Trình bày ngắn gọn nội dung từng tập thơ của Tố Hữu - Ngữ Văn 12>
Tập thơ “Từ ấy” (1937-1946): tập thơ gồm ba phần tương ứng với ba chặng đường thơ trong mười năm hoạt động của Tố Hữu:
Đề bài
Trình bày ngắn gọn nội dung từng tập thơ của Tố Hữu
Lời giải chi tiết
a. Tập thơ “Từ ấy” (1937-1946): tập thơ gồm ba phần tương ứng với ba chặng đường thơ trong mười năm hoạt động của Tố Hữu:
- Máu lửa: ca ngợi lý tưởng và kêu gọi quần chúng bị áp bức đứng lên đấu tranh.
- Xiềng xích: ghi lại những cuộc đấu tranh gay go của những chiến sĩ Cách mạng trong nhà tù thực dân. Thể hiện sự trưởng thành vững vàng của người thanh niên Cách mạng qua thử thách bộc lộ một tâm hồn yêu đời tha thiết.
- Giải phóng: thể hiện niềm vui chiến thắng, ca ngợi Cách mạng thành công.
b. Tập thơ “Việt Bắc” (1947-1954): là chặng đường thơ của Tố Hữu trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Tập thơ ca ngợi cuộc kháng chiến, con người kháng chiến, đồng thời phản ánh những gian lao, lòng anh dũng của quân và dân ta. Sự trưởng thành của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ đã đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi (Cả nước, Lên Tây Bắc, Việt Bắc, Bầm ơi, Lượm…)
c. Tập thơ “Gió lộng” (1955-1961): là tiếng hát ca ngợi cuộc sống mới Xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và bộc lộ tình cảm tha thiết với miền Nam, đồng thời thể hiện ý chí thống nhất đất nước, tình cảm quốc tế vô sản với các dân tộc anh em trong niềm vui, Tố Hữu không quên nhớ về quá khứ để thấm thía những khổ đau của ông cha (Mùa thu tới, Ba mươi năm đời ta có Đảng, Quê mẹ…)
d. Tập thơ “Ra trận” (1962-1971) và “Máu và hoa” (1972-1977): là hai tập thơ ra đời trong thời kì cả nước chiến đấu kiên cường, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Cả hai tập thơ khẳng định phẩm chất con người Việt Nam, đồng thời là khúc ca khải hoàn kết thúc cuộc chiến đấu, Bắc Nam một nhà, non song liền một dải (Tiếng hát sang xuân, Nước non ngàn dặm)
e. Tập thơ “Một tiếng đờn” (1992) và “Ta với ta” (1999): viết trong thời kì sau chiến thắng 1975 chan chứa niềm vui, biểu lộ những chiêm nghiệm và suy nghĩ sâu sắc trước cuộc đời, giọng thơ vì thế trầm lắng ,thấm đượm chất suy tư. Điều đáng trân trọng đó là: trước sau Tố Hữu vẫn kiên định niềm tin vào lý tưởng và con đường Cách mạng.
Loigiaihay.com
Các bài khác cùng chuyên mục
- Viết đoạn văn nghị luận về hạnh phúc
- Viết đoạn văn nghị luận về sự đố kị
- Viết đoạn văn nghị luận về câu nói "Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường"
- Viết đoạn văn nghị luận về câu nói "Có những người không dám bước đi vì sợ gãy chân, nhưng sợ gãy chân mà không dám bước đi thì khác nào chân đã gãy"
- Viết đoạn văn nghị luận về "Đừng sống theo điều ta ước muốn, hãy sống theo điều ta có thể"
- Viết đoạn văn nghị luận về hạnh phúc
- Viết đoạn văn nghị luận về sự đố kị
- Viết đoạn văn nghị luận về câu nói "Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường"
- Viết đoạn văn nghị luận về câu nói "Có những người không dám bước đi vì sợ gãy chân, nhưng sợ gãy chân mà không dám bước đi thì khác nào chân đã gãy"
- Viết đoạn văn nghị luận về "Đừng sống theo điều ta ước muốn, hãy sống theo điều ta có thể"