Trình bày nội dung, phương pháp học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh


Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương đạo đức của một vĩ nhân, một lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một người cộng sản vĩ đại, nhưng đồng thời cũng là tấm gương đạo đức của một người chân chính, bình thường, gần gũi ai cũng có thể học theo, để làm theo, để trở thành một người cách mạng, người công dân tốt hơn trong xã hội.

Câu hỏi:  Trình bày nội dung, phương pháp học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh?

Trả lời:

-   Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương đạo đức của một vĩ nhân, một lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một người cộng sản vĩ đại, nhưng đồng thời cũng là tấm gương đạo đức của một người chân chính, bình thường, gần gũi ai cũng có thể học theo, để làm theo, để trở thành một người cách mạng, người công dân tốt hơn trong xã hội. Điều ấy thể hiện trong các điểm sau:

Một là, đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương trọn đời phấn đấu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.

Ngay từ thuở thiếu thời, Hồ Chí Minh đã lựa chọn một cách rõ ràng mục tiêu phấn đấu cho cả cuộc đời mình là vì nước, vì dân. Trong cả cuộc đời hoạt động cách mạng lâu dài và gian khổ. Người đã chấp nhận sự hy sinh, không quản gian nguy, kiên định, dũng cảm và sáng suốt để vượt qua mọi khó khăn, thách thức, thực hiện bằng được mục tiêu đó.

Hai là, đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương của ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, vượt qua mọi thử thách, khó khăn để đạt mục đích.

Cuộc đời cách mạng của Hồ Chí Minh là một chuỗi năm tháng đấu tranh vô cùng gian khổ vượt qua bao khó khăn, Người kiên trì mục đích của cuộc sống, bảo vệ chân lý giữ vững quan điểm, khí phách, bình tĩnh, chủ động vượt qua mọi thử thách. Người tự răn mình: “Muốn nên sự nghiệp lớn. Tinh thần phải càng cao”.

Ba là, đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân.

Hồ Chí Minh luôn luôn tin ở con người, tin tưởng vào trí tuệ và sức mạnh của nhân dân: dựa vào dân, lấy dân làm gốc, nguyện làm “người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”, “người lính vâng lệnh quốc dân, đồng bào ra mặt trận”.

Bốn là, đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương của một con người nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu, hết mực vì con người.

Hồ Chí Minh có tình thương yêu bao la với tất cả mọi kiếp người. Người dành tình thương yêu cho tất cả. Người chia sẻ với mỗi người những nỗi đau. Người nói: “Mỗi người, mỗi gia đình đều có một nỗi đau khổ riêng và gộp cả những nỗi đau khổ riêng của mỗi người, mỗi gia đình lại thì thành nỗi đau khổ của tôi".

Năm là, đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường.

Hồ Chí Minh sống thật sự" cần, kiệm, giản dị, coi khinh sự xa hoa, không ưa chuộng những nghi thức trang trọng. Suốt đời Người sống trong sạch, vì dân, vì nước, vì con người, không gợn chút riêng tư. Người đã để ra tư cách người cách mạng cho cán bộ, đảng viên phấn đấu và tự mình gương mẫu thực hiện.

Bâý nhiêu đức tính cao cả chung đúc lại trong một con người đã làm cho tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở nên siêu việt, vô song ‘‘khó ai có thể vượt hơn" Nhưng cũng chính từ sự kết hợp của những đức tính đó. Người là tấm gương cụ thể, gần gũi, mà mọi người đều có thể noi theo.

-    Học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay, mỗi người chúng ta cần làm tốt các mặt sau đây:

Một là, thực hiện "trung với nước, hiếu với dân mỗi người phải trung thành vô hạn với mục tiêu lý tưởng của Đảng, của dân tộc, tham gia tích cực vào việc đẩy mạnh dân giàu, nước mạnh. xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Suốt đời hy sinh phấn đấu vì nước, vì dân tộc, Hồ Chí Minh chỉ có một mong muốn tột bậc là đất nước ta được hoàn toàn độc lập. dân ta được hưởng tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh chúng ta cần:

+ Trung thành vô hạn với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.

nền văn hóa, bảo vệ Đảng, chế độ và sự nghiệp đổi mới bảo vệ lợi ích của đất nước, dân tộc.

+ Luôn luôn quan tâm đến lợi ích của nhân dân tôn trọng dân: hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, giải quyết kịp thời những yêu cầu, kiến nghị của dân, biết tập hợp nhân dân, phát huy sức mạnh của dân, tổ chức, động viên cho nhân dân phấn đấu thoát khỏi đói nghèo, “làm giàu cho mình, cho đất nước”.

