Văn bản Bắc Sơn


Một cảnh nhà vào hạng phong lưu của người Tày.


BẮC SƠN

(Trích hồi bốn)

Một cảnh nhà vào hạng phong lưu của người Tày.

Có cửa thông sang một căn buồng. Đêm, trong nhà thắp đèn.

LỚP I

Tóm tắt: Cuộc đối thoại giữa Thơm và Ngọc, trước khi Ngọc cùng đồng bọn lùng bắt Thái và Cửu – hai người cách mạng đang trốn tránh, sau khi cuộc khởi nghĩa bị giặc Pháp đàn áp. Mặc dù Ngọc cố quanh co, lừa dối, nhưng Thơm vẫn nghi ngờ và đã dần nhận ra bộ mặt phản động của y. Cô càng đau xót, ân hận khi nghĩ đến cái chết của cha và em trai, tình cảnh điên dại bỏ nhà đi lang thang của mẹ.

LỚP II

THƠM – THÁI - CỬU

CỬU (thất sắc) – Nhằm rồi ! Thôi hỏng ! (chĩa súng định bắn)

THÁI (giữ lại) – Đừng bắn. Cửu I (Cửu rụt súng lại, định quay ra, luống cuống) Đừng ra vội, Cửu! (bước lại gần Thơm) Cô Thơm...

THƠM (xua tay) – Hai ông...

THÁI (bảo Cửu) – Anh cứ yên. Cô Thơm không làm gì đâu. (báo Thơm) Xin cô đừng nói gì.

THƠM (gật đầu se sẽ) - Vâng... Hai ông đi đâu ? (một vài tiếng súng ở gần) Tôi sợ quá!

THÁI – Cô cứ yên tâm. (tươi cười) Cô có định bắt tôi không ?

THƠM – Không, không đời nào. Nhưng sao ông lại vào đây ? Ông định bắt Ngọc phải không ?

THÁI – Không.

THƠM – Tôi cứ lo cho hai ông. Tưởng các ông chạy được xa rồi. (Có tiếng người rầm rầm bên ngoài. Tiếng chó sủa râm ran.)

CỦU (thất vọng và cảm động, lời nói đầy hối hận) - Anh Thái !

THÁI – Anh cứ yên. (cười) Chết là cùng chứ gì.

THƠM (thành thực) – Chết nỗi, hai ông bị chúng nó đuổi phải không ? Làm thế nào bây giờ ? Ngọc nó cũng vừa mới đi, chắc... Tôi không báo hai ông đâu. (thấy Cửu hoài nghi) Tôi chết thì chết, chứ tôi không báo hai ông đâu. Nhưng làm thế nào để hai ông đi được bây giờ ? (luống cuống)

(Tiếng người rầm rầm càng gần, chó sủa ran ran. Tiếng gậy gộc.)

CỬU – Tôi giết anh rồi !

THÁI – Phàn nàn vô ích ! Đừng cuống mới được. Để tôi ra xem (định chạy ra cửa).

THƠM (ngăn lại) - Ông đừng ra, chết nỗi ! Ông đừng nói nữa, nó nghe tiếng. Đế tôi ra hơn, ông đừng ra ! (Nàng rón rén ra.)

CỦU (hoài nghi) – Không được ! (định theo ra)

THÁI – Tôi biết cô Thơm. Anh đừng nghi dòng máu cụ Phương. Tôi tin như thế. Nghe giọng nói thì biết là thật hay không thật chứ.

CỬU – Tôi không tin. Vợ Việt gian thì cũng là Việt gian.

THƠM (hốt hoảng chạy vào) – Nó khám nhà bà Lục mấy nhà bác Chui. Làm thế nào, hai ông ? (cuống quýt gần như khóc) Có cả Tây. Ngọc cũng đi vào đấy. Tôi lo quá... (nghẹn ngào)

THÁI (bảo Cửu) – Chúng ta bắt tay nhau một lần cuối cùng rồi đi. Ở đây, liên luỵ đến cô Thơm, không tiện.

CỦU – Thì ra tôi giết anh à ? Lẽ nào !

(Tiếng chân đi, tiếng gậy lộc cộc càng gần.)

THƠM

Hai ông đừng nói nữa. Ngọc nó về. (Thái và Cửu định ra.) Hai ông đừng đi đâu, hãy tạm vào đây, may ra... (chỉ vào buồng).

