Quan điểm của Hồ Chí Minh về các phẩm chất đạo đức cách mạng cơ bản của con người Việt Nam trong thời đại mới>
Trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, những phẩm chất đạo đức được nêu ra là phù hợp với từng đối tượng. Hơn nữa, Người nhấn mạnh phẩm chất này hay phẩm chất khác là nhằm đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng trong từng thời kỳ nhất định.
Câu hỏi. Quan điểm của Hồ Chí Minh về các phẩm chất đạo đức cách mạng cơ bản của con người Việt Nam trong thời đại mới?
Trả lời:
Trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, những phẩm chất đạo đức được nêu ra là phù hợp với từng đối tượng. Hơn nữa, Người nhấn mạnh phẩm chất này hay phẩm chất khác là nhằm đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng trong từng thời kỳ nhất định. Có thể khái quát thành những phẩm chất chung, cơ bản nhất của con người Việt Nam trong thời đại mới. Nói cách khác, đó là những chuẩn mực chung nhất của nền đạo đức mới, đạo đức cách mạng Việt Nam mà mọi người cần được bồi dưỡng, giáo dục.
1. Trung với nước, hiếu với dân
Về quan hệ đạo đức thì đây là mối quan hệ của mỗi người với đất nước mình, với nhân dân, dân tộc mình, là mối quan hệ lớn nhất, về phẩm chất đạo đức thì trung với nước, hiếu với dân là phẩm chất quan trọng nhất, bao trùm nhất.
Trung với nước là sự trung thành, yêu quý, báo ân, báo đáp của mỗi một người đối với sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Nước ở đây được hiểu ở ba cấp độ:
- Là đất và nước, lãnh thổ, tài nguyên, môi trường... giới hạn bởi biên giới quốc gia.
- Là quốc vong, quốc túy, quốc hồn, tựu trung trong quốc thể, hình thành từ những quan hệ đan xen giữa chính trị, kinh tế, văn hóa, ngôn ngữ, tâm lý và truyền thống lịch sử: đó là bản sắc dân tộc Việt Nam, văn hóa Việt Nam.
- Là bộ máy công quyền, hệ thống quyền lực thực thi quyền lực chính trị nhà nước, thực thi sức mạnh của nhân dân.
Tư tưởng trung với nước, hiếu với dân của Hồ Chí Minh không những kế thừa giá trị của chủ nghĩa yêu nước truyền thống của dân tộc, mà còn vượt qua những hạn chế của truyền thống đó. Trung vói nước là trung thành với sự nghiệp giữ nước và dựng nước. Nước ở đây là nước của dân, còn dân lại là chủ nhân của đất nước. Khi Hồ Chí Minh đặt vấn đề “bao nhiêu quyền hạn đều của dân”, “bao nhiêu lợi ích đều vì dân”, “bao nhiêu quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân’’ Đảng và Chính phủ là “đầy tớ nhân dân” chứ không phải “quan nhân dân để đè đầu, cưỡi cổ nhân dân”, thì quan niệm về nước và dân đã hoàn toàn đảo lộn so với trước. Có thể nói rất ít lãnh tụ cách mạng đã nói về dân như vậy. Nhưng vấn đề không phải chỉ là nói mà phải làm như thế nào, có làm hay không, điều này càng làm cho tư tương đạo đức Hồ Chí Minh vượt xa lên phía trước.
Trung với nước, hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Câu nói đó của Người vừa là lời kêu gọi hành động, vừa là định hướng chính trị - đạo đức cho mỗi người Việt Nam. không phải chỉ trong cuộc đấu tranh cách mạng trước mắt mà còn lâu dài về sau.
Đối với cán bộ, đảng viên, như Hồ Chí Minh đã nói. "điều chủ chốt nhất” của đạo đức cách mạng là “quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng", là “tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân”, là "trung với nước, hiếu với dân” hơn nữa phải là “tận trung, tận hiếu thì mới xứng đáng vừa là người lãnh đạovừa là đầy tớ trung thành của nhân dân tin yêu, quý mến, kính trọng, nhất định sẽ tạo ra sức mạnh to lớn cho cách mạng.
2. Thương yêu con người, sống có tình có nghĩa Hồ Chí Minh đã xác định yêu thương con người là một trong những đạo đức cao đẹp nhất. Bản thân Hồ Chí Minh đã dành tình yêu thương trọn vẹn của mình cho những người cùng khổ, những người lao động bị áp bức, bóc lột cho đồng chí, đồng bào.
Trên phương diện đạo đức, yêu thương con người đòi hỏi mỗi người phải luôn luôn chặt chẽ, nghiêm khắc với mình, rộng rãi, độ lượng với người khác, phải có thái độ tôn trọng con người, biết cách nâng con người lên chứ không phải hạ thấp, vùi dập con người
Yêu thương con người, theo Hồ Chí Minh, còn được thể hiện qua việc đối xử, có thái độ khoan dung, độ lượng với những người có sai lầm, khuyết điểm, kể cả với những người lầm đường lạc lối. đã hối cải, với cả những kẻ thù đã bị thương, bị bắt hoặc đã chịu quy hàng. Chính tình yêu thương đó đã đánh thức những gì tốt đẹp mà Hồ Chí Minh tin trong mỗi ngưòi đều có, tuy nhiều ít có khác nhau.
