viết đoạn văn (5-8 câu) nêu suy nghĩ của em về việc bảo tồn những di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc (2.25 điểm)

b. Chỉ ra lỗi dùng từ trong đoạn văn trên và sửa lại cho đúng (0.75 điểm)

Phần 2: (3.0 điểm) 

     Ông Nguyễn Văn Lũy – người bảo về trường THPT chuyên Lê Hồng Phong luôn được học sinh của trường cúi chào mỗi ngày đến trường. Theo miêu tả của nhiều giáo viên, học sinh, ông Lũy được yêu quý bởi tính cách nhiệt tình, niềm nở. Một giáo viên chia sẻ: “Con người ở cương vị nào dù là bảo vệ, lao công hay giáo viên miễn hoàn thành nhiệm vụ, đáng yêu, không khó chịu đều nhận được sự yêu quý, nể trọng”.

     Không ai biết được tuổi nào phù hợp để mỗi người bắt đầu làm một điều tử tế. Các em cúi chào như một phép lịch sự và được chỉ dạy từ thầy cô trong trường và sự dặn dò cặn kẽ từ bố mẹ chúng. Vài giây cúi chào bậc cha chú không làm các em chậm giờ vào lớp mà ngược lại nó là niềm vui mỗi ngày đi học, đi làm của các học sinh và người bảo vệ. Sự tôn trọng này nảy nở từ chính những hành động tưởng chừng như nhỏ nhặt đó khiến môi trường giáo dục trở nên thân thiện, … Để mỗi lần cúi đầu các em học sinh biết ơn những người không trực tiếp giảng các em những bài học văn hóa nhưng ngầm dạy các em cách để trở thành một người tử tế. Những điều tử té cứ từ từ bé nhỏ lớn lên như vậy theo năm tháng, mỗi người trong số chúng ta trở thành một nhân tố trong cộng đồng mình.

     Viết văn bản nghị luận khoảng 1 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về vấn đề được đặt ra từ bài viết trên.

Phần 3: (4.0 điểm)

     Bằng lời kể của nhân vật ông Sáu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng hãy kể lại câu chuyện được về phép thăm nhà cho đến khi bé Thu chèo xuồng bỏ sang nhà ngoại.

Đề 3

Phần I: (6 điểm)

Trăng là nguồn cảm hứng vô tận cho sáng tác nghệ thuật. Mở đầu khổ thơ trong tác phẩm của mình, một nhà thơ đã viết:

Trăng cứ tròn vành vạnh

Câu 1: Câu thơ trên nằm trong bài thơ nào? Ai là tác giả của bài thơ đó? Hãy chép những câu tiếp theo để hoàn thành khổ thơ có chứa câu thơ trên.

Câu 2:  Nêu vài nét về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm trên. Hoàn cảnh sáng tác ấy có mối liên hệ như thế nào với chủ đề của bài thơ.

Câu 3: Dựa vào khổ thơ em vừa chép ở trên, hãy viết một đoạn văn có độ dài khoảng 10 câu theo cách lập luận tổng – phân – hợp để làm rõ nội dung: Khổ thơ thể hiện tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng và chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí của tác phẩm. Đoạn văn có sử dụng câu bị động, lời dẫn trực tiếp (Gạch chân, chú thích câu bị động và lời dẫn trực tiếp.

Câu 4: Em hãy chép một câu thơ có hình ảnh trăng trong chương trình Ngữ văn 9 và nêu rõ tên tác phẩm, tác giả.

Phần II (4 điểm)

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu nghĩ ngay ngôi sao lẻ loi kia một mình. Bây giờ làm nghề này cháy không nghĩ như vậy nữa. Và khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được. Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anhem, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đ, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai chả “them” ở bác? Minh sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy.

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)

Câu 1: Nhân vật cháu trong đoạn trích trên là ai? Đoạn trích sử dụng hình thức ngôn ngữ nào? Chỉ ra dấu hiệu hình thức ngôn ngữ đó.