(Có tiếng người đi vào. Thái và Cửu ngơ ngác, Thơm ngoan ngoãn và mau lẹ, thân mật như một người em gái kéo hai người đẩy vào trong buồng và nói: "Có lối thông ra ngoài đấy, khép cửa buồng lại".)

LỚP III

THƠM – NGỌC

Thơm ngồi trên ghế gục đầu xuống thúng khâu.

NGỌC (vào, đến lay vợ) – Chết nỗi, gục xuống đấy mà ngủ à ?

THƠM (rũ rượi và buồn bã) - Đã về đấy à ?

NGỌC – Sao mặt mũi bơ phờ thế kia ? Sao không vào buồng mà ngủ ?

THƠM – Từ lúc anh thằng Sáng(?) đi, tôi có ngủ được đâu. Buồn chết ra. Cứ nghĩ đến chú, đến mé thì không làm sao ngủ được. Còn có anh thằng Sáng, thì lúc nãy, tôi lại thế. Tôi nói anh thằng Sáng chả ra cái gì. Tôi nghĩ tôi chán quá. Từ lúc anh thằng Sáng đi, tôi cứ ngồi đứng không yên. Không biết anh thằng Sáng có chấp trách không ?

NGỌC – Cứ biết cho như thế, tôi cũng hả. Thôi, thế là được rồi !

THƠM – Anh thằng Sáng có còn phải đi nữa không ? (có tiếng rầm rầm ở ngoài) Cái gì thế ?

NGỌC – Các ông ấy đợi ở đằng sau nhà.

THƠM (nói to) – Đằng sau nhà 1 Ở chỗ buồng đi ra ấy à ?

NGỌC - Ừ, thì làm sao ?

THƠM (cuống quýt ) – Sao lại đợi ở đấy ? Sao không mời các ông ấy lên

chơi cả cho vui có được không ?

NGỌC – Thổi được, họ thích thế. Lại đi ngay ấy mà.

THƠM – Lại đi ngay à ? Thế còn anh thằng Sáng ?

NGỌC (đĩ thoã) – Tôi ở nhà nhớ ?

THƠM - Tuỳ đấy, tôi biết đâu với công việc của anh thằng Sáng mà. Thôi đi đi, không anh em người ta...

NGỌC (lấy điếu thông điếu) – Người ta làm sao ? Bảo người ta cười phải không ? (đánh diêm hút thuốc say sưa, nhìn vợ ngáp dài)

THƠM – Cười thì mặc người ta, sợ gì ? (vui vẻ)

NGỌC – Ừ, cứ vui như thế mới được. Trông mặt rầu rầu, lắm lúc đến ghét. Thì ta cứ vui đi nào. Thôi thì chẳng may chú(4) mấy(5) thằng Sáng đã như thế, mình thương thì cứ thương trong bụng, rồi còn tính việc làm ăn, chứ cha con, chị em đứt ruột ra được ấy chứ lị. Nhưng một vừa hai phải thôi, chứ buồn suốt đời được à ?

THƠM (xa xăm) – Vâng !

NGỌC – Lại nghĩ cái gì thế ?

THƠM – Không, có nghĩ gì đâu. Chỉ thương anh thằng Sáng vất vả, lo nghĩ nhiều, ngày đã thế, đem lại chẳng được nghỉ ngơi, người cứ hốc hác đi, rồi thì đến mang bệnh, mang tật ấy chứ lị. Rồi bây giờ lại đi chứ ở gì đấy...

NGỌC – Đêm nay muốn tôi ở nhà hay đi nào ?

THƠM – Tôi biết thế nào mà bảo.

NGỌC – Tôi ở nhà nhớ ?

THƠM – Ai biết được, cứ ỡm ờ làm gì ?

(Có tiếng gọi: "Có đi không, bác Ngọc ? Bảo tạt qua nhà một tí mà ngồi từ bấy đến giờ ! Vợ ấy thì còn chết!")

NGỌC (cười, nhìn vợ ) – Nói đùa đấy chứ, cũng phải đi đây. Đi cho xong đi, cho "nó" khỏi cự) mình. Còn hai cái thằng ấy thì còn ăn không ngon, ngủ không yên.

THƠM – Hai thằng nào ?

NGỌC (lúng túng) – Hai cái thằng tướng cướp... Bắt được hai thằng ấy thì cũng được vài ngàn đồng. Chia cho tất cả anh em một nửa, mình lấy một nửa. Cái nhà này, thế là lấy xong rồi. Đẹp đấy chứ ! Tậu được mấy mẫu ruộng nữa ; làm thế nào chạy được cái hàm cửu phẩm, thế mà hơn làm nho kia đấy. Chẳng tiếc nữa. Về làng chúng nó còn đỡ khinh. Rồi em xem, thế nào tôi cũng trị cho được cái thằng Tốn mới nghe. Nó lại muốn mua tranh ruộng của mình à ? Rồi nó xem. Cái ruộng nó tậu được, nó lại phải nhả ra cho mình, mà còn lạy không xong kia. Thời buổi này mà nó dám trêu vào mình thì nó thật dại hơn con chó. Khoe tiền, rồi khóc vì tiền cho mà xem.

THƠM – Thì làm gì cứ phải thâm thù thế ?

NGỌC – Thâm thù gì đâu, nhưng phải cho nó biết tay mình. Mình không mà nó phải nể, thế mới thích. Lại làm thế nào khao được một chuyến, cho chúng nó biết tay, thế mới lại càng thích.

THƠM – Đấy nhớ, cứ đổ tội cho vợ tiêu. Khao, thì là ai tiêu ?

NGỌC – Ai đổ tội ? Thôi, có đi ngủ thì đi đi ! Trông sút đi đấy. Tôi thì tôi phải đi mới được. (để đáp lại một sự bứt rứt trong lòng) Đằng nào thì chúng nó cũng bị bắt, mình chả bắt thì cũng người khác bắt, bắt sớm lại đỡ khổ, dân lại được yên ổn làm ăn, thế lại hơn. (vui vẻ) Nhớ làm cơm cho các ông ấy đánh chén đấy. Những lũ khỉ, đi suốt đêm thế này, ngày mai giá ngủ bù thì phải, lại rủ nhau xóc đĩa...

THƠM – Thôi, tôi van anh thằng Sáng. Mai thì ở nhà mà ngủ cho nó lại sức. Người đã gớm chết ra thế kia !

NGỌC (nhìn vợ ) – Sao độ này lại mặc áo vá thế kia ? Có lấy tiền không ?

THƠM –Thôi, có thì cho mà không thì thôi. Tôi cũng chả cần nữa. Già rồi còn gì!

NGỌC (cười, ngắm vợ ) – Già nhỉ!

[...]

THƠM (nhìn trộm chồng, sốt ruột) – Thế nào, có đi không ?

NGỌC (cau trán) - Đi bây giờ đây. Nhưng để nghĩ xem chúng nó lẩn vào đâu mà mất tích chóng thế được. (lại hút thuốc, trầm ngâm) Không biết nó đi đâu. Ở xóm này, khám hết rồi, thể là không có rồi. Chắc là nó còn ở đấy, lúc nãy, mình trông nhầm nó chạy về đây thì phải. Nhất định là nó còn ở đấy, phải, nhất định. Cứ vây cho đến sáng rồi xông vào, có hai thằng chứ có vạn gì mà không bắt nổi. Không bắt nổi thì tiêu tên tuổi. Lại để cho thằng Sĩ nó bắt được thì rồi "nó" còn tin mình gì nữa. Nhất định là nó còn ở đấy, chưa đi được đâu. Người chứ có phải là thánh đâu. (gật đầu) Dò đúng đến thế mà để xổng thì tự tử đi cho rồi.

THƠM – Tính gì mà tính kĩ thế ?

NGỌC – Tính gì, tính tiền chứ còn tính gì ? Thôi, tôi đi đây ! (cầm đèn bấm và gậy định ra, lại trở vào) Giữ hộ tôi mấy trăm này.

THƠM – Cứ cầm đi có được không ?

NGỌC – Thôi, lão lí cứ đòi vay. Đem đi mà không cho nó vay thì không tiện, mà cho nó vay thì đời nào nó trả mình. Tôi không có cái lối cho vay suông như thế. Đã được cửu phẩm) thì thôi tiền đi là phải. Mình cứ cầm đằng chuôi là hơn hết. (trao tiền cho vợ) Em như cũng hết tiền rồi ?

THƠM (cầm lấy ) – Anh thằng Sáng thật chỉ ăn người.

(Có tiếng gọi : "Có đi không nho Ngọc ? Quan hỏi đấy")

NGỌC (sấp ngửa) – Thôi, ở nhà nhớ ! Đi ngủ đi ! Mà cửa ngõ chẳng đóng gì thế là thế nào ? Có đứa nào vào thì làm sao ? Có ngày thì mất hết. Thôi, tôi đi đây (chạy ra).


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 9 - Xem ngay

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí