Giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam


Chủ tịch Hồ Chí Minh có hai cống hiến quan trọng đối với Đảng Cộng sản Việt Nam. Một là Người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Hai là Người xây dựng Đảng vững mạnh... Sự nghiệp của Hồ Chí Minh đối với Đảng Cộng sản Việt Nam để lại những giá trị lớn về lý luận và thực tiễn.

Câu hỏi. Giá tri lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam?

Trả lời:

Chủ tịch Hồ Chí Minh có hai cống hiến quan trọng đối với Đảng Cộng sản Việt Nam. Một là Người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Hai là Người xây dựng Đảng vững mạnh... Sự nghiệp của Hồ Chí Minh đối với Đảng Cộng sản Việt Nam để lại những giá trị lớn về lý luận và thực tiễn.

Về giá trị lý luận phải được nhìn nhận trên hai mặt đối với chủ nghĩa Mác - Lênin và đối vói Đảng ta.

Trước hết, Hồ Chí Minh góp vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về quy luật hình thành Đảng. Theo học thuyết Mác Lênin thì Đảng Cộng sản ra đời chỉ cần hai yếu tố là đủ, đó là chủ nghĩa Mác và phong trào công nhân. Điều này chỉ phù hợp trong hoàn cảnh nước Nga và ở các nước tư bản phát triển. Nghiên cứu đặc điểm các nước thuộc địa, kinh tế nông nghiệp lạc hậu, thành phần công nhân ít. Hồ Chí Minh tổng kết thành quy luật ra đời Đảng ở các nước như Việt Nam gồm ba yếu tố: chủ nghĩa Mác – Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước.

Cũng nhận thức rõ hoàn cảnh Việt Nam, nơi ngự trị hàng ngàn năm của chế độ phong kiến chuyên chế và gần trăm năm của chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, con người mang tư duy tiểu nông của một nước văn minh nông nghiệp. Hồ Chí Minh từ sớm đã cảnh báo những nguy cơ của Đảng cầm quvền. Người đã chỉ ra hàng trăm căn bệnh do chủ nghĩa cá nhân đẻ ra. Từ đó Hồ Chí Minh đã có những cống hiến quan trọng trong công tác xây dựng Đảng.

Về mặt tổng thể. Hồ Chí Minh tuân thủ các nguyên tắc xây dựng Đảng theo học thuyết Đảng kiểu mới của Lênin như: nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình, tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách: Người cũng bàn tới xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức.... Nhưng xuất phát từ điều kiện cụ thể của Việt Nam. Hồ Chí Minh nhấn mạnh mặt này, mặt kia. Cụ thể Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới vấn đề thực hành dân chủ rộng rãi trong Đảng. Người chú trọng vấn đề tự phê bình và phê bình. Cùng với nhiều nội dung khác, Hồ Chí Minh rất quan tâm tới những vấn đề văn hóa và đạo đức trong xây dựng Đảng. Theo Hồ Chí Minh, xây dựng văn hóa, đạo đức trong Đảng được coi là vấn đề có ý nghĩa quyết định chất lượng của cơ sở đảng... Những vấn đề đó không xa rời tính phổ biến công tác xây dựng Đảng Cộng sản nói chung, lại rất phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam vừa thoát thai từ một chế độ phong kiến hàng ngàn năm.

So với học thuyết Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng có giá trị lớn khi giải quyết vấn đề này trong điều kiện Đảng cầm quyền. Hồ Chí Minh đã bàn tới các vấn đề có giá trị lớn về lý luận, như Đảng cầm quyền vừa là người lãnh đạo vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân, lãnh đạo là làm đầy tớ của dân: mục tiêu, lý tưởng của Đảng: về mối quan hệ giữa Đảng với dân. Đảng cầm quyền, dân là chủ...

Điều đặc biệt là Hồ Chí Minh, trên nền tảng trung thành với lý luận của chủ nghĩa M.AC - Lênin về bản chất, giai cấp công nhân của Đảng, nhưng Người có sự bổ sung rất quan trọng trong cách tiếp cận sáng tạo về bản chất giai cấp công nhân trong điều kiện các nước mà giai cấp công nhân chiếm tỷ lệ nhỏ. Lý luận soi sáng của Hồ Chí Minh là “nghe người ta nói giai cấp đấu tranh, mình cũng ra khẩu hiệu giai cấp đấu tranh, mà không xét hoàn cảnh nước mình thế nào để làm cho đúng’’. Từ đó, Người đã thể hiện được sự thống nhất biện chứng giữa bản chất giai cấp công nhân với tính dân tộc, tính nhân dân sâu sắc.

Đối với Đảng ta, tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành rường cột trong đường lối xây dựng Đảng. Từ sau khi Hồ Chí Minh qua đời đặc biệt trong công cuộc đổi mới. Đảng ta từng bước trở lại đích thực quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng. Cụ thể, trong nhiệm vụ xây dựng, đổi mới, chỉnh đốn Đảng hiện nay. Đảng ta quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng trên một số lĩnh vực chính sau:

-  Nâng cao bản lĩnh chính trị và trình độ trí tuệ của Đảng. Kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

-   Kiện toàn và đổi mới hoạt động của tổ chức cơ sở đảng nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên.

-  Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng: tăng cường quan hệ gắn bó giữa Đảng với nhân dân: nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát.

- Đổi mới tổ chức, bộ máy và công tác cán bộ.

- Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.

Về giá trị thực tiễn: Điều trước tiên cần phải ghi nhận là tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng đã góp phần quan trọng vào công tác xây dựng Đảng khi Người còn sống cũng như khi đã đi xa. Hơn 40 năm qua sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, thực hiện Di chúc thiêng liêng của Bác. Đảng ta đã từng bước đổi mới, tự chỉnh đốn về tất cả các mặt và đã thu được một số kết quả đáng khích lệ. Từ Đại hội X. Đảng ta khẳng định nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Tuy nhiên, so với yêu cầu của cách mạng trong bối cảnh mới của thế giới thì nhiệm vụ xây dựng Đảng còn rất nặng nề. Nhưng chúng ta tin tưởng rằng, với di sản Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng ta nhất định sẽ đạt nhiều kết quả tốt đẹp trong công tác xây dựng Đảng trong thời gian tới.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4 trên 14 phiếu
  • Cơ sở lý luận và thực tiễn hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam

    Cơ sở lý luận: Tư tưởng Hồ Chi Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam có cơ sở từ lý luận từ chủ nghĩa Mác - Lênin về Đảng Cộng sản, đặc biệt là học thuyết về Đảng kiểu mới của V.I. Lênin.

  • Kết Luận - Chương IV

    Hồ Chí Minh là người sáng lập đồng thời là người giáo dục và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam trong gần 40 năm. Từ nhu cầu giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã kết hợp chặt chẽ giữa nhận thức lý luận và hoạt động, tổng kết thực tiễn, xác lập nên một hệ thống các quan điểm

  • Nội dung công tác xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam

    Để đạt mục tiêu cách mạng, Hồ Chí Minh chỉ rõ: phải dựa vào lý luận cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin. Khi huấn luyện cho cán bộ cách mạng từ năm 1925 đến năm 1927, Hồ Chí Minh khẳng định:"Đảng muốn vừng thi phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu

  • Xây dựng Đảng - Quy luật tồn tại và phát triển của Đảng

    Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam trong sạch, vững mạnh chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong toàn bộ di sản tư tưởng của Người. Người liên tục đề cập vấn đề xây dựng Đảng và hình thành một hệ thống các luận điểm mang tính nhất quán.