+ Có ý thức vươn lên thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng nước kém phát triển, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

+ Trung với nước, hiếu với dân là phải luôn luôn có ý thức giữ gìn đoàn kết dân tộc, đoàn kết trong Đảng, trong nhân dân: kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng trước mọi mưu đồ chia rẽ dân tộc, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, chia rẽ Đảng với nhân dân của các thế lực thù địch, cơ hội.

+ Có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc, có lương tâm nghề nghiệp trong sáng: ham học hỏi, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

+ Giải quyết đúng đắn mối quan hệ cá nhân - gia đình - tập thể - xã hội; quan hệ giữa nghĩa vụ và quyền lợi, theo lời dạy của Bác: Việc gì có lợi cho dân thì làm. Việc gì có hại cho dân thì phải tránh”.

Hai là, thực hiện đúng lời dạy: “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư nêu cao phẩm giá con người Việt Nam trong thời kỳ mới.

 

+ Tích cực lao động, học tập, công tác với tinh thần lao động sáng tạo, có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn của Nhà nước, của tập thể,của chính mình một cách có hiệu quả.

+ Quý trọng công sức lao động và tài sản của tập thể, của nhân dân; không xa hoa, lãng phí không phô trương, hình thức.

+ Kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, thực dụng, không để cho lợi ích cá nhân chi phối, chống thói chạy theo danh vọng, địa vị, giành giật lợi ích cho mình, lạm dụng quyền hạn, chức vụ để chiếm đoạt của công; cục bộ địa phương, thu vén cho gia đình, cá nhân.

+ Thẳng thắn, trung thực, bảo vệ chân lý, bảo vệ đường lối. quan điểm của Đảng, bảo vệ người tốt; chân thành, khiêm tốn; không chạy theo chủ nghĩa thành tích, bao che, giấu giếm khuyết điểm...

+ Thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư phải kiên quyết chống bệnh lười biếng, lối sống hưởng thụ, vị kỷ, nói không đi đôi với làm, nói nhiều, làm ít, làm dối, làm ẩu. Phải có thái độ rõ rệt lên án và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, loại trừ mọi biểu hiện vô liêm, bất chính ra khỏi đời sống xã hội.

Ba là, nâng cao ý thức dân chủ và kỷ luật, gắn bó với nhân dân, vì nhân dân phục vụ.

+ Mỗi cán bộ, đảng viên của Đảng phải đặt mình trong tổ chức, trong tập thể, phải tôn trọng nguyên tắc, pháp luật, kỷ cương.

+ Gần dân, học dân, có trách nhiệm với dân, khắc phục cho được thói vô cảm, lãnh đạm, thờ ơ trước khó khăn, thắc mắc, những đau khổ của nhân dân.

+ Coi trọng tự phê bình và phê bình, “phải nghiêm khắc với chính mình”. Phê bình phải có mục đích là xây dựng tổ chức, xây dựng con người, xây dựng đời sống tình cảm và quan hệ đồng chí, quan hệ xã hội lành mạnh, trong sáng, có lý, có tình. Phải khắc phục bệnh chuộng hình thức, thích nghe lời khen (thậm chí xu nịnh) tâng bốc nhau, không dám nói thẳng, nói thật... để giúp đỡ nhau cùng Liến bộ. Đồng thời, cần phê phán những biểu hiện xuất phát từ những động cơ cá nhân, vụ lợi mà “đấu đá”, nhân danh phê bình để đả kích, lôi kéo, chia rẽ, làm rối nội bộ.

Bốn là, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cần phát huy chủ nghĩa yêu nước gắn chặt với chủ nghĩa quốc tế trong sáng, đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc, chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.

+ Đoàn kết quốc tế trong sáng là thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa đa dạng hóa các quan hệ quốc tế với tinh thần Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì độc lập, hòa bình và phát triển.

+ Tôn trọng độc lập chủ quyền của các nước khác, mở rộng hợp tác cùng có lợi, cùng nhau phấn đấu vì hòa bình, phát triển, cùng nhau hợp tác chống chiến tranh, đói nghèo, bất công, cường quyền, áp đặt trong quan hệ quốc tế. Với những vấn đề của quá khứ, lịch sử “sẵn sàng khép lại”, xóa bỏ mặc cảm, hận thù, nhìn về tương lai, xây dựng tình hữu nghị giữa các dân tộc.

+ Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, nguồn lực bên trong với nguồn lực bên ngoài để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

+ Nâng cao tinh thần độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, tự hào, tự tôn dân tộc; đấu tranh chống tâm lý dân tộc hẹp hòi, tự ti: phê phán tư tưởng ngoại lai, vong bản, vọng ngoại, ảo tưởng trước chủ nghĩa tư bản.

 


Bình chọn:
3.7 trên 21 phiếu

>> Xem thêm