Viết đoạn văn cảm nhận về tục ngữ: Nhất nước nhì phân, tam cần, tứ giống>
Viết đoạn văn cảm nhận về tục ngữ: Nhất nước nhì phân, tam cần, tứ giống hay nhất
Những câu tục ngữ có vai trò to lớn đối với con người, đặc biệt là những kinh nghiệm về lao động sản xuất, "Nhất nước nhì phân, tam cần, tứ giống" là một câu tục ngữ như thế. Câu tục ngữ đã thể hiện kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp của nhân dân ta từ xa xưa.Trong câu tục ngữ, ông cha ta đã nhấn mạnh đến các yếu tố quan trọng thiết yếu trong quá trình canh tác nói chung và nghề trồng lúa nước nói riêng, đồng thời đề cập tới mức độ cần thiết của từng yếu tố.Trước hết đó là vai trò của nước trong quá trình sản xuất. Nước là một thành phần không thể thiếu đối với cây trồng, nó là thành phần chính và tham gia vào tất cả mọi qua trình cũng như hoạt động sống của cây. Nếu thiếu nước cây sẽ không thể phát triển, thậm chí có thể chết. Tiếp theo đó là phân bón, phân bón là nguồn thức ăn và dinh dưỡng cần thiết cho cây, nuôi dưỡng cây sinh trưởng và phát triển.Ở mỗi giai đoạn cây cần có những loại phân bón và liều lượng khác nhau, tỉ lệ các chất dinh dưỡng khác nhau.Đất có thể không cung cấp đủ dưỡng chất cho cây phát triển nên phải cần đến phân để hỗ trợ quá trình đó của cây. Ở vị trí thứ ba là vai trò của con người, sự cần cù chăm chỉ của con người cũng là yếu tố quyết định đến nông nghiệp. Nếu con người chăm chỉ tưới nước, bón phân thì cây mới có thể lớn khỏe, cho năng suất. Ở vị trí thứ ba là vai trò của con người, sự cần cù chăm chỉ của con người cũng là yếu tố quyết định đến nông nghiệp. Sự cần cù cần có cả về lao động chân tay và trí óc. Cuối cùng là vai trò của giống cây. Nguồn giống và chất lượng giống ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng cây trồng, cần có loại giống thích hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của địa phương thì công chăm bón, cần cù mới phat huy tác dụng. Câu tục ngữ “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” đã khẳng định rõ vai trò của bốn yếu tố nước, phân bón, sự chăm chỉ của con người và giống cây trong quá trình sản xuất nông nghiệp và vẫn còn giá trị đến bây giờ.
Nguồn: Sưu tầm
Loigiaihay.com
- Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ: Nhất thì, nhì thục
- Viết đoạn văn phân tích giá trị nghệ thuật của câu "Tấc đất tấc vàng"
- Viết đoạn văn phân tích câu tục ngữ Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ
- Viết đoạn văn ngắn nêu nội dung về câu tục ngữ "Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa"
- Viết đoạn văn phân tích câu tục ngữ: Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, Ngày tháng mười chưa cười đã tối
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Quan âm Thị Kính
- Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm Quan Âm Thị Kính
- Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Ca Huế trên sông Hương
- Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm Ca Huế trên sông Hương
- Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu
- Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Quan âm Thị Kính
- Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm Quan Âm Thị Kính
- Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Ca Huế trên sông Hương
- Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm Ca Huế trên sông Hương
- Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu