Giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới


Hồ Chí Minh được cả thế giới tôn vinh là Nhà văn hóa kiệt xuất, không chỉ vì Người đã sáng tạo ra một thời đại mới và một nền văn hóa mới ở Việt Nam mà còn là vì những đóng góp mới của Người vào lý luận và sự phát triển chung của văn hóa nhân loại.

Câu hỏi. Giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới?

Trả lời:

Hồ Chí Minh được cả thế giới tôn vinh là Nhà văn hóa kiệt xuất, không chỉ vì Người đã sáng tạo ra một thời đại mới và một nền văn hóa mới ở Việt Nam mà còn là vì những đóng góp mới của Người vào lý luận và sự phát triển chung của văn hóa nhân loại.

Trong lĩnh vực văn hóa, Hồ Chí Minh đã sớm nhận thấy vai trò và sức mạnh của văn hóa, đã sớm đưa văn hóa vào chiến lược phát triển của đất nước.

Ngay sau khi giành được độc lập, Hồ Chí Minh đã đề nghị Chính phủ bắt tay ngay vào công cuộc xây dựng một nền văn hóa mới ở Việt Nam bằng việc phát động phong trào bình dân học vụ, diệt giặc dốt, nâng cao dân trí và xây dựng đời sống mới, xây dựng và phát triển các thuần

 

phong, mỹ tục... đưa những giá trị văn hóa đi sâu vào quần chúng, coi nó như một sức mạnh vật chất, một động lực. một mục tiêu, một hệ điều tiết xã hội trong quá trình phát triển. Đây là một quan điểm hoàn toàn mới mẻ, điều mà mãi đến những năm 80 của thế kỷ XX, UNESCO mới tổng kết và coi đó như một quy luật phát triển của xã hội.

Phát triển quan điểm của c. Mác: văn hóa không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính trị, Hồ Chí Minh bổ sung thêm: văn hóa cũng là một mặt trận, văn nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận ấy. Bàn về chức năng của văn hóa. Người cho rằng: “văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi” (chức năng nâng cao nhận thức, mở rộng hiểu biết); "văn hóa phải làm cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập, tự do” (chức năng bồi dưỡng tinh thần vì nước quên mình); "văn hóa phải sửa đổi được tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ’ (xây dựng và hoàn thiện đạo đức con người)... Hầu hết những luận điểm có tính chân lý này, Hồ Chí Minh đều đưa ra trong thời kỳ 1945-1946, khi Người bắt tay vào việc xây dựng một nền văn hóa mới ở Việt Nam. Thực tiễn chứng minh rằng, những luận điểm đó không chỉ có ý nghĩa với Việt Nam mà còn có ý nghĩa quốc tế rất sâu sắc. Đánh giá cao tư tưởng và những đóng góp của Hồ Chí Minh, Nghị quyết của UNESCO tôn vinh Người là Anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hóa lớn có đoạn: “Những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc văn hoá của mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau”.

Trong lĩnh vực đạo đức, Hồ Chí Minh đã có những đóng góp rất đặc sắc vào tư tưởng đạo đức học mácxít.

Những đóng góp đó đã nâng Người lên vị trí một nhà đạo đức học lỗi lạc.

Do nhiều nguyên nhân, c. Mác, Ph. ăngghen và V.I. Lênin nói nhiều về đạo đức, song chưa có điều kiện bàn nhiều về vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội. Hồ Chí Minh đã phát triển, hoàn thiện tư tưởng đạo đức học mácxít về vai trò và sức mạnh của đạo đức, về những chuẩn mực đạo đức cơ bản và những nguyên tắc xây dựng một nền đạo đức mới phù hợp với Việt Nam. Nhờ đó, đã tạo nên một cuộc cách mạng trong lĩnh vực đạo đức ở Việt Nam.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người mới có giá trị lý luận và thực tiễn rất quan trọng.

Về mặt lý luận, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người mới với nội dung sâu sắc và mới mẻ, có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự nghiệp giáo dục, đào tạo con người Việt Nam. Trên cơ sở quán triệt quan điểm giáo dục đạo lý để làm người, coi con người là vốn quý nhất, chăm lo cho hạnh phúc của con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta đã xác định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu.

Con người, chủ thể của mọi sáng tạo, mọi nguồn của của cải vật chất và văn hóa, ngày càng được quan tâm chăm sóc, phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức, là động lực của chủ nghĩa xã hội.

Chủ nghĩa xã hội là một chế độ ưu việt, nhưng phải hiểu sự ưu việt trên hai mặt gắn bó với nhau: Một là, nó là kết quả của những nỗ lực vượt bậc và bền bỉ của toàn dân ta, với những con người phát triển cả về trí lực và khả năng lao động, vể tính tích cực chính trị - xã hội, về đạo đức, tình cảm trong sáng. Hai là, đó là xã hội do những con người mới làm chủ, một xã hội không phải chỉ do con người mà còn vì con người.

Về mặt thực tiễn, sự phát triển con người đã trở thành tiêu chí ngày càng quan trọng trong việc xếp hạng các nước trên thế giới. Năm 1990, Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã đưa ra chỉ dẫn nhằm đánh giá tiến bộ kinh tế và xã hội của một nước, không chỉ ở tổng sản phẩm quốc dân như trước đây, mà dựa trên cơ sở của ba chỉ tiêu cơ bản: thu nhập, trình độ giáo dục, và tuổi thọ.

Hướng bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người Việt Nam là không ngừng gia tăng tính tự giác, năng động, tự chủ, phát huy sức mạnh bên trong của mỗi cá nhân, chú trọng xây dựng những mặt thuộc hạ tầng của đời sống xã hội như giáo dục, y tế, phúc lợi công cộng, kết hợp với sức mạnh của cả cộng đồng, xây dựng nền tảng tinh thần vững chắc của chế độ mới.

Dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta nhấn mạnh việc chăm lo cho hạnh phúc của con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta. Trong mục tiêu phấn đấu chung “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, Đảng ta phấn đấu làm cho “nhân dân có cuộc sống no đủ, có nhà ở tương đối tốt, có điều kiện thuận lợi về đi lại, học hành, chữa bệnh, có mức hưởng thụ văn hóa khá. Quan hệ xã hội lành mạnh, lối sống văn minh, gia đình hạnh phúc”.

Xét đến cùng, đó là tư tưởng phấn đấu cho độc lập, tự do, hạnh phúc của con người, của dân tộc và nhân loại. Nói cách khác, tất cả vì con người, do con người.

Hồ Chí Minh thường nói đến “văn minh thắng bạo tàn”. Văn minh ở đây được hiểu cả trình độ phát triển đời sống tinh thần và trình độ phát triển của khoa học - kỹ thuật. Xã hội văn minh là xã hội có những con người nhân văn, tức là những con người phát triển toàn diện cả đức, trí, thể, mỹ: lý tưởng và tình cảm; nhân ái và khoan dung. Xã hội mới không chấp nhận con người phát triển một chiều, phiến diện, què quặt. Muốn con người trở thành vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự nghiệp cách mạng thì phải phát huy vai trò của giáo dục - đào tạo. Bởi vì giáo dục bao gồm gia đình, nhà trường - xã hội - góp phần hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách con người, nâng cao trình độ “người”, hướng con người tới Chân - Thiện - Mỹ.

Tư tưởng về văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới là một bộ phận rất quan trọng trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ lâu, tư tưởng đó đã trở thành một bộ phận của nền văn hóa dân tộc và là ngọn đèn pha soi đường cho công cuộc xây dựng một nền văn hóa và đạo đức mới ở Việt Nam Nghiên cứu và học tập tư tưởng văn hóa, đạo đức Hồ Chí Minh, cũng như noi theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh không chỉ đơn thuần là vấn đề nhận thức, mà còn là trách nhiệm chính trị của cả dân tộc, nhằm xây dựng Việt Nam thành một quốc gia văn minh trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

 


Bình chọn:
3.7 trên 6 phiếu
  • Trình bày nội dung, phương pháp học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

    Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương đạo đức của một vĩ nhân, một lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một người cộng sản vĩ đại, nhưng đồng thời cũng là tấm gương đạo đức của một người chân chính, bình thường, gần gũi ai cũng có thể học theo, để làm theo, để trở thành một người cách mạng, người công dân tốt hơn trong xã hội.

  • Các nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh

    Nói đi đôi với làm, trước hết là sự nêu gương tốt Sự tiêu gương của thế hệ đi trước với thế hệ đi sau, lãnh đạo với nhân viên... Đảng viên phải nêu gương trước quần chúng. Người nói: ‘Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được họ yêu mến.

  • Quan điểm của Hồ Chí Minh về các phẩm chất đạo đức cách mạng cơ bản của con người Việt Nam trong thời đại mới

    Trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, những phẩm chất đạo đức được nêu ra là phù hợp với từng đối tượng. Hơn nữa, Người nhấn mạnh phẩm chất này hay phẩm chất khác là nhằm đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng trong từng thời kỳ nhất định.

  • Quan niệm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của đạo đức cách mạng

    Nhận thức sâu sắc vai trò của đạo đức cách mạng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, trang đầu của tác phẩm Đường cách mạng viết năm 1927 Hồ Chí Minh đã dành để viết về Tư cách người cách mạng. Người yêu cầu người cách mạng phải biết hy sinh ít lòng ham muốn về vật chất

  • Đặc điểm và bản chất của tư tưởng Hồ Chí Minh về đao đức

    Tính thực tế trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh biểu hiện ở chỗ nó hình thành không phải do sự suy lý tư biện mà do chính sự tổng kết thực tiễn đạo đức xã hội Việt Nam, đạo đức của con người Việt Nam, nhất là tổng kết kinh nghiệm rèn luyện tu dưỡng đạo đức của chính bản thân

>> Xem thêm