Câu 2: Đọc đoạn trích trên em thấy nhận vật cháu có những phẩm chất gì?

Câu 3: Từ phẩm chất của nhân vật cháu trong đoạn trích trên và những hiểu biết về thực tế cuộc sống, em hãy trình bày suy nghĩ về nhiệt huyết của thế hệ trẻ Việt Nam đối với con người và cuộc đời trong giai đọa hiện nay trong khoảng 2/3 trang giấy thi.

Đề 4

PHẦN I (6 điểm)

Đọc kĩ những câu thơ sau và trả lời câu hỏi:

Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng

như là đồng là bể

như là sông là rừng

 

Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình”

Câu 1: Bằng đoạn văn khoảng 8 câu, em hãy giới thiệu về bài thơ có đoạn trích trên?

Câu 2: Tại sao có thể nói các câu thơ trên có hình thức độc thoại nội tâm? Cho biết vai trò của hình thức đó trong đoạn trích

Câu 3: Hãy chỉ rõ những từ láy được dùng trong các câu thơ trên và tác dụng của việc dùng các từ láy đó.

Câu 4: Cần hiểu như thế nào về hai từ “mặt” được sử dụng trong câu thơ “Ngửa mặt lên nhìn mặt”?

PHẦN II (4 điểm)

Câu 1: Phần kết của Chuyện người con gái Nam Xương, Nguyễn Dữ đã sử dụng những yếu tố kì ảo nào?

Câu 2: Em hãy cho biết ý nghĩa của các yếu tố kì ảo đó

Câu 3: Từ nhân vật Vũ Nương, em suy nghĩ gì về số phận người phụ nữ phong kiến

Đề 5

PHẦN I (4.5 điểm)

Cho câu sau:

Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật trích từ tập thơ Việt Bắc được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp

Câu 1: Sửa lỗi kiến thức trong câu trên

Câu 2: Giải thích nhan đề

Câu 3: Trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính có câu thơ “Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi”. Hình ảnh bắt tay qua cửa kính vỡ gợi cho em nhớ đến câu thơ nào trong chương trình Ngữ văn 9 viết về đề tài người lính. Chép lại chính xác câu thơ đó, nêu rõ tên tác phẩm, tác giả.

Câu 4: Hãy chỉ ra điểm giống và khác nhau trong cách miêu tả cảm xúc của lính. Miêu tả hành động ấy, tác giả muốn nói gì về tình đồng chí, đồng đội

PHẦN II (5.5 điểm)

Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu nghĩ ngay ngôi sao lẻ loi kia một mình. Bây giờ làm nghề này cháy không nghĩ như vậy nữ. Và khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được. Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao an hem, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đ, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai chả “them” ở bác? Minh sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy.

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)

Câu 1. Đoạn văn trên là lời của ai nói với ai? Lời nói đó được nói trong hoàn cảnh nào. Hình thức ngôn ngữ nào được sử dụng trong đoạn trích? Dấu hiệu giúp em nhận ra điều ấy?

Câu 2. Câu văn: “Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc” giúp em hiểu gì về nhân vật trong truyện

Câu 3. Trình bày cảm nhận của em về nhân vật “cháu” được nói đến bằng một đoạn văn diễn dịch khoảng 10 câu, trong đó có sử dụng một câu ghép.

Đề 6

I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)

Đọc kỹ văn bản sau và thực hiện yêu cầu:

(1) Công nghệ hiện đại đã làm thay đổi cuộc sống của con người cả về vật chất lẫn tinh thần, mang lại những trải nghiệm mới mẻ với vô số tiện ích giúp tìm kiếm, nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng và dễ dàng song cũng có những mặt trái nhất định.

