Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về quân sự


Tư tưởng Hồ Chí Minh về quân sự là một bộ phận hữu cơ cực kỳ quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam. Đó không phải là tư tưởng thuần túy quân sự mà luôn luôn là tư tưởng quân sự chính trị. Tư tưởng quân sự xuất phát từ tư tưởng chính trị, quân sự gắn bó chặt chẽ với chính trị

Câu hỏi. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về quân sự?

Trả lời:

Tư tưởng Hồ Chí Minh về quân sự là một bộ phận hữu cơ cực kỳ quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam. Đó không phải là tư tưởng thuần túy quân sự mà luôn luôn là tư tưởng quân sự chính trị. Tư tưởng quân sự xuất phát từ tư tưởng chính trị, quân sự gắn bó chặt chẽ với chính trị, phục vụ cho những nhiệm vụ chính trị, nhằm thực hiện những mục tiêu chính trị, bao quát nhất là giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người, giành lại độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, hạnh phúc cho mỗi con người. Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh phản ánh những vấn đề có tính quy luật của cách mạng bạo lực trong đấu tranh để giành và giữ chính quyền, trong khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng, trong việc xây dựng căn cứ địa, hậu phương, đặc biệt là xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân và nền quốc phòng toàn dân..

Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh đã được hình thành trên những cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng.

Đó là di sản quân sự rất phong phú của dân tộc ta trải qua các cuộc khởi nghĩa, chiến tranh giải phóng và chiến tranh bảo vệ Tố quốc mang tính nhân dân sâu rộng, trong trường kỳ lịch sử từ đầu công nguyên cho đến sau này.

Đó là tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin về cách mạng bạo lực, về khởi nghĩa, về chiến tranh đã được đề ra cho giai cấp vô sản và quần chúng lao động trong cuộc đấu tranh để giành và giữ chính quyền, nhằm xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

Đó là những tinh hoa quân sự cổ kim của cả phương Đông và phương Tây, kinh nghiệm về khởi nghĩa và chiến tranh của nhiều nước, đặc biệt là của Trung Quốc và Liên Xô.

Đó là thực tiễn đất nước và con người Việt Nam, thực tiễn đấu tranh cách mạng lâu dài, kiên cường và đầy sáng tạo của cả dân tộc ta từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt là thực tiễn của hơn 30 năm chống lại hai đế quốc lớn,nhằm giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.

Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh không phải chỉ được thể hiện trong các bài nói, bài viết của Người về quân sự, mà còn trong thực tiễn Người chỉ đạo xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, chỉ đạo khởi nghĩa và chiến tranh cách mạng, trong đường lối, chủ trương kháng chiến của Đảng và Nhà nước do Người lãnh đạo. Tư tưởng ấy còn được thể hiện trong những hoạt động hết sức phong phú và sáng tạo của những người học trò gần gũi của Người, của quân dân cả nước trong cuộc chiến đấu vô cùng oanh liệt chống thù trong giặc ngoài trong suốt hơn nửa thế kỷ vừa qua. Đây chính là lý luận quân sự hiện đại của dân tộc ta, một bộ phận quan trọng của lý luận cách mạng Việt Nam nhằm giải phóng dân tộc khỏi sự thống trị của chủ nghĩa đế quốc thực dân, để bước vào một thời đại mới – thời đại độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

 


Bình chọn:
3.3 trên 3 phiếu
  • Nội dung chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh về quân sự

    Người sớm chỉ rõ: “Chế độ thực dân, tự bản thân nó đã là một hành động bạo lực của kẻ mạnh đối với kẻ yếu rồi”[1]. Do đó 'Trong cuộc đấu tranh gian khổ chống kẻ thù của giai cấp và của dân tộc, cần dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền"

  • Nội dung cơ bản hoc tập, vận dụng, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta

    Tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam hành động của toàn Đảng, toàn dân ta trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh chính là học sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác 1 Lênin vào điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam, hình thành các luận điểm mới, cách làm mới trong cách mạng Việt Nam.

  • Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người và chiến lược “trồng người

    Hồ Chí Minh đã đưa ra một định nghĩa về người: “Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả loài người’”.

  • Các nhân tố tác động đến việc học tập, vân dụng, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện hiện nay

    Hiện nay so với thời kỳ Hồ Chí Minh sống và hoạt động đã có những biến đối rất to lớn. Thời kỳ Hồ Chí Minh bước lên vũ đài chính trị là thời kỳ chủ nghĩa xã hội ngày càng mở rộng và trở thành hệ thống thế giới. Đó cũng là thời kỳ mà các trào lưu cách mạng của thời đại, đấu tranh giai Cấp, đấu tranh giải phóng dân tộc đang phát, triển mạnh mẽ, đạt được những thắng lợi chưa từng có.

  • Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng thế hệ cách mạng cho đời sau

    Lịch sử là sự kế tục tiếp diễn giữa các thế hệ. Nhưng sự kế tục lịch sử bao hàm sự kế tục cách mạng lại đòi hỏi phải có sự chuẩn bị chủ động, tự giác và chắc chắn. Tiến trình phát triển, lịch sử vận động không theo một con đường thẳng. Những người cộng sản vốn ý thức được quy luật vận động của lịch sử thông qua hoạt động có ý thức của con người.

>> Xem thêm