Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết


Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết nằm trong nhận thức chung của cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh được tiếp cận về phương diện đoàn kết.

Câu hỏi. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh v đại đoàn kết?

Trả lời:

Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết nằm trong nhận thức chung của cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh được tiếp cận về phương diện đoàn kết.

Một là, những giá trị văn hóa truyền thông Việt Nam

Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã đắp bồi nên nhiều giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, tạo nên cốt cách của con người Việt Nam, một trong những cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết.

Giá trị hàng đầu của văn hóa Việt Nam là chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đoàn kết, cố kết cộng đồng. Tình cảm tự nhiên của con người Việt Nam là: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương. Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Triết lý nhân sinh của dân tộc: “Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Tư duy chính trị được phản ánh: “Nước mất thì nhà tan. Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”.

Văn hóa Việt Nam lấy nhân nghĩa làm gốc, lấy đại nghĩa thắng hung tàn, đem chí nhân thay cường bạo. Đó là nền văn hóa trọng đạo lý làm người, đề cao trách nhiệm cá nhân với cộng đồng mà hàng đầu là bổn phận đối với Tổ quốc.

Văn hóa Việt Nam “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc", hướng về dân, lấy dân làm gốc, “Chở thuyền là dân, lật thuyền là dân. Lật thuyền mới biết dân như nước”. Lịch sử Việt Nam đã từng chứng kiến “Hội nghị Diên Hồng”, những kiểu “tập hợp bốn phương manh lệ”, “Phụ tử trên dưới một lòng, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào”.

Văn hóa Việt Nam là nền vãn hóa khoan dung hòa hợp. hòa đồng. Điểm này có nguồn gốc từ cội rễ của văn hóa Việt Nam là mọi người Việt Nam cỗi gốc tích, tổ tiên chung. Điều này đã được Hồ Chí Minh nhiều lần nhấn mạnh khi nói về con Lạc cháu Hồng, con Rồng cháu Tiên. Người nhấn mạnh:

“Dân ta phải biết sử ta,

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.

Kể năm hơn bốn ngàn năm,

Tổ tiên rực rỡ, anh em thuận hòa.

Hồng Bàng là tổ nước ta.

Nước ta lúc đó gọi là Văn Lang”.

Hai là, tinh hoa văn hóa phương Đông, phương Tây

Văn hóa phương Đông trong đó có Nho giáo, Phật giáo, bên cạnh nhiều điều không hợp lý, có nhiều điểm tích cực.

Chẳng hạn thuyết Đại đồng và tư tưởng bình đẳng về tài sản của Nho giáo. Theo Khổng Tử, “thiên hạ sẽ thái bình khi thế giới đại đồng. Người ta không sợ thiếu chỉ sợ có không đều”. Quan điểm "nước lấy dân làm gốc" (quốc dĩ dân vi bản) là của Nho giáo. Trong Phật giáo cũng có những điểm hay. Ví dụ tư tưởng “đại từ, đại bi, cứu khổ cứu nạn”, “cầu đồng tồn dị” (tìm cái chung chế ngự cái khác biệt) mang sức mạnh đoàn kết.

Văn hóa phương Tây được Hồ Chí Minh khai thác ngay từ lúc còn học trên ghế Trường Quốc học. Sau này trong ba mươi năm hoạt động ở nước ngoài. Người đã chọn lọc những hạt nhân hợp lý trong Tuyên ngôn độc lập của cách mạng tư sản Mỹ. trong Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền từ cách mạng, tư sản Pháp. Người đã học được tư tưởng, phong cách dân chủ phương Tây, khai thác tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, chủ nghĩa nhân văn từ các triết gia tư sản trong Thế kỷ ánh sáng. Giá trị văn hóa phương Tây đã góp phần làm giàu trí tuệ Hồ Chí Minh.

Ba là, tư tưởng đoàn kết trong học thuyết Mác - Lênin

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 là minh chứng hùng hồn cho tính đúng đắn của tư tưởng đoàn kết trong học thuyết Mac - Lênin. Cách mạng Nga chỉ ra rằng cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, nhân dân là người làm nên lịch sử. Giai cấp vô sản lãnh đạo cách mạng phải đi từ chiến lược “giai cấp vô sản tất cả các nước đoàn kết lại!” tới chiến lược “giai cấp vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại!”. Đoàn kết trong học thuyết Mác - Lênin lấy giai cấp công nhân và nông dân làm nền tảng, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh quốc tế. Lênin là tấm gương sáng chói về thực hành đoàn kết, đoàn kết trong nước, đoàn kết quốc tế. hiện thân cho tình anh em bốn bể. Có thể nói những quan điểm đoàn kết trong học thuyết Mác - Lênin là cơ sở tư tưởng lý luận quan trọng nhất, bởi nó không chỉ trang bị thế giới quan, phương pháp luận, mà còn chỉ ra những phương hướng rõ ràng trong quá trình thực hiện đoàn kết.

Bốn là, cơ sở thưc tiễn của cách mạng Việt Nam và thế giới

Ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã phân tích nguyên nhân thất bại của các cuộc đấu tranh trong nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Dưới ngọn cờ Cần Vương và các sĩ phu yêu nước đầu thế kỷ XX, phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam chưa thật sự có đường lối đúng đắn, có tổ chức chặt chẽ, có đoàn kết rộng rãi. Hồ Chí Minh rút ra rằng đã làm cách mạng, dù là cách mạng tư sản như cách mạng Mỹ 1776, cách mạng tư sản Pháp 1789 hay vô sản, thì điều chủ chốt là “dân chúng công nông là gốc cách mạng. Cách mạng thì có tổ chức rất vững bền mới thành công. Đàn bà trẻ con cũng giúp làm việc cách mạng được nhiều. Dân khí mạnh thì quân lính nào, súng ống nào cũng không chống lại”.

Phong trào giải phóng dân tộc ở các thuộc địa trên thế giới chưa giành được thắng lợi không phải vì thiếu lòng yêu nước, căm thù bọn xâm lược, mà thiếu lực lượng lãnh đạo, thiếu tổ chức, chưa biết đoàn kết phạm vi trong nước và trên thế giới. Vì vậy, muốn giành được thắng lợi như cách mạng Nga năm 1917 thì phải dân chúng công nông làm gốc, phải có đảng vững bền, phải bền gan, phải hy sinh, phải thống nhất.

Năm là, phẩm chất cá nhân Hồ Chí Minh

Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết. cùng với những nội dung về lý luận tư tưởng, phải kể tới những phẩm chất cá nhân Hồ Chí Minh trên các phương diện đạo đức, trí tuệ, bản lĩnh. Hồ Chí Minh là lãnh tụ quyết tâm suốt đời hết lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân, đến khi phải từ biệt thế giới này, không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa. Người thương dân, trọng dân, kính dân, tin tưởng nhân dân: hiểu rõ dân tình, dân tâm, dân ý, chú trọng tới dân quyền, dân sinh, dân trí, dân chủ. Vì vậy. Người được dân tin, dân phục, dân yêu.

Lòng thương yêu nhân dân là điểm tựa cho mọi sáng tạo của Hồ Chí Minh trong việc tổ chức và thực hiện nhiệm vụ đoàn kết dân tộc.


Bình chọn:
3.6 trên 8 phiếu
  • Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc

    Trước hết, Hồ Chí Minh nhận thức rõ vị trí, vai trò của đoàn kết trong sự nghiệp cách mạng. Đoàn kết trong tư tưởng Hồ Chí Minh không phải là một thủ đoạn chính trị nhất thời, sách lược mà là một chiến lược. Theo Người, “đoàn kết là lẽ sinh tồn của dân tộc Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do.

  • Quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ

    Toàn bộ di sản Hồ Chí Minh xét cho cùng là những di sản văn hóa, trong đó một giá trị to lớn, đáng tự hào là dân chủ. Hồ Chí Minh là nhà dân chủ nổi bật ở Việt Nam thế kỷ XX. Dưới sự lãnh đạo của Người, dân tộc Việt Nam từ thân phận nô lệ thành người chủ, làm chủ đất nước, xã hội và bản thân. Hồ Chí Minh không những xây dựng một hệ thống quan điểm dân chủ mà còn ra sức thực hành dân chủ.

  • Quan điểm của Hồ Chí Minh về nội dung dân chủ trong các lĩnh vực đời sống xã hội

    Dân chủ trong quan niệm Hồ Chí Minh được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội như chính trị. kinh tế, văn hóa, xã hội... mà hạt nhân là quyền con người, quyền công dân.

  • Quan điểm của Hồ Chí Minh về phương pháp và các điều kiện bảo đảm thực hành dân chủ ở nước ta

    Trước hết, xây dựng và hoàn thiện chế độ dân chủ rộng rãi. Ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, ngày 3-9-1945. trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ trong 6 nhiệm vụ cấp bách.

  • Giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết

    Khi nói về đại đoàn kết chủ yếu là bàn tới đại đoàn kết dân tộc với một hàm ý đoàn kết lớn. đoàn kết rộng, đoàn kết sâu sắc, bền vững. Trong phạm vi quốc tế, thông thường chỉ nói tới đoàn kết ít hoặc không nói đại đoàn kết. Vì vậy, vấn đề đặt ra ở đây chủ yếu ở phạm vi dân tộc.

>> Xem thêm