(2) Công nghệ có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống con người. Đó là sự xuất hiện của những chiếc điện thoại thông minh, máy nghe nhạc, máy tính xách tay, máy tính bảng … và từ đó Internet cũng được kết nối ở mọi nơi: từ quán cà phê, quán ăn, nhà hàng, khách sạn đến các tụ điểm công cộng …

(3) Đối với giới trẻ ngày nay, việc sử dụng công nghệ là thường xuyên, như một phần không thể thiếu. Vào mạng để làm việc, học tập, tìm kiếm thông tin; ngoài ra còn trao đổi, thảo luận, bày tỏ ý kiến và học hỏi kinh nghiệm khi tham gia các diễn đàn … Việc chia sẻ buồn vui trên blog, các trang mạng xã hội đang trở thành “cơn sốt”. Tuy nhiên, bên cạnh những tiện ích thiết thực mà công nghệ hiện đại mang lại thì việc giới trẻ lạm dụng và bị phụ thuộc vào những sản phẩm công nghệ hiện đại cũng đang là một thực trạng đáng bàn. Nhiều bạn trẻ dành phần lớn thời gian sử dụng điện thoại, ipad, máy vi tính để tán gẫy, xem phim, nghe nhạc, chơi những trò chơi trực tuyến. Thay vì như trước đây, giới trẻ dành nhiều thời gian cho đọc sách, gặp gỡ trực tiếp bạn bè để cùng nhau làm bài tập nhóm, trò chuyện, vui chơi, … thì bây giờ lại gặp nhau qua màn hình máy tính, smartphone, …- một thế giới ảo. Việc đó vô tình khiến chúng ta dần đánh mất những bản năng vốn có của con người. Đến khi phải đối mặt với thế giới thực tại lại thấy xa lạ, khó hòa nhập.

(Theo duonggcv.wordpress.com)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản

Câu 2: Tìm từ trái nghĩa của các từ: nhanh chóng, dễ dàng, mạnh mẽ, thật.

Câu 3: Nội dung chính của văn bản

Câu 4: Tìm các từ thành một trường từ vựng và đặt tên cho trường từ vựng đó, trong đoạn (2)

Câu 5: Em hiểu thế nào là thế giới ảo?

II. LÀM VĂN (6.0 điểm)

Chọn một trong hai đề.

Đề 1: Thuyết minh về một nghề thủ công hoặc đặc sản quê em.

Đề 2: Cảm nhận của em về tâm trạng Thúy Kiều qua đoạn trích của Nguyễn Du:

Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi

(Ngữ văn 9, tập 1, NXBGD)

Đề 7

Câu 1: (4.0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Phong phanh ngực trần

dẻo dai vững bền

đan nhau che bão tố

nên cột nên kèo, nên ngàm nên đố

tre ăn đời ở kiếp với người nông dân

Trong trắng lòng, xanh cật, săn gân

ngay thẳng cùng trời cuối đất

thương nhau mắt nhìn không chớp

ân tình xòe những bàn tay

(Nguyễn Trọng Hoàn, Trích Lũy tre, Tam ca, tr 9 10, NXB Hội nhà văn, 2007)

a. Tìm các từ láy trong đoạn thơ trên

b. Trong những dòng thơ sau, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào để viết về cây tre?

Phong phanh ngực trần

dẻo dai vững bền

đan nhau che bão tố

c. Chỉ ra và nêu tác dụng của các từ thuộc trường từ vựng tả đặc điểm, phẩm chất cây tre trong hai dòng thơ sau:

Trong trắng lòng, xanh cật, săn gân

ngay thẳng cùng trời cuối đất

d. Theo em, phẩm chất nào của cây tre trong đoạn thơ trên có nhiều nét tương đồng nhất với con người Việt Nam? Viết một đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ của em về phẩm chất ấy.

Câu 2: (6.0 điểm)

Nhập vai nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân để kể lại câu chuyện từ khi nghe tin làng theo Tây đến kết thúc truyện.

Đề 8

I. PHẦN TIẾNG VIỆT (2.0 điểm)

Câu 1: (0.5 điểm) 

Vì sao câu thành ngữ: “Ông nói gà, bà nói vịt” vi phạm phương châm quan hệ?

Câu 2: (0.5 điểm)

Thế nào là dẫn trực tiếp?

Câu 3: (0.5 điểm)

Có hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ. Đó là những phương thức nào?

Câu 4: (0.5 điểm)

Thuật ngữ có đặc điểm gì?

II. PHẦN VĂN BẢN (3.0 điểm)

Câu 1: (0.5 điểm)

Từ những hiểu biết về văn bản Phong cách Hồ Chí Minh của Lê Anh Trà, em hãy cho biết do đâu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh có được vốn tri thức văn hóa nhân loại sâu rộng?

Câu 2: (1.0 điểm)

Trình bày những giá trị chủ yếu về nội dung của Truyện Kiều

Câu 3: (1.0 điểm)

Ghi lại nguyên văn khổ cuối bài Ánh trăng – Nguyễn Duy

Câu 4: (0.5 điểm)

Đoạn văn sau đây trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

Tôi thì thầm như gọi hồn những người đã khuất: “Đây là lần cuối, là chấm hết mối liên hệ máu mủ bên ngoại, vi không còn gì để con về nữa. Hãy tha lỗi cho con má ơi! Ngoại ơi!”

III. PHẦN TẬP LÀM VĂN (5.0 điểm)

Kể lại một lần em đã gây ra một việc có lỗi (có sử dụng yếu tố nghị luận, độc thoại, độc thoại nội tâm).

Đề 9

Câu 1 (3,0 điểm)

a) Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết mỗi thành ngữ liên quan đến phương châm hội thoại nào:

Nói băm nói bổ

Nửa úp nửa mở

b) Sau khi học xong các phương châm hội thoại, khi giao tiếp em cần chú ý những gì?

Câu 2:

Đọc đoạn văn sau, thực hiện các yêu cầu a, b:

“Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lén đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau.

Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cùng bị người ra rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu … Ông lão nắm chặt hai tay lại và rít lên:

- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.

a. Chỉ ra các phương thức được sử dụng trong đoạn văn

b. Viết câu khái quát nêu lên ý chính của đoạn văn

Câu 3 (5,0 điểm)

Viết bài văn tự sự (có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm) thay lời ông Hai, nhân vật trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân, kể lại sự việc từ khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc đến khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc được cải chính.

Đề 10

Đọc đoạn thơ sau:

Từ hồi về thành phố

quen ánh điện, cửa gương

vầng trăng đi qua ngõ

như người dưng qua đường

 

Thình lình đèn điện tắt

phòng buyn đinh tối om

vội bật tung cửa sổ

đột ngột vầng trăng tròn.

 

Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng

như là đồng, là bể

như là sông, là rừng.

 

Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình...

Câu 1: (1.0 điểm)

Những khổ thơ trên trích từ tác phẩm nào? Cho biết tên tác giả và năm sáng tác tác phẩm đó?

Câu 2: (1.0 điểm)

Ghi lại các từ láy có trong khổ thơ thứ hai của đoạn trích, cho biết những từ đó thể hiện điều gì?

Câu 3: (1.0 điểm)

Xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển, phương thức chuyển nghĩa của từ “mặt” trong câu thơ “Ngửa mặt lên nhìn mặt”

Câu 4: (2.0 điểm)

Viết đoạn văn (7 đến 10 dòng) nêu bài học em rút ra được qua tác phẩm có đoạn trích trên, trong đó có câu văn: “Bài thơ không chỉ là chuyện của riêng nhà thơ, chuyển của một người mà còn có ý nghĩa với nhiều người” làm lời dẫn trực tiếp.

Câu 5: (5.0 điểm)

Chuyển nội dung đoạn thơ trên thành một câu chuyện theo lời kể của người lính.