Trong Di chúc Hồ Chí Minh căn dặn Đảng phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau. Đây là tình thương yêu trên nguyên tắc tự phê bình và phê bình một cách chân thành, nghiêm túc giữa những người cùng lý tưởng, phấn đấu cho một sự nghiệp chung. Điều này hoàn toàn xa lạ với thái độ dĩ hoà vi quý, bao che sai lầm, khuyết điểm cho nhau, và càng xa lạ với thái độ, yêu nên tốt ghét nên xấu, bè cánh có thể đưa đến những tổn thất lớn cho cách mạng, cho Đảng.
3. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư gắn liền và là một biểu hiện cụ thể của phẩm chất trung với nước hiếu với dân. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư lấy chính bản thân mỗi người làm đối tượng điều chỉnh, nó diễn ra hằng ngày, hằng giờ. Hồ Chí Minh coi cần, kiệm. liêm, chính là bốn đức mà mỗi người phải có, nếu thiếu một đức thì không thành người, như trời phải có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông; đất phải có bốn phương đông, tây, nam, bắc. Và Người giải thích:
Cần là siêng nâăg, chăm chỉ; lao động có kế hoạch, có hiệu quả. có hiệu suất cao với tinh thần tự lực cánh sinh.
Kiệm là tiết kiệm (thời gian, công sức. của cải...) của nước, của dân. "không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi”.
Liêm là luôn tôn trọng của công và của dân. Phải “trong sạch, không tham lam" tiền của, địa vị, danh tiếng.
Chính là thẳng thắn, đứng đắn.
Hồ Chí Minh không chỉ giải thích nội dung của cần, kiệm, liêm, chính, mà Người còn chỉ rõ mối quan hệ giữa bốn đức đó: “Cần. kiệm, liêm là gốc rễ của chính... Mọi người phải cần, kiệm, liêm nhưng còn phải chính thì mới hoàn toàn".
Theo Hồ Chí Minh cần, kiệm, liêm, chính, là thước đo văn minh, tiến bộ của dân tộc. Người viết: “một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc vãn minh, tiến bộ". Đồng thời Hồ Chí Minh cũng coi cần, kiệm, liêm, chính là nền tảng của “đời sống mới”.
Một người cần, kiệm, liêm, chính sẽ dẫn đến chí công vô tư và ngược lại đã chí công vô tư thì nhất định sẽ thực hiện được cần, kiệm, liêm, chính và còn có nhiều tính tốt khác.
Bồi dưỡng phẩm chất cần kiệm liêm chính, chí công vô tư sẽ làm cho con người vững vàng trước mọi thử thách: Giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục. Nhưng đây là vấn đề hết sức phức tạp, nói dễ làm khó, và trong cuộc sống vẫn còn hay vi phạm. Bởi vì nó đụng chạm đến nhiều mặt lợi ích cá nhân mà tập trung nhất là chức quyền, danh lợi. Nếu không vượt qua được chủ nghĩa cá nhân, thì bất cứ ai cũng có thể sa vào những hành vi vô đạo đức.
4. Tinh thần quốc tế trong sáng
Đó là tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản, mà Hồ Chí Minh đã nêu lên bằng mệnh đề “Bốn phương vô sản đều là anh em”. Đó là tinh thần đoàn kết với các dân tộc bị áp bức, với nhân dân lao động các nước, mà Hồ Chí Minh đã dày công vun đắp bằng hoạt động cách mạng thực tiễn của bản thân và bằng sự nghiệp cách mang của cả dân tộc. Đó là tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam vỏi tất cả những người tiến bộ trên thế giới vì hoà bình, công lý và tiến bộ xã hội.
Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa quốc tế vô sản gắn liền với chủ nghĩa yêu nước, đương nhiên phải là chủ nghĩa yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốc tế trong sáng. Nếu tinh thần yêu nước không chân chính và tinh thần quốc tế không trong sáng thì sẽ dẫn đến chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, sô vanh, biệt lập, kỳ thị chủng tộc hoặc chủ nghĩa bành chướng bá quyền. Tất cả những khuynh hướng ấy có thể phá vỡ một quốc gia dân tộc, hay một liên bang quốc gia đa dân tộc, phá vỡ tình đoàn kết quốc tế trong cuộc đấu tranh chung, thậm chí có thể đưa đến tình trạng đối đầu, đối địch gây chiến tranh sắc tộc, cục bộ.
- Các nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh
- Trình bày nội dung, phương pháp học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
- Giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới
- Quan niệm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của đạo đức cách mạng
- Đặc điểm và bản chất của tư tưởng Hồ Chí Minh về đao đức
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam
- Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết
- Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
- Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế
- Giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết