Vai trò của đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng


Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, trong thời đại mới, để đánh bại các thế lực đế quốc thực dân nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người, nếu chỉ có tinh thần yêu nước thì chưa đủ; cách mạng muốn thành công và thành công đến nơi, phải tập hợp đươc tất cả mọi lực lượng có thể tập hợp,

Vai trò của đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng

a) Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng

Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, trong thời đại mới, để đánh bại các thế lực đế quốc thực dân nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người, nếu chỉ có tinh thần yêu nước thì chưa đủ; cách mạng muốn thành công và thành công đến nơi, phải tập hợp đươc tất cả mọi lực lượng có thể tập hợp, xây dựng được khối đại đoàn kết dân tộc bền vững. Chính vì vậy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, cơ bản, nhất quán và lâu dài, xuyên suốt tiến trình cách mạng.

Để quy tụ được mọi lực lượng vào khối đại đoàn kết toàn dân, cần phải có chính sách và phương pháp phù hợp với rừng đối tượng. Trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng, trước những yêu cầu và nhiệm vụ khác nhau, chính sách và phương pháp tập hợp có thể và cần thiết phải điều chỉnh cho phù hợp với từng đối tượng khác nhau, đoàn kết dân tộc phải luôn luôn được nhận thức là vấn đề sống còn, quyết định thành bại của cách mạng.

Chính sách mặt trận của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra là để thực hiện đoàn kết dân tộc. Nhờ tư tưởng nhất quán và chính sách mặt trận đúng đắn. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng thành công khối đại đoàn kết dân tộc, đưa cách mạng Việt Nam dành được nhiều thắng lợi to lớn. Hồ Chí Minh viết: "Đoàn kết trong Mặt trận Việt Minh, nhân dân ta đã làm Cách mạng Tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Đoàn kết trong Mặt trận Liên Việt, nhân dân ta đã kháng chiến thắng lợi, lập lại hòa bình ở Đông Dương, hoàn toàn giải phóng miền Bắc

Đoàn kết trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhân dân ta đã giành được thắng lợi trong công cuộc khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa và trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc"1.

Từ thực tiễn, như vậy, Hồ Chí Minh đã khái quát thành nhiều luận điểm có tính chân lý về vai trò của khối đại đoàn kết:

Đoàn kết làm ra sức mạnh. Hồ Chí Minh rất nhiều lần nhấn mạnh luận điểm này. Người viết: "Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta. Đoàn kết chặt chẽ, thì chúng ta nhất định có thể khắc phục mọi khó khăn, phát triển mọi thuận lợi và làm tròn nhiệm vụ nhân dân giao phó"1; "Đoàn kết là một lực lượng vô địch của chúng ta để khắc phục khó khăn, giành lấy thắng lợi":; "Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là thắng lợi" ’ "Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công"[1]...

"Bây giờ còn một điểm rất quan trọng, cũng là điểm mẹ, Điểm này mà thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt: Đó là đoàn kết"

"Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết,

Thành công, thành công, đại thành công"*'...

b) Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dân tộc

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước nhân nghĩa - đoàn kết là sức mạnh, là mạch nguồn của mọi thắng lợi. Do đó, đại đoàn kết dân tộc phải được xác định là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, phải được quán triệt trong tất cả mọi lĩnh vực, từ đường lối, chủ trương, chính sách tới hoạt động thực tiễn của Đảng. Trong lời kết thúc buổi ra mắt của Đảng Lao động Việt Nam ngày 3-3-1951, Hồ Chí Minh đã thay mặt Đảng tuyên bố trước toàn thể dân tộc: "Mục đích của Đảng Lao động Việt Nam có thể gồm trong 8 chữ là: Đoàn kết toàn dân, phụng sự Tổ quốc”. Để thực hiện mục tiêu này, Người thường xuyên nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải thấm nhuần quan điểm quần chúng, phải gần gũi quần chúng, lắng nghe quần chúng; vận động, tổ chức và giáo dục quần chúng, coi sức mạnh của cách mạng là ở nơi quần chúng; phải thấm nhuần lời dạy "dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong".

Đại đoàn kết dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, đồng thời cũng là nhiệm vụ hàng đầu của mọi giai đoạn cách mạng. Nhấn mạnh vấn đề này là nhấn mạnh tới vai trò của thực lực cách mạng. Bởi vì, cách mạng muốn thành công nếu chỉ có đường lối đúng thì chưa đủ, mà trên cơ sở của đường lối đúng, Đảng phải cụ thể hóa thành những mục tiêu, nhiệm vụ và phương pháp cách mạng phù hợp với từng giai đoạn lịch sử để lôi kéo, tập hợp quần chúng, tạo thực lực cho cách mạng. Thực lực đó chính là khối đại đoàn kết dân tộc. Năm 1963, khi nói chuyện với cán bộ tuyên truyền và huấn luyện miền núi về cách mạng xã hội chủ nghĩa, Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Trước Cách mạng Tháng Tám và trong kháng chiến, thì nhiệm vụ tuyên huấn là làm cho đồng bào các dân tộc hiểu được mấy việc: Một là đoàn kết. Hai là làm cách mạng hay kháng chiến để đòi độc lập. Chỉ đơn giản thế thôi Bây giờ mục đích của tuyên truyền huấn luyện là: Một là đoàn kết Hai là xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ba là đấu tranh thống nhất nước nhà"1.

Hồ Chí Minh còn chỉ ra rằng, đại đoàn kết dân tộc không phải chỉ là mục tiêu của Đảng, mà còn là nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc. Bởi vì cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, phải do quần chúng, vì quần chúng. Từ trong phong trào đấu tranh để tự giải phóng và xây dựng xã hội mới tốt đẹp, quần chúng nảy sinh nhu cầu đoàn kết và sự hợp tác. Đảng Cộng sản phải có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp, hướng dẫn quần chúng, chuyển những nhu cầu, những đòi hỏi khách quan, tự phát của quần chúng thành những đòi hỏi tự giác, thành hiện thực có tổ chức trong khối đại đoàn kết, tạo thành sức mạnh tổng hợp trong cuộc đấu tranh vì độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân và hạnh phúc cho con người.


Bình chọn:
4 trên 29 phiếu
  • Lực lượng đại đoàn kết dân tộc

    Đứng trên lập trường giai cấp công nhân và quan điểm quần chúng, Hồ Chí Minh đã đề cập vấn đề DÂN và NHÂN DÂN một cách rõ ràng, toàn diện, có sức thuyết phục, tha phục lòng người. Các khái niệm này có biên độ rất rộng lớn. Hồ Chí Minh thường dùng khái niệm này để chỉ "mọi con dân nước Việt"

  • Hình thức tổ chức khối đại đoàn kết dân tộc

    Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc không thể chỉ dừng lại ở quan niệm, ở những lời kêu gọi, những lời hiệu triệu mà phải trở thành một chiến lược cách mạng, phải trở thành khẩu hiệu hành động của toàn Đảng, toàn dân tộc. Nó phải biến thành sức mạnh vật chất, trở thành lực lượng vật chất có tổ chức. Tổ chức đó chính là mặt trận dân tộc thống nhất.

  • Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết

    Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết nằm trong nhận thức chung của cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh được tiếp cận về phương diện đoàn kết.

  • Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc

    Trước hết, Hồ Chí Minh nhận thức rõ vị trí, vai trò của đoàn kết trong sự nghiệp cách mạng. Đoàn kết trong tư tưởng Hồ Chí Minh không phải là một thủ đoạn chính trị nhất thời, sách lược mà là một chiến lược. Theo Người, “đoàn kết là lẽ sinh tồn của dân tộc Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do.

  • Quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ

    Toàn bộ di sản Hồ Chí Minh xét cho cùng là những di sản văn hóa, trong đó một giá trị to lớn, đáng tự hào là dân chủ. Hồ Chí Minh là nhà dân chủ nổi bật ở Việt Nam thế kỷ XX. Dưới sự lãnh đạo của Người, dân tộc Việt Nam từ thân phận nô lệ thành người chủ, làm chủ đất nước, xã hội và bản thân. Hồ Chí Minh không những xây dựng một hệ thống quan điểm dân chủ mà còn ra sức thực hành dân chủ.

>> Xem thêm