Đề 11

Câu 1: (2.0 điểm)

Cho câu thơ: “Trăng cứ tròn vành vạnh”

a. Chép chính xác ba câu thơ tiếp theo để kết thúc khổ thơ

b. Cho biết tên tác giả, tên bài thơ

c. Nêu chủ đề và khái quát ý nghĩa bài thơ

Câu 2. (2,0 điểm)

a) Em hãy nêu những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.

b) Giải thích các thành ngữ sau và cho biết những thành ngữ này có liên quan đến phương châm hội thoại nào: nói băm nói bổ; nửa úp nửa mở.

Câu 3. (6.0 điểm)

Hãy tưởng tượng em gặp gỡ và trò chuyện với bé Thu trong đoạn trích “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.

Đề 12

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 4

(1) Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ là cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình. (2) Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong truyện cổ tích. (3) Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc, đơn sơ. (4) Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cùng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. (5) Hàng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.

(Trích Phong cách Hồ Chí Minh, Lê Anh Trà, Ngữ văn 9)

Câu 1: Xác định nội dung đoạn văn. Đoạn văn trên gợi em nhớ đến văn bản nào đã học ở lớp 7?

Câu 2: Trong đoạn văn, tác giả đã dẫn lại lời một người khác. Xác định lời dẫn và cho biết cách dẫn mà tác giả sử dụng.

Câu 3: Tác giả đã kết hợp yếu tố biểu cảm qua những câu văn nào trong đoạn? Qua đó, em hiểu nhà văn bộc lộ tình cảm gì đối với Bác?

Câu 4: Xác định và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu (4) (5).

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1: Viết đoạn văn từ 7 đến 10 dòng trình bày cảm nhận của em về hình ảnh “trăng” và “ánh trăng” trong khổ cuối bài Ánh trăng (Nguyễn Duy)

Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình

Câu 2: Dựa vào phần đầu đoạn trích Chiếc lược ngà, hãy đóng vai bé Thu kể lại câu chuyện giữa bé và ba mình trong ba ngày ông Sáu về phép thăm nhà.

Đề 13

Câu 1: (3.0 điểm)

Cho đoạn văn sau:

Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc: “Thế là một - hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn.

(Trích Ngữ văn 9, tập 1, NXBGD)

a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào, của ai?

b. Xác định lời dẫn trực tiếp có trong đoạn trích. Nêu dấu hiệu nhận biết?

c. Nêu nội dung chính, nghệ thuật đặc sắc của văn bản đó.

Câu 2. (2,0 điểm)

Phát hiện và phân tích giá trị của các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ sau bằng một đoạn văn:

Cá nhụ cá chim cùng cá đé.

Cá song lấp lánh đuốc đen hồng

Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe

Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long

(Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận – Ngữ văn 9 tập 1)

Câu 3 (5,0 điểm)

Dựa vào truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng, em hãy nhập vai bé Thu kể lại cuộc gặp gỡ éo le mà cảm động của cha con ông Sáu trong ba ngày ông Sáu về thăm nhà.

Đề 14

Phần I (6.0 điểm): 

Cho câu thơ:

Ngửa mặt lên nhìn mặt

(Ánh trăng— Nguyễn Duy)

Câu 1. Chép 7 câu tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ. 

Câu 2. Tìm và chỉ rõ hai biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ em vừa chép và nêu tác dụng của chúng trong việc biểu đạt nội dung. 

Câu 3. Trong bài nhiều lần nhà thơ nhắc đến “vầng trăng” nhưng ở đoạn thơ em chép và nhan đề thì tác giả lại viết là “ánh trăng”. Hãy lý giải về sự thay đổi đó. 

Câu 4. Như vậy, hai khổ cuối của bài đã tạo nên nét riêng cho thơ về trăng của Nguyễn Duy: trăng thức tỉnh lương tâm ta, đưa ta trở về với cõi thiện lương, với đạo lý sống “uống nước nhớ nguồn” của nhân cách Việt. 

