Quan điểm của Hồ Chí Minh về các phương pháp xây dựng con người mới


ề xây dựng đời sống mới. Năm 1947 sau hơn một năm giành được chính quyền. Hồ Chí Minh hoàn thành hai tác phẩm Đời sống mới bút danh Tân Sinh và Sửa đổi lối Làm việc bút danh X.Y.Z. Nội dung hai tác phẩm bổ sung cho nhau nhằm xác định các tiêu chuẩn của con người mới của cán bộ, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ cách mạng mới - vừa kháng chiến vừa kiến quốc, nhiệm vụ của một Đảng cầm quyền.

Câu hỏi. Quan điểm của Hồ Chí Minh về các phương pháp xây dựng con người mới?

Trả lời:

Có nhiều cách thức xây dựng con người mới. Theo Hồ Chí Minh, xây dựng con người mới là bộ phận hợp thành

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội: trong thực hiện cần chú ý ba phương pháp sau:

Xây dựng đời sống mới để xây dựng con người mới.

+ Thi đua yêu nước để xây dựng con người mới.

+ Giáo dục - đào tạo con người mới.

Về xây dựng đời sống mới. Năm 1947 sau hơn một năm giành được chính quyền. Hồ Chí Minh hoàn thành hai tác phẩm Đời sống mới bút danh Tân Sinh và Sửa đổi lối Làm việc bút danh X.Y.Z. Nội dung hai tác phẩm bổ sung cho nhau nhằm xác định các tiêu chuẩn của con người mới của cán bộ, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ cách mạng mới - vừa kháng chiến vừa kiến quốc, nhiệm vụ của một Đảng cầm quyền. Đồng thời, nêu các phương pháp bồi dưỡng, đào tạo người Việt Nam mới thông qua hoạt động:

+ Xây dựng đời sống mới (ăn, mặc, ở, đi lại. làm việc), môi trường sống vệ sinh bảo vệ sức khỏe.

+ Chống giặc dốt,  nâng cao dân trí, xây dựng nền giáo dục dân chủ.

+ Giáo dục đạo đức công dân, xây dựng nền đạo đức cách mạng Việt Nam, chống chủ nghĩa cá nhân.

+ Xây dựng phương pháp làm việc khoa học, hiệu quả của cán bộ, đảng viên nói riêng và toàn dân nói chung.

Đặc biệt Sửa đổi lối làm việc góp phần to lớn vào việc giáo dục, cán bộ, đảng viên về tư tưởng, đạo đức, phương pháp và phong cách lêninnít dể họ trở thành người cán bộ cách mạng trung thành với sự nghiệp của Đảng và của nhân dân, góp phần đẩy mạnh kháng chiến và kiến quốc thắng lợi.

 -    Phát động phong trào thi đua yêu nước để rèn luyện, xây dựng con người mới. Trong lời kêu gọi Thi đua yêu nước. Hồ Chí Minh không trực tiếp đề cập đến vấn đề xây dựng con người mới trong phong trào thi đua. Song, trên thực tế chỉ đạo thực hiện phong trào và chủ đích thực sự của Người chính là: “ Mỗi người tốt, mỗi việc tốt là những bông hoa đẹp. Cả dân tộc ta là một rừng hoa đẹp”. Nghĩa là qua phong trào thi đua và trải qua rèn luyện, thử thách trong thi đua đã hình thành  mỗi người những việc tốt, phẩm chất tốt để hình thành một lớp người tốt, lớp người mới để “dân tộc ta là một rừng hoa đẹp". Điều này cũng đồng nghĩa với việc mỗi chúng ta muốn trở thành người tốt, trở thành người Việt Nam mới thì chỉ có gắn mình vào phong trào thi đua yêu nước sôi nổi và chính qua phong trào đó bản thân tự đánh giá, tự điều chỉnh để có nhiều việc tốt mà trở thành người tốt.

Bởi vì, đối với mỗi người cách mạng, mỗi người lao động chân chính, chắc không ai có thể tự cho mình đã có được trọn vẹn những tiêu chuẩn của con người mới và bản thân mình không có gì phải làm cho tốt đẹp hơn nữa. Thực ra, ở mỗi người đều có mặt mới mặt cũ, có cái tốt cái xấu. Vấn đề chỉ là ở chỗ mặt nào nhiều hơn và mỗi người phải phấn đấu sao cho những mặt tốt ngày càng nhiều hơn, những cái xấu ngày càng ít. Quá trình phấn đấu để trở thành người tốt, con người mới chính là quá trình đấu tranh để xóa bỏ cái cũ, cái xấu, xây dựng cái tốt, cái mới từ ít đến nhiều, từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Đó cũng chính là quá trình tham gia thi đua, tranh đua và hợp tác không ngừng vươn lên của mỗi người. Đó cũng là quá trình làm cho cái mới ngày càng trở thành phổ biến trong đông đảo những người lao động, trong toàn dân tộc, ngược lại làm cho cái cũ, cái xấu càng bị thu hẹp và mất dần đi trong đời sống xã hội chúng ta.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: ‘‘Lao động sáng tạo xã hội. Thi đua thì cải tạo con người”1. Và “Hiện nay ta mới có hàng vạn chiến sĩ thi đua, từ nay chúng ta phải có hàng triệu chiến sĩ thi đua”. Bởi vì: “Chiến sĩ thi đua là những con người mới, những người luôn luôn cố gắng thực hành cần, kiệm, liêm, chính, là những người tôi trung của nhân dân, con hiếu của Tổ quốc’’2.

