Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người


Hồ Chí Minh có cách nhìn nhận, xem xét con người trong tính đa dạng của nó: đa dạng trong quan hệ xã hội (quan hệ dân tộc, giai cấp, tầng lớp, đồng chí, đồng bào...): đa dạng trong tính cách, khát vọng, phẩm chất, khả năng cũng như năm ngón tay dài, ngắn khác nhau, nhưng đều hợp nhau lại nơi bàn tay: mấy mươi triệu người Việt Nam

a) Con người được nhìn nhận như mặt chỉnh thể

-  Hồ Chí Minh xem xét con người như một chỉnh thể thống nhất về tâm lực, thế lực và các hoạt động của nó. Con người luôn có xu hướng vươn lên cái Chân - Thiện - Mỹ mặc dù "có thế này, thế khác".

Hồ Chí Minh có cách nhìn nhận, xem xét con người trong tính đa dạng của nó: đa dạng trong quan hệ xã hội (quan hệ dân tộc, giai cấp, tầng lớp, đồng chí, đồng bào...): đa dạng trong tính cách, khát vọng, phẩm chất, khả năng cũng như năm ngón tay dài, ngắn khác nhau, nhưng đều hợp nhau lại nơi bàn tay: mấy mươi triệu người Việt Nam, có người thế này, thế khác, nhưng đều cùng là nòi giống Lạc Hồng: đa dạng trong hoàn cảnh xuất thân, điều kiện sống, làm việc ..

-   Hồ Chí Minh xem xét con người trong sự thống nhất của hai mặt đối lập: thiện và ác hay và dở, tốt và xấu, hiền và dữ,... bao gồm cả tính người - mặt xã hội và tính bản năng - mặt sinh học của con người. Theo Hồ Chí Minh, con người có tốt có xấu, nhưng "dù là xấu, tốt, văn minh hay dã man đều có tình"1.

b) Con người cụ thể lịch sử

Hồ Chí Minh cũng dùng khái niệm "con người" theo nghĩa rộng trong một số trường hợp ("phẩm giá con người", "giải phóng con người", "người ta", "con người", "ai"...), nhưng đặt trong một bối cảnh cụ thể và một tư duy chung, còn phần lớn. Người xem xét con người trong các mối quan hệ xã hội, quan hệ giai cấp, theo giới tính (thanh niên, phụ nữ), theo lứa tuổi (phụ lão, nhi đồng), nghề nghiệp (công nhân, nông dân, trí thức...), trong khối thống nhất của cộng đồng dân tộc (sĩ, nông, công, thương) và quan hệ quốc tế (bầu bạn năm châu, các dân tộc bị áp bức, bốn phương vô sản). Đó là con người hiện thực, cụ thể, khách quan.

c) Bản chất con người mang tính xã hội

-  Để sinh tồn, con người phải lao động sản xuất. Trong quá trình lao động, sản xuất, con người dần nhận thức được các hiện tượng, quy luật của tự nhiên, của xã hội: hiểu về mình và hiểu biết lẫn nhau..., xác lập các mối quan hệ giữa người với người.

-  Con người là sản phẩm của xã hội. Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, con người là sự tổng hợp các quan hệ xã hội từ hẹp đến rộng, chủ yếu bao gồm các quan hệ: anh, em: họ hàng: bầu bạn: đồng bào, loài người.


 


Bình chọn:
3.9 trên 7 phiếu
  • Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người và chiến lược "trồng người"

    Theo Hồ Chí Minh, "trong bầu trời không quý bằng nhân dân. trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân". Vì vậy, \'Vô luận việc gì, đều do người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả". Người cho rằng "việc dễ mấy không có nhân dân cũng chịu, việc khó mẩy có dân liệu cũng xong".

  • Kết Luận - Chương VII

    Hồ Chí Minh được cả thế giới tôn vinh là Nhà văn hóa kiệt xuất, không chỉ vì Người đã sáng tạo ra một thời đại mới và một nền văn hóa mới ở Việt Nam, mà còn là vì những đóng góp mới của Người vào lý luận và sự phát triển chung của văn hóa nhân loại.

  • Quan điểm của Hồ Chí Minh về nội dung xây dựng con người mới

    Khái niệm con người Việt Nam mới ở đây là để phân biệt với con người sống trong xã hội cũ, con người chưa giác ngộ con đường cách mạng theo lập trường giai cấp công nhân, chưa được làm chủ

  • Quan điểm của Hồ Chí Minh về các phương pháp xây dựng con người mới

    ề xây dựng đời sống mới. Năm 1947 sau hơn một năm giành được chính quyền. Hồ Chí Minh hoàn thành hai tác phẩm Đời sống mới bút danh Tân Sinh và Sửa đổi lối Làm việc bút danh X.Y.Z. Nội dung hai tác phẩm bổ sung cho nhau nhằm xác định các tiêu chuẩn của con người mới của cán bộ, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ cách mạng mới - vừa kháng chiến vừa kiến quốc, nhiệm vụ của một Đảng cầm quyền.

  • Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng thế hệ cách mạng cho đời sau

    Lịch sử là sự kế tục tiếp diễn giữa các thế hệ. Nhưng sự kế tục lịch sử bao hàm sự kế tục cách mạng lại đòi hỏi phải có sự chuẩn bị chủ động, tự giác và chắc chắn. Tiến trình phát triển, lịch sử vận động không theo một con đường thẳng. Những người cộng sản vốn ý thức được quy luật vận động của lịch sử thông qua hoạt động có ý thức của con người.

>> Xem thêm