Viết đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu làm sáng tỏ đề tài đã nêu ở câu chủ đề trên. Trong đoạn, em sử dụng một câu ghép, một câu có lời dẫn trực tiếp (xác định rõ các câu đó). 

Phần II (4.0 điểm): 

Cho đoạn văn sau: 

“Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao"

(Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng)

Câu 1. Trong đoạn văn có dùng tình thái từ. Hãy xác định và nêu ý nghĩa của một tình thái từ. 

Câu 2. Giới thiệu về các nhân vật “anh”, “con bé” và “tôi " bằng đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi.

Câu 3. Đọc đoạn văn, ta thấy tác giả đã miêu tả hai đôi mắt. Đó là đôi mắt của những ai? Nêu cảm nhận của em về tâm trạng của mỗi nhân vật qua đôi mắt của họ. 

Câu 4. Tình cảm gia đình là tình cảm gần gũi, bình dị nhưng cũng rất đỗi thiêng liêng. Hãy viết một đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về ý thức và trách nhiệm của mỗi người đối với gia đình.

Đề 15

Phần I. (7 điểm)

Trong một đoạn trích sách Ngữ Văn 9 (Tập 1) có viết:

“Làn thu thủy nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”

Câu 1: Chép chính xác tám câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh đoạn thơ?

Câu 2: Cho biết đoạn thơ em vừa chép trích trong văn bản nào? Thuộc tác phẩm nào? Của ai? Vị trí của văn bản đó trong tác phẩm?

Câu 3: Theo em, có thể thay thế từ “hờn” trong câu thơ thứ hai thành từ “buồn” được không? Vì sao?

Câu 4: Viết một đoạn văn khoảng 12-15 câu theo cách tổng phân hợp để làm nổi bật vẻ đẹp sắc sảo mặn mà của nhân vật trong đoạn thơ trên (trong đó có dùng một câu ghép, phép thế và gạch chân).

Phần II. (1,5 điểm)

 “Hoàng Lê nhất thống chí” là một tác phẩm văn xuôi chữ Hán có quy mô

lớn nhất và đạt những thành công xuất sắc về nghệ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực tiểu thuyết của văn học Việt Nam thời trung đại.

Câu 1: Hãy giải thích nhan đề tác phẩm.

Câu 2: Theo em, nguồn cảm hứng nào đã chi phối ngòi bút của tác giả khi tạo dựng hình ảnh nhân vật chính Quang Trung-Nguyễn Huệ?

Phần III. (1,5 điểm)

Bác Hồ không chỉ là một con người vĩ đại trong cuộc sống mà còn là một hình tượng tuyệt đẹp trong tác phẩm văn học. Trong chương trình Ngữ Văn 9 có một văn bản nhật dụng viết rất hay về vẻ đẹp phong cách của người.

Câu 1: Hãy cho biết đó là văn bản nào? Của ai?

Câu 2: Viết một đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi trình bày những bài học phong cách tư tưởng đạo đức mà em học được từ Người qua tác phẩm đó.

Đề 16

Câu 1. (2 điểm)

Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ vựng để phân tích phép nghệ thuật độc đáo trong đoạn văn sau: “… Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu! ...”

(Thép Mới, Cây tre Việt Nam)

Câu 2: (2 điểm)

Tóm tắt truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng và nêu tình huống truyện.

Câu 3. (1 điểm)

Cho đoạn văn: “…Và, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi công việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cắt nó đi cháu buồn đến chết mất”

a) Cho biết đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Của ai?

b) Đoạn văn nói về nội dung gì?

Câu 4: (5 điểm)

Hãy kể một việc làm mà nhờ đó em mang lại niềm vui cho người khác.

Đề 17

I. Trắc nghiệm: (2,0 điểm)

Trả lời các câu hỏi bằng cách ghi chữ cái đầu câu em cho là đúng nhất ra tờ giấy làm bài.

Câu 1: Có mấy cách dẫn lời nói hay dẫn ý nghĩ của người hoặc nhân vật?

A. Một.                     B. Hai.

C. Ba.                       D. Bốn.

Câu 2: Trong các từ “xuân” sau đây (trích “Truyện Kiều” - Nguyễn Du), từ nào mang nghĩa chuyển?

A. Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân.         

B. Làn thu thủy nét xuân sơn.           

C. Ngày xuân con én đưa thoi.  

D. Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.

Câu 3: Từ ngữ tiếng Việt mượn của ngôn ngữ nào nhiều nhất?

A. Tiếng Pháp.                     B. Tiếng Anh.

C. Tiếng Hán.                       D. Tiếng Nga.

Câu 4: Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống (…) trong câu sau: Nói chen vào chuyện của người trên khi không được hỏi đến là….:

A. nói móc.                B. nói leo.

C. nói mát.                 D. nói hớt.

Câu 5: Trong các từ Hán - Việt sau, yếu tố “phong” nào có nghĩa là “gió”?

 A. Phong lưu.     

C. Cuồng phong.  

 B. Phong kiến.      

D. Tiên phong.                             

Câu 6: Trong những cách nói sau, cách nói nào không sử dụng phép nói quá?

 A. Chưa ăn đã hết.    

B. Đứt từng khúc ruột.         

C. Một tấc đến trời.  

D. Sợ vã mồ hôi.           

Câu 7: Câu: “Xin ông đừng giận cháu!” xét theo mục đích nói thuộc kiểu câu gì?

A. Câu nghi vấn.  

B. Câu cầu khiến.

C. Câu cảm thán.  

D. Câu trần thuật.

Câu 8: Các thành ngữ: ăn ốc nói mò, ăn không nói có, ăn gian nói dối, liên quan đến phương châm hội thoại nào?

A. Phương châm về chất.  

B. Phương châm cách thức.

C. Phương châm lịch sự.  

D. Phương châm quan hệ.

II. Đọc – hiểu văn bản (2,5 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

“Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả phương Đông và phương Tây. Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga… và Người đã làm nhiều nghề. Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm. Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại.”

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?

Câu 2: Qua đoạn trích tác giả đã cho thấy vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa bởi các yếu tố nào?

Câu 3: Xác định hai danh từ được dùng như tính từ trong câu văn sau và cho biết hiệu quả nghệ thuật của việc dùng từ ấy?

Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại.”

Câu 4: Từ đoạn trích, em rút ra được bài học gì cho bản thân về cách học tập, tiếp thu văn hóa nhân loại?

III. Tập làm văn (5,5 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm)

Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về bức tranh mùa xuân trong đoạn thơ sau:

Ngày xuân con én đưa thoi,

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.

Cỏ non xanh tận chân trời,

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

Câu 2: (3,5 điểm)

Hãy kể một kỉ niệm sâu sắc nhất của em với thầy(cô) giáo cũ mà em nhớ mãi. 

Đề 18

Câu 1:(2 điểm)

a. Kể tên các phương châm hội thoại mà em đã học.

b. Giải thích vì sao gọi là phương châm hội thoại mà không gọi là quy tắc hội thoại.

Câu 2: (3 điểm)

Sống trong đời sống

Cần có một tấm lòng

Để làm gì em biết không?

(Trịnh Công Sơn)

Hãy tìm câu trả lời trong văn bản Ánh trăng của Nguyễn Duy.

Câu 3: (5 điểm)

Câu chuyện gặp gỡ xúc động giữa ông Sáu và bé Thu sau tám năm xa cách.

Đề 19

Câu 1: (3 điểm)

a. Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh có tác dụng như thế nào?

b. Viết một đoạn văn thuyết minh (khoảng 10 dòng), đề tài: Mùa thu xứ Huế, có yếu tố miêu tả để thuyết minh.