Qua câu trích trên, Hồ Chí Minh đã đề cập tới tác dụng nhiều mặt của phong trào thi đua yêu nước trong việc xây dựng, phát triển các phẩm chất và năng lực của những con người mới Việt Nam. Trong thi đua yêu nước ai nấy phát huy được mọi khả năng của mình, sáng kiến xuất hiện trong công việc, người tài xuất hiện. Do đó thi đua cải tạo con người và phát triển tài năng của con người trong lao động, trong công việc tiến tới cải tạo xã hội làm cho xã hội tiến hóa, phát triển.

Như vậy, theo Hồ Chí Minh, thi đua yêu nước là một phương thức trong xây dựng con người Việt Nam mới, còn xây dựng con người mới là mục tiêu xét đến cùng của phong trào thi đua. Nói cách khác. Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò của phong trào thi đua yêu nước trong chiến lược xây dựng con người, thậm chí quan trọng đến mức “Thi đua là yêu nước. Yêu nước phải thi đua’’, nhưng đây chỉ là một phương thức chứ không phải là phương thức duy nhất trong chiến lược xây dựng con người Việt Nam mới, nó là động lực thúc đẩy quá trình.

-   Phát triển giáo dục - đào tạo, biện pháp quan trọng để xây dựng con người mới. Giáo dục là quá trình đào tạo, rèn luyện con người trở thành người lao động, thành các công dân đủ năng lực làm chủ - những con người Việt Nam phát triển đức, trí, thể, mỹ và có nghề thông qua việc dạy và học. Việc dạy và học không chỉ giới hạn trong các trường đào tạo, mà còn là quá trình tự học, tự đào tạo và đào tạo lại. học trong cuộc sống, học suốt đời. Trong giáo dục không chỉ dạy chữ, dạy nghề mà chủ yếu dạy làm người. Muốn vậy, cần chú ý mấy điểm sau:

+ Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện: đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học thực hiện “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hóa  giáo dục. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chuẩn quốc gia cho giáo dục. Xây dựng danh mục ngành nghề và chương trình phát triển nguồn nhân lực quốc gia. Tiếp tục đổi mới chương trình giáo dục. Tập trung đổi mới phương pháp dạy và học. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hoá trường, lớp học. Tiếp tục mở rộng quy mô giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp. Hoàn thiện hệ thống giáo dục theo hướng liên thông. Tạo điều kiện để duy trì, củng cố và phát triển các trường ngoài công lập. Tiếp tục triển khai Đề án xây dựng xã hội học tập. Lấy Hội khuyến học và các đoàn thể làm nòng cốt để thực hiện đề án này. Tổng kết, rút kinh nghiệm việc xây dựng các trung tâm học tập cộng đồng để tiếp tục phát triển có hiệu quả. Củng cố tăng cường phát triển hệ thống giáo dục cho người lớn. Xây dựng kênh giáo dục truyền hình và các nội dung giáo dục trên mạng để phát triển giáo dục từ xa.

+ Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, ưu tiên phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc, vùng khó khăn và giáo dục đối với trẻ em bị thiệt thòi.

+ Đẩy lùi những tiêu cực trong lĩnh vực giáo dục.

+ Nâng cao khả năng chủ động hội nhập quốc tế.

+ Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý giáo dục.

 


Bình chọn:
3 trên 5 phiếu
  • Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng thế hệ cách mạng cho đời sau

    Lịch sử là sự kế tục tiếp diễn giữa các thế hệ. Nhưng sự kế tục lịch sử bao hàm sự kế tục cách mạng lại đòi hỏi phải có sự chuẩn bị chủ động, tự giác và chắc chắn. Tiến trình phát triển, lịch sử vận động không theo một con đường thẳng. Những người cộng sản vốn ý thức được quy luật vận động của lịch sử thông qua hoạt động có ý thức của con người.

  • Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về quân sự

    Tư tưởng Hồ Chí Minh về quân sự là một bộ phận hữu cơ cực kỳ quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam. Đó không phải là tư tưởng thuần túy quân sự mà luôn luôn là tư tưởng quân sự chính trị. Tư tưởng quân sự xuất phát từ tư tưởng chính trị, quân sự gắn bó chặt chẽ với chính trị

  • Nội dung chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh về quân sự

    Người sớm chỉ rõ: “Chế độ thực dân, tự bản thân nó đã là một hành động bạo lực của kẻ mạnh đối với kẻ yếu rồi”[1]. Do đó 'Trong cuộc đấu tranh gian khổ chống kẻ thù của giai cấp và của dân tộc, cần dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền"

  • Nội dung cơ bản hoc tập, vận dụng, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta

    Tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam hành động của toàn Đảng, toàn dân ta trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh chính là học sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác 1 Lênin vào điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam, hình thành các luận điểm mới, cách làm mới trong cách mạng Việt Nam.

  • Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người và chiến lược “trồng người

    Hồ Chí Minh đã đưa ra một định nghĩa về người: “Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả loài người’”.

>> Xem thêm