Quan điểm của Hồ Chí Minh về phương pháp và các điều kiện bảo đảm thực hành dân chủ ở nước ta


Trước hết, xây dựng và hoàn thiện chế độ dân chủ rộng rãi. Ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, ngày 3-9-1945. trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ trong 6 nhiệm vụ cấp bách.

Câu hỏi. Quan điểm của Hồ Chí Minh về phương pháp và các điều kiện bảo đảm thực hành dân chủ ở nước ta?

Trả lời:

Dân chủ là một thiết chế xã hội gồm nhân dân và chính quyền. Vì vậy phải có phương pháp và các điều kiện để thực hành dân chủ.

Trước hết, xây dựng và hoàn thiện chế độ dân chủ rộng rãi. Ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, ngày 3-9-1945. trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ trong 6 nhiệm vụ cấp bách. Hồ Chí Minh đã đề nghị phải có một hiến pháp dân chủ. Hiến pháp là đạo luật cơ bản thể hiện và bảo đảm việc thực thi dân chủ. Hiến pháp năm 1946, bàn Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thể hiện rõ nét tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh. Hiến pháp 1946 đặt cơ sở pháp lý đầu tiên cho việc thực hiện quyền lực của nhân dân. Điều 1 Hiến pháp 1946 ghi rõ: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”[1]. Điều 6 ghi: “Tất cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện: chính trị. kinh tế, văn hóa”[2].

Tiếp sau Hiến pháp 1946 là Hiến pháp 1959. một lần nữa khẳng định quan điểm bảo đảm dân chủ trong việc xác lập quyền lực của nhân dân. Trong lời nói đầu của Hiến pháp 1959 có ghi: "Hiến pháp mới quy định trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan Nhà nước, quyền lợi và nghĩa vụ của công dân nhằm phát huy sức sáng tạo to lớn của nhân dân ta trong công cuộc xây dựng nước nhà thống nhất và bảo vệ Tổ quốc”'. “Tất cả quyền lực trong nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đều thuộc về nhân dân” (Điều 4). “Tất cả các: cơ quan Nhà nước đều phải dựa vào nhân dân liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân. Tất cả các nhân viên cơ quan Nhà nước đều phải trung thành với chế độ dân chủ nhân dân, tuân theo Hiến pháp và pháp luật, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân”5 (Điều 6).

Hồ Chí Minh chú trọng bảo đảm quvền lực của tất cả các tầng lớp nhân dân trong xã hội. Công nhân có quyền làm chủ xí nghiệp, làm chủ tư liệu sản xuất, làm chủ quản lý, phân phối sản phẩm. Nông dân phải thật sự nắm chính quyền ở nông thôn thi mới có dân chủ thật sự. Trí thức có vai trò lớn trong cả tiến trình cách mạng. Các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ. Nhà nước có nhiệm vụ giữ gìn và phát triển sự đoàn kết giữa các dân tộc.

Thứ hai, xây dựng tổ chức Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể chính trị- xã hội vững mạnh để bảo đảm dân chủ trong xã hội.

Vai trò của Đảng trong việc thực hiện dân chủ ở nước ta là vai trò của tổ chức lãnh đạo, tổ chức cầm quyền. Từ năm 1940 trở đi. Đảng lãnh đạo xã hội. lãnh đạo Nhà nước và các đoàn thể chính trị xã hội để đạt được mục tiêu cách mạng mà Đảng đã ghi trên lá cờ của mình từ khi ra đời là độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Để giữ được vai trò lãnh đạo. Đảng phải bảo đảm và phát huy dân chủ rộng rãi trong Đảng. Đây là yếu tố quyết định tính chất và trình độ dân chủ trong xã hội. Bởi vì quyền lãnh đạo của Đảng là do giai cấp công nhân dân và nhân dân ủy quyền. Đảng là đội tiên phong, hạt nhân chính trị của toàn xã hội, bộ phận ưu tú nhất của dân tộc.

Trong điều kiện Đảng cầm quyền, Nhà nước đóng một vai trò quan trọng trong việc thực hiện chức năng quản lý xã hội. Nhà nước vừa thể hiện, thực thi ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, vừa thể chế hóa, cụ thể hóa toàn bộ nội dung dân chủ của chế độ. Nhà nước của dân do dân và vì dân, nên nhân dân làm chủ bằng Nhà nước, thông qua Nhà nước. Xây dựng Nhà nước gắn với xây dựng Đảng mà trước hết là bảo đảm Nhà nước giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân. Nhà nước đó phải của khối đại đoàn kết toàn dân, lấy liên minh giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức làm nền tảng. Nhà nước phải luôn luôn là một tổ chức trong sạch, vững mạnh, chống tiêu cực và sự quan liêu hóa bộ máy Nhà nước. Muốn như vậy, đội ngũ cán bộ công chức đóng vai trò quan trọng. Họ phải là những người vừa có đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư vừa là những người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng “làm nghề gì cũng phải học; làm nghề gì giỏi nghề ấy”.

Tổ chức Mặt trận và các đoàn thể nhân dân thể hiện quyền làm chủ của nhân dân và tham gia quản lý xã hội. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (mỗi giai đoạn có tên gọi khác nhau) và các tổ chức thành viên là cơ sở chính quyền nhân dân phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân cùng Nhà nước chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức nhà nước. Nhà nước tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên hoạt động có hiệu quả, trong đó đặc biệt chú trọng vấn đề thực hành dân chủ

Tóm lại, hoạt động của Nhà nước. Đảng và Mặt trận có một mục tiêu chung là đạt tới trình độ dân chủ cao, dân chủ xã hội chủ nghĩa. Bởi vì chỉ khi đạt tới một trình độ dân chủ như vậy thì mới trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội và sự phát triển của đất nước cũng hướng tới một nền dân chủ cao.

 


Bình chọn:
3.7 trên 3 phiếu
  • Giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết

    Khi nói về đại đoàn kết chủ yếu là bàn tới đại đoàn kết dân tộc với một hàm ý đoàn kết lớn. đoàn kết rộng, đoàn kết sâu sắc, bền vững. Trong phạm vi quốc tế, thông thường chỉ nói tới đoàn kết ít hoặc không nói đại đoàn kết. Vì vậy, vấn đề đặt ra ở đây chủ yếu ở phạm vi dân tộc.

  • Quan điểm của Hồ Chí Minh về nội dung dân chủ trong các lĩnh vực đời sống xã hội

    Dân chủ trong quan niệm Hồ Chí Minh được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội như chính trị. kinh tế, văn hóa, xã hội... mà hạt nhân là quyền con người, quyền công dân.

  • Quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ

    Toàn bộ di sản Hồ Chí Minh xét cho cùng là những di sản văn hóa, trong đó một giá trị to lớn, đáng tự hào là dân chủ. Hồ Chí Minh là nhà dân chủ nổi bật ở Việt Nam thế kỷ XX. Dưới sự lãnh đạo của Người, dân tộc Việt Nam từ thân phận nô lệ thành người chủ, làm chủ đất nước, xã hội và bản thân. Hồ Chí Minh không những xây dựng một hệ thống quan điểm dân chủ mà còn ra sức thực hành dân chủ.

  • Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc

    Trước hết, Hồ Chí Minh nhận thức rõ vị trí, vai trò của đoàn kết trong sự nghiệp cách mạng. Đoàn kết trong tư tưởng Hồ Chí Minh không phải là một thủ đoạn chính trị nhất thời, sách lược mà là một chiến lược. Theo Người, “đoàn kết là lẽ sinh tồn của dân tộc Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do.

  • Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết

    Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết nằm trong nhận thức chung của cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh được tiếp cận về phương diện đoàn kết.

>> Xem thêm