Câu 2: (2 điểm)

a. Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ.

b. Chỉ ra biện pháp tu từ và phân tích giá trị nghệ thuật của biện pháp tu từ đó trong hai câu thơ sau:

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.

      (Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm)

Câu 3: (5 điểm)

Hãy tưởng tương em gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.

Đề 20

I.   PHẦN TRẮC NGHIỆM(4 điểm)

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu đúng nhất:

... Anh bước vội vàng với những bước dài, rồi dừng lại kêu to:

-  Thu! Con.

Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước, vừa khom người đưa tay đón chờ con. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động. Mỗi lần bị xúc động, vết thẹo dài bên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ. Với vẻ mặt xúc động ấy và hai tay vẫn đưa về phía trước, anh chầm chậm bước tới, giọng lặp bặp run run:

-  Ba đây con!

-  Ba đây con!

Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: “Má! Má!”. Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy.

                                           (Sách Ngữ văn 9)

Câu 1: Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào?

A. Làng.

B. Lặng lẽ Sa Pa.

C. Chuyện người con gái Nam Xương.

D. Chiếc lược ngà.

Câu 2: Người kể chuyện trong đoạn trích trên là ai?

A. Ông Sáu.                  B. Ông Ba.

C. Bé Thu.                    D. Mẹ bé Thu.

Câu 3: Dòng văn nào thể hiện nội dung đoạn trích trên?

A. Nỗi sợ hãi của bé Thu.

B. Tình cha con sâu nặng.

C. Niềm vui đoàn tụ của gia đình ông Sáu.

D. Lòng mong được gặp con và cảm giác hẫng hụt của ông Sáu khi bé Thu không nhận anh là ba của nó.

Câu 4: “Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi rồi vụt chạy và kêu thét lên: “Má! Má!” là câu văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp?

A. Đúng.                     B. Sai.

Câu 5: Từ nào trong các từ sau không phải là từ láy?

A. Giần giật.                      B. Run run.

C. Mong nhớ.                    D. Chầm chậm.

Câu 6: Từ “vết thẹo” trong đoạn trích trên là loại từ gì?

A. Từ toàn dân.

B. Từ địa phương Nam Bộ.

C. Từ mượn.

D. Từ địa phương Trung Bộ.

Câu 7: Câu văn: “Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy” có sử dụng biện pháp tu từ nào?

A. So sánh.                        B. Nhân hóa.

C. Hoán dụ.                        D. Ẩn dụ.

Câu 8: Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu trên có tác dụng gì?

A. Nhấn mạnh sự tức giận của ông Sáu.

B. Nhấn mạnh nỗi cô đơn của ông Sáu.

C. Nhấn mạnh sự tủi hổ của ông Sáu.

D. Nhấn mạnh nỗi đau đớn của ông Sáu.

II. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)

Câu 1: (1 điểm)

Hãy ghi lại khổ thơ cuối của bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy.

Câu 2: (5 điểm)

Hãy nhập vai là nhân vật “tôi” trong bài thơ Ánh trăng, em hãy diễn tả dòng cảm nghĩ trong đoạn thơ vừa chép trên thành một bài tâm sự ngắn.

Đề 21

Câu 1: (3 điểm)

Mở đầu bài thơ “Nhớ con sông quê hương”, nhà thơ Tế Hanh viết:

Quê hương tôi có con sông xanh biếc

Nước gương trong, soi tóc những hàng tre.

Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng...

Hãy phân tích cái hay, cái đẹp mà em cảm nhận được từ bốn câu thơ trên.

Câu 2: (2 điểm)

Nêu tư tưởng, chủ đề của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. Tìm trong văn bản câu văn thể hiện chủ đề đó.

Câu 3: (5 điểm)

Hãy tưởng tượng bé Thu đang tâm sự với em về những nỗi niềm của mình với người cha thân yêu trong đoạn trích Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
Tải về

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 9 - Xem